Tại sao nhà nhiều rết

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > GÓC DÀNH CHO MẸ > Nội trợ, Mẹo vặt >

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi changco_gidau, 30/8/2013.

Tags:

Trang 1 của 2 trang

1 2 Tiếp >

Có hơn 2.000 loài rết trên trái đất, phần lớn chúng chỉ sống ngoài trời. Đôi khi chúng cũng mạo hiểm tiến vào nhà, nhất là trong những tháng thời tiết lạnh. Tuy rết khá vô hại đối với con người và giúp tiêu diệt nhện cũng như côn trùng quanh nhà, vết cắn của rết lại có độc, hơn nữa chúng cũng chẳng phải là những vị khách hào hoa phong nhã gì cho lắm. Nếu bạn muốn biết làm sao để loại bỏ rết một lần và mãi mãi thì sau đây là cách thực hiện.

  1. 1

    Giết rết ngay khi nhìn thấy! Những chiếc chân dài quái đản của rết giúp chúng bò rất nhanh, do đó bạn phải hành động nhanh gọn. Thông thường rết không tràn vào nhà với số lượng lớn, vì vậy bạn có thể giải quyết vấn đề này chỉ bằng cách giẫm mạnh lên hoặc xịt thuốc diệt côn trùng vào những con rết mà bạn nhìn thấy. Nếu bạn sợ cả việc đến gần rết thì thậm chí máy hút bụi cũng chẳng giúp ích gì.

    • Nếu không muốn giết con rết, bạn có thể thử bắt nó bỏ vào lọ và đem thả ra ngoài, nhưng việc này dễ dẫn đến thảm cảnh chủ nhà kêu thất thanh, chiếc lọ thì bị vỡ và con rết thì được tự do.

  2. 2

    Thử đặt bẫy dính. Bạn chỉ cần đặt bẫy ở các ngóc ngách và khe hở, nơi rết thường đi săn mồi. Những chiếc bẫy này có thể bắt được những loài côn trùng khác lén lút bò trong nhà. Tuy nhiên bạn nên biết rằng những con rết to đi qua bẫy dính hoặc bẫy keo có thể trốn thoát chỉ bằng cách bỏ lại vài cái chân. Bẫy dính có hiệu quả nhất đối với những con rết nhỏ, không phải rết to.

  3. 3

    Thử dùng thuốc diệt côn trùng nếu không có liệu pháp tự nhiên nào đem lại hiệu quả. Nhớ rằng thuốc diệt côn trùng chỉ là giải pháp tạm thời. Bất cứ cửa hàng cung cấp đồ làm vườn nào cũng có bán các sản phẩm này. Bạn chỉ cần tuân theo hướng dẫn trên bao bì. Cho dù thuốc diệt côn trùng không làm chết người và vật nuôi, tốt nhất bạn cũng không nên tiếp xúc lâu với các sản phẩm này.

    • Bẫy dính có thể báo hiệu cho bạn biết những khu vực rết thường tụ tập và xịt thuốc vào những khu vực đó hoặc đặt thêm bẫy dính. Nếu một trong các bẫy dính bắt được nhiều rết mà các bẫy khác thì không, có lẽ bạn nên tập trung nhiều nhất vào nơi đó.
    • Nếu muốn giết rết nhưng không muốn làm ô nhiễm trái đất, đầu độc bản thân hoặc thú cưng, bạn có thể dùng các chất diệt trừ rết tự nhiên như a-xít boric hoặc đất diatomite loại dùng trong thực phẩm, hoặc liên tục khống chế chúng.
    • Các sản phẩm có chứa pyrethrin gốc thực vật sẽ diệt trừ rết khi chúng tiếp xúc và có thể dùng theo cách xịt hoặc phun.

  4. 4

    Tạo rào cản xung quanh nhà. Cho dù đó là thuốc diệt côn trùng gốc hóa chất, gốc tự nhiên hay loại khác, bạn nên cân nhắc tạo một rào cản giống như đường hào vòng quanh bên ngoài nhà. Rết vốn sống bên ngoài và sau đó xâm nhập vào nhà. Khi đó chúng sẽ bò vào vòng rào cản có thuốc diệt côn trùng. Cho dù vào được trong nhà, rết cũng sẽ chết hoặc gần chết trước khi bạn tìm thấy chúng. Thử dùng các thuốc diệt côn trùng có chứa cyhalothrin, loại thuốc chủ yếu dùng để trừ kiến nhưng cũng có thể diệt được cả rết.

  5. 5

    Tìm sự trợ giúp từ dịch vụ chuyên nghiệp. Nếu bạn đã thử mọi cách để diệt trừ loài bọ khiến người ta rùng mình này nhưng vẫn không thành công thì có lẽ đã đến lúc bạn phải bỏ tiền ra để thuê dịch vụ chuyên nghiệp. Họ sẽ kiểm tra xung quanh nhà để tìm các lối mà rết có thể xâm nhập, xác định và tiêu diệt trứng rết, đồng thời phun thuốc quanh nhà bằng loại thuốc diệt côn trùng mạnh. Có lẽ chúng ta không muốn thừa nhận, nhưng những người có chuyên môn sẽ làm tốt hơn trong việc xác định và xử lý vấn đề. Điều này là xứng đáng với chi phí bỏ ra nếu bạn có đủ khả năng chi trả và “hết chịu nổi” lũ rết.

  1. 1

    Diệt trừ mọi loài sâu hại trong nhà. Rết sẽ không còn gì để ăn và hy vọng là chúng sẽ chết hoặc bỏ đi. Một con rết không có thức ăn cũng đồng nghĩa là sẽ chết hoặc sẽ bỏ đi.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Giữ nhà cửa khô ráo. Rết sẽ khô kiệt và chết nếu chúng không ở trong môi trường ẩm ướt. Bạn nên làm vệ sinh tầng hầm, các ngăn tủ và mọi khu vực ẩm ướt khác, đồng thời sử dụng máy hút ẩm.

    • Đặt các túi silic đioxit ở những nơi ẩm ướt nhất trong nhà. Silic đioxit là một chất hút ẩm, giúp loại bỏ độ ẩm trong không khí và trong đất. Bạn có thể tìm các túi silic đioxit trong hộp giày mới hoặc mua với giá rẻ. Đặt ở nơi ẩm ướt nhất trong nhà.

  3. 3

    Dọn dẹp các vật liệu hữu cơ bên cạnh nhà. Dời các đống củi, lớp phủ vườn, vải dầu và các thùng đựng phân trộn càng xa nhà càng tốt. Loại bỏ phân trộn, lá cây, gỗ và các mẩu vụn hữu cơ. Cân nhắc vứt đi các vật ẩm ướt như thùng phân trộn nếu có thể.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Bịt kín các điểm mà rết có thể vào nhà. Việc này sẽ ngăn chặn lũ bọ xâm nhập vào nhà ngay từ đầu. Bịt kín mọi khe hở trong nền bê tông và trám các khoảng trống xung quanh cửa ra vào và cửa sổ.

    • Dán nẹp chịu thời tiết bên ngoài nhà để ngăn chặn sự xâm nhập của rết.
    • Trám mọi lỗ hổng giữa các bức tường.
    • Kiểm tra các rãnh nước và máng xối để dọn sạch lá cây, cành cây hoặc những thứ chặn dòng chảy tự nhiên trong rãnh nước. Những nơi này có thể là nơi trú ẩn tiềm năng của lũ rết.

  5. 5

    Thử dùng ớt cayenne. Một liệu pháp tự nhiên để ngăn chặn rết vào nhà là rắc một lớp mỏng ớt cayenne tại các điểm dẫn vào nhà, cả bên ngoài và bên trong nhà. Nên giữ chó mèo tránh xa những nơi này, cho dù chúng có thể không bị tổn hại nghiêm trọng nếu tò mò chạm phải.

  • Những sinh vật duy nhất cần phải lo ngại về sự có mặt của rết trong nhà là các loài bọ khác, vì rết tiêu diệt và ăn nhiều loài sâu hại mà bạn muốn diệt trừ như rệp giường, mối, bọ bạc, nhện và thậm chí cả gián.
  • Rết rất hiếm khi cắn người, thậm chí đôi khi hàm của chúng không đủ khỏe để đâm qua da người khi tự vệ. Nếu cắn được, vết cắn của rết thường giống như vết đốt của ong.
  • Loại thuốc xịt 'Raid' sẽ giết chết rết khá nhanh nếu bạn không muốn đến gần chúng.
  • Kiểm tra và theo dõi xem rết chui từ đâu ra. Bịt kín mọi lỗ thủng hoặc rò rỉ trong ống nước hoặc lỗ thoát nước.

  • Đậy các lỗ thoát nước ở bồn rửa và bồn tắm nếu có thể.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc diệt côn trùng. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 22 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 127.972 lần.

Chuyên mục: Dọn dẹp

Trang này đã được đọc 127.972 lần.

LOÀI RẾT

Chúng thường sống ngoài trời ở những nơi ẩm ướt trong nhà như nhà tắm, ống thoát nước, ngoài vườn, chuồng nuôi động vật hay nhà kho. Chúng ăn lá và các mẩu gỗ mục. Chúng thường xuất hiện vào mùa thu và sau các cơn mưa khi mà không khí mát mẻ và ẩm ướt.
TÌM HIỂU VỀ LOÀI RẾT?
–  Rết thường có màu nâu sậm
– Rết có đầu tròn hoặc dẹt, mang một đôi râu ở phần trước của đầu. Chúng có một cặp hàm trên dài và hai cặp hàm dưới.
– Rết có nhiều mắt đơn trên phần đầu và đôi khi chúng tập trung thành từng cụm để trở thành mắt kép. Mặc dù vậy, dường như rết chỉ có khả năng phân biệt được sáng/tối chứ không có thị giác thật sự như các loài chân khớp khác. Trên thực tế, nhiều loài rết thậm chí không có mắt.
– Phía sau đầu, cơ thể rết được chia thành 15 đốt hoặc có thể nhiều hơn. Mỗi đốt mang 1 cặp chân, trong đó đốt thứ nhất mang cặp chân hàm/kìm độc chĩa ra phía trước mặt, và 2 đốt cuối cùng khá nhỏ và không có chân.
– Rết Việt nam là một trong số những loài rết lớn nhất châu Á với chiều dài tối đa là 22 cm


RẾT CẮN GÂY HẠI GÌ CHO CON NGƯỜI?
– Ðầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc. Khi rết tấn công sẽ tiết chất độc qua hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy và rất đau nhức, kèm là nôn mửa và sốt ở những trường hợp nặng.
– Theo đó, khi bị rết cắn, nếu vết cắn nhẹ, gây dị ứng da, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió. Bạn cũng có thể kết hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và giảm sưng.
– Trong trường hợp bị rết lớn tấn công với lượng độc lớn, người bệnh có các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, hay nôn và co giật, cần khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Không nên xoa bóp vùng xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.
HÀNH VI, CHẾ ĐỘ ĂN VÀ THÓI QUEN?
Rết thường sống ngoài trời ở những nơi ẩm ướt trong nhà như nhà tắm, ống thoát nước, ngoài vườn, chuồng nuôi động vật hay nhà kho. Chúng ăn lá và các mẩu gỗ mục. Chúng thường xuất hiện vào mùa thu và sau các cơn mưa khi mà không khí mát mẻ và ẩm ướt.
SINH SẢN?
– Quá trình sinh sản và thụ tinh của rết không cần đến hoạt động giao phối. Con đực chỉ đơn giản tạo ra một bao tinh rồi để cho con cái tự nhặt lấy. Số lượng trứng dao động từ 10-50 quả.Thời gian “ấp” trứng kéo dài tùy theo loài, có thể từ 1 tháng tới vài tháng.
– Thời gian sinh sản của rết diễn ra vào mùa xuân và hè tuy nhiên ở các khu vực cận nhiệt và ôn đới dường như các loài rết không có chu trình sinh sản theo mùa.
– Sau khi đẻ, rết cái ở lại bên cạnh tổ, canh chừng trứng, liếm sạch trứng để bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm nấm; sau khi trứng nở chúng tiếp tục canh chừng lũ con cho đến khi rết con có thể tự lập được thời gian ở bên cạnh con có thể kéo dài tới 1 năm.
–  Rết sống khá thọ, có thể sống đến 5 hay 6 năm.
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ LOẠI BỎ RẾT RA KHỎI NHÀ BẠN NGAY HÔM NAY
Quy trình:

    • Tiếp nhận thông tin.
    • Khảo sát thực tế để xác định mức độ gây hại của Rết.
    • Lập phương án xử lý và lên báo giá.
    • Thực hiện việc tiêu diệt Rết.
    • Nghiệm thu công việc.

BẠN GẶP VẤN ĐỀ VỀ RẾT HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ KHẢO SÁT MIỄN PHÍ.

Video liên quan

Chủ Đề