Vận tải đa phương thức được hiểu như thế nào là đúng

Cụm từ vận tải đa phương thức được sử dụng tương đối phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được vận tải đa phương thức là gì Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Vận tải đa phương thức là hình thức luân chuyển hàng hoá từ địa điểm giao hàng đến địa điểm nhận hàng thông qua nhiều phương thức vận tải khác nhau do duy nhất một người vận chuyển thực hiện trong suốt quá trình vận chuyển dựa trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

Đặc điểm của vận tải đa phương thức

– Là quá trình luân chuyển hàng hoá bằng hai phương thức vận tải trở lên;

– Chủ thể thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức là người được ủy thác giao hàng hoá đến tay người nhận, có trách nhiệm đảm bảo hàng hoá trong quá trình vận chuyển theo một giới hạn trách nhiệm nhất định;

– Trong suốt quá trình vận chuyển, hàng hoá không được mở ra kể từ lúc nhập hàng cho đến lúc giao hàng;

 – Quá trình vận chuyển do một chủ thực hiện, một chứng từ vận tải.

Nhu cầu vận tải đa phương thức hiện nay

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, nhu cầu vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, an toàn ngày càng tăng cao. Trước đây khi áp dụng các hình thức vận tải truyền thống thì thời gian vận chuyển hàng hoá sẽ dài hơn so với thời gian vận chuyển bằng vận tải đa phương thức. Bên cạnh đó, do thời gian vận chuyển kéo dài nhiều loại nông sản như nông sản, thực phẩm tươi sống có thời hạn bảo quản ngắn dễ bị hỏng hóc từ đó gây tổn hại cho người sản xuất cũng như bên nhập. Xuất phát từ những hạn chế của hình thức vận tải đơn nhất, phương thức vận tải đa phương thức ra đời nhằm mục đích khắc phục hạn chế của cách thức vận tải truyền thống. Vận tải đa phương thức sẽ tận dụng được ưu thế giữa các hình thức vận tải với nhau, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, kết hợp giữa các phương thức vận tải với nhau sẽ tận dụng được đặc trưng của từng loại phương tiện vạn tải, góp phần giải quyết vấn nạn quá tải khi áp dụng duy nhất một phương thức vận tải.

Các hình thức vận tải đa phương thức phổ biến hiện nay

 – Vận tải đường hàng không – Vận tải đường bộ

Đây là hình thức vận tải có lẽ được khá nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay. Kết hợp giữa sự linh động của đường bộ thông qua hệ thống xe tải, container, …. Giúp tập trung hàng hoá về một điểm tập kết là cảng sân bay. Vận chuyển hàng không có ưu thế lớn là nhanh, mạng lưới vận tải rộng khi hiện nay các chuyến bay quốc tế ngày càng được các hãng tàu bay khai thác nhiều.

– Vận tải đường bộ và vận tải đường sắt

Đây là hình thức vận tải đa phương thức chủ yếu được sử dụng trong nội địa khi lợi dụng ưu thế của hệ thống đường sắt với các toa tàu chở hàng có khả năng chứa đựng lớn, có tính ổn định và an toàn sẽ giúp một lần vận chuyển được lượng hàng hoá lớn, chi phí tiết kiệm hơn so với đường hàng không, loại hàng hoá có thể vận chuyển được cũng đa dạng hơn hình thức vận tải đường hàng không. Kết hợp với sự linh hoạt của hệ thống giao thông đường bộ, có thể giúp bên giao hàng đi đến mọi con nhỏ ngõ hẻm tập kết hàng hoá chuyển đến ga tàu đưa lên toa tàu luân chuyển đi. Tại nơi nhận, cũng nhờ phương tiện giao thông đường bộ có thể phân phối hàng hoá đến tận tay bên nhận một cách nhanh chóng.

– Vận tải đường bộ kết hợp đường thủy:

Đây là việc tập kết hàng hoá từ đất liền đến các cảng biển để dùng thuyền vận chuyển đến cảng biển của quốc gia khác. Ưu thế của phương thức này là chi phí rẻ, vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn nên thường được sử dụng trong hoạt động xuất- nhập khẩu hàng hoá.

– Vận tải đường biển + hàng không :

Sự kết hợp hài hoà giữa vận chuyển giá rẻ của đường biển và tốc độ nhanh chóng của đường hàng không. Kết hợp hai hình thức này sẽ giúp cho đơn vị vận chuyển được hàng hoá với số lượng lớn bằng tàu chuyên chở hàng đến các cảng biển trên toàn cầu. Sau đó dùng đường hàng không để phân phối hàng hoá đến tay người nhận một cách nhanh chóng nhất có thể.

Vận tải hỗn hợp: Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay, khi có thể tùy biến thích ứng với từng điều kiện cụ thể về địa điểm giao nhận, thời gian giao nhận, chi phí vận chuyển để lựa chọn sử dụng kết hợp các loại hình vận tải tạo nên lộ trình vận chuyển nhanh chóng đạt hiệu quả nhất.

Quy định của pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức

Điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức là:

 – Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;

– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

– Có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

 Đối với các doanh nghiệp thuộc các nước Asean hoặc Có kí kết hiệp định song phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức được phép kinh doanh ngành nghề này khi đủ các điều kiện sau:

– Có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;

– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức

Người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ lúc nhận hàng hóa cho đến khi giao hàng. Trong quá trình vận chuyển, người kinh doanh vận tải đa phương thức có trách nhiệm bảo quản hàng hóa, nếu hàng hóa bị hỏng hóc, mất mát thì phải chịu trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm của mình. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có trách nhiệm đảm bảo giao hàng đúng hạn cho khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng, nếu do giao hàng chậm gây tổn thất cho khách hàng thì có trách nhiệm bồi thường tổn thất do việc chậm trễ gây ra,

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về phương thức vận tải đa phương thức là gì?. Bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức, trách nhiệm của các bên, xuất chứng từ, thủ tục hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 19006557 để được tư vấn.

Việc làm Xuất - nhập khẩu

Định nghĩa của các tổ chức trên thế giới về hình thức vận tải đa phương thức:

Định nghĩa của liên hợp quốc [UN]

Vận tải đa phương thức là một  hình thức vận tải mà ở đó cần có sự liên quan trực tiếp của các yếu tố như: Phương thức vận tải, phương tiện vận tải, loại phương tiện vận tải như xe gắn máy, xe tải tiếng Anh, xe cont, xe nâng tiếng Anh [Forklift], vận tải đơn phương thức, vận tải kết hợp với các loại hàng hóa [Cargo] trong một đơn vị xếp dỡ cùng với sự kết hợp của các phương thức khác nhau.

Vận tải đa phương thức là gì? Các định nghĩa có liên đến vận tải đa phương thức

Trong khi khái niệm vận tải đa phương thức ở chuyên ngành giao thông vận tải được định nghĩa đối với tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế[OECD] năm 2002 có nội dung như sau:

Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải bao gồm việc sử dụng ít nhất 2 phương thức vận tải[ đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường ống] trong chuỗi cung ứng kho gửi hàng đến kho nhận hàng[ door to door].

Trong khi đó khái niệm này được cũng được định nghĩa trong liên minh các nước Châu Âu bản sửa đổi 2001 như sau:

Vận tải đa phương thức la hình thức vận tải mà trong đó có ít sử dụng ít nhất hai phương thức vận tải trở nên bằng các phương tiện vận tải mà tiêu chuẩn của nó phải được đảm bảo trong việc vận chuyển hàng hóa mà không được bốc dỡ hàng hóa ra khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong phương thức vận tải.

Tổ chức thương mại thế giới cũng có những định nghĩa rõ rệt trong vấn đề này như sau: Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển [Transportion] hàng hóa do người kinh doanh vận tải đa phương thức được thực hiện dựa trên một hợp đồng vận tải đa phương thức thực hiện vận tải mà điểm xếp hàng ở một nước và điểm xếp hàng ở một nước khác.

Đối với Việt Nam đã đề cập đến vấn đề này trong nghị định 125/203/NĐ/CP như sau:

Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hóa mà có ít nhất từ hai phương thức vận chuyển trở nên. Được di chuyển bằng một phương tiện vận chuyển, dựa trên một hợp đồng vận chuyển hàng hóa do người kinh doanh hình thức vận tải đa phương thức từ một địa điểm xếp hàng ở nước này đến địa điểm dỡ hàng ở một nước khác.

Đến thời điểm năm 2009 luật đã có một chút nội dung về sửa đổi và bổ sung trong nghị định 87/NĐ/CP như sau:

-  Hình thức vận tải đa phương thức được chia ra làm hai dạng một là hình thức vận tải đa phương thức quốc tế[hình thức vận chuyển từ nước Việt Nam đến một nước khác, hai là nội địa[vận chuyển trong nước].

-  Vận tải đa phương thức được thực hiện dựa trên sự vận chuyển hàng hóa ít nhất bởi hai phương thức vận chuyển khác nhau và một hợp đồng vận chuyển vận tải đa phương thức.

-  Sử dụng phương thức khác nhau mà không thay đổi hàng hóa và phương tiện vận tải

-  Sử dụng đồng bộ và đơn giản hóa trong việc thực hiện một chứng từ vận tải, một người tổ chức vận tải, một giá

-  Tạo nên sự linh động và tính liên tục trong vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu chủ hàng, đơn giản hóa chứng từ và tăng cường sự trao đổi dữ liệu điện tử.

>> Xem thêm: D/O là gì

Vận tải đa phương thức là gì? Các định nghĩa có liên đến vận tải đa phương thức

Việc làm Vận tải - Lái xe

Dựa vào thông tin trên ta có thể nhận thấy có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc vận chuyển đa phương thức như sau: Phương thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển, hợp đồng vận chuyển, người chịu trách nhiệm vận chuyển đa phương thức..] Chính vì vậy mà việc hiểu rõ hơn về các yếu tố cấu thành là một việc đặc biệt đáng được lưu tâm.

Các yếu tố liên quan trực tiếp đến vận tải đa phương thức

Hiện nay chủ yếu có 5 phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế chính như sau:

-   Đường bộ: xe tải, xe container, xe đầu kéo..

-   Đường sắt: tàu hỏa

-   Đường thủy: tàu container, tàu chở hàng

-   Đường hàng không: máy bay

-   Đường ống: ống.

Phương thức vận chuyển và phương tiện vận chuyển

Nội dung hợp đồng vận tải đa phương thức gồm có những ý chính sau:

-   Hợp đồng được xây dựng trên cơ sở là sự giao kết thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người gửi hàng hay chủ hàng hóa. Trong đó người chịu trách nhiệm vận tải phải thực hiện việc vận chuyển hàng hóa với ít nhất hai phương thức vận chuyển trong đó có phương thức đường biển[bắt buộc]. Hàng hóa được vận chuyển từ nơi gửi hàng ở nước này đến một nơi dỡ hàng ở nước khác.

-  Người kinh doanh vận tải đa phương thứ có quyền ký các hợp động riêng đối với các phương thức vận chuyển điều này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức

-  Chứng từ của hợp đồng kinh doanh vận tải đa phương thức là bằng chứng xác minh rằng: Người vận chuyển phải vận hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng theo như nội dung hợp đồng.

Chủ thể liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nội dung này đó chính là:

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức: Là người trực tiếp đứng ra ký hợp đồng vận tải đa phương tiện và có trách nhiệm trực tiếp chuyên chở đối với đơn hàng đó với tư cách là một bên chính thức và không thông qua người nào hay một bên thứ ba nào.

- Người gửi hàng: Là người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác và là người đại diện cho một doanh nghiệp để thực hiện công việc này.

>> Xem thêm: EXW là gì

Hợp đồng vận tải đa phương thức và các chủ thể liên quan

 Người kinh doanh vận tải đa phương thức MTO được chia ra làm đối tượng chính sau:

- MTO có tàu: Họ thường là những người kinh doanh dầu khí trên biển và tất nhiên có phương tiện vận tải dựa trên phương thức đường biển. tuy nhiên đối tượng này không có các phương tiện như máy bay, xe container hay xe tải với các phương tiện như đường bộ đường sắt đường hàng không. Chính vì vậy mà họ cần có sự ký hợp đồng kinh doanh vận tải với các phương tiện vận tải khác để từ đó phát triển kinh doanh bằng hình thức kinh doanh vận tải đa phương thức.

- MTO không có tàu: Là những người kinh doanh các hình thức bằng phương thức vận chuyển khác trừ đường biển. chính vì vậy mà họ cũng cần ký hợp đồng kinh doanh với các hình thức vận chuyển hàng hóa khác để phát triển thêm việc kinh doanh vận tải đa phương thức của mình.

- Những người kinh doanh các dịch vụ khác nhưng có sự liên quan đến vận tải như bốc, dỡ hàng hóa tại kho hàng

- Những người chuyên chở không tàu bên cạnh việc chuyên chở hàng hóa họ cũng làm một công việc vô cùng quan trọng kể cả việc trở thành người kinh doanh vận tải đa phương thức.

- Những người giao nhận [hay người gửi hàng có trách nhiệm thay mặt công ty gửi hàng đi cho đến khi lô hàng đó về bến mới, và cũng là người chịu trách nhiệm nhận hàng từ nơi khác về], giờ đây họ cũng có thể trở thành người kinh doanh vận tải đa phương thức.

>> Xem thêm: AWD là gì

3. Quy định của việt nam đối với việc kinh doanh vận tải đa phương thức

- Quy được sửa đổi từ năm 2009 được sửa đổi bổ sung trong năm 2011 trong nghị định 89/2011/NĐ/CP được quy định như sau:

- Đơn đề nghị trong việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

- 1 bản sao giấy đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh đa phương thức quốc tế có chứng thực

- Xác nhận tài sản doanh nghiệp hoặc có có sự bảo lãnh tương đương.

Việc làm điều hành vận tải

Quy định của việt nam đối với việc kinh doanh vận tải đa phương thức

Do nhu vận chuyển và sự trao đổi hàng hóa ngày càng cao mà dẫn đến việc các cần có sự kết hợp các phương thức vận tải với nhau cũng vì thế mà tăng lên để có thể đáp ứng được một khối lượng lớn hàng hóa đó.

Một thực tế cũng cho thấy rằng việc đẩy mạnh các hình thức vận tải cũng mang lại những lợi thế nhất định không chỉ cho kinh tế mà còn liên quan đến sự phát triển của các phương tiện vận tải cần ngày càng được đổi mới và cải tiến hơn.

-   Đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của đất nước trên các lĩnh vực thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh tế và sự phát triển riêng đối với vận tải đa phương thức

-  Tăng tính cạnh tranh về cả mặt giá cả và chất lượng

-  Giảm thiểu tối đa những chứng từ không cần thiết và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau và các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới

-  Tạo sự phát triển đồng bộ giữa các khu vực với nhau nhờ quá trình lưu thông hàng hóa được mở rộng với hình thức đa chiều

-  Giảm thiểu được những chi phí và có được sản phẩm chất lượng đúng nơi, đúng thời điểm cần thiết, đúng số lượng cần thiết.

Lợi ích của việc vận tải đa phương thức là gì?

Việt Nam xét về tình hình chung để so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn chưa có sự tiến bộ vượt bậc cho việc đầu tư các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên xét trên thực tại ta có thể thấy được sự kết hợp về hình thức vận tải đa phương tiện được thể hiện như sau:

-  Phương thức vận tải kết hợp đường bộ với đường sắt Phương thức vận tải kết hợp giữa đường bộ và đường hàng không

-  Phương thức vận tải có sự kết hợp giữa đường hàng không và đường biển

-  Phương thức vận tải đường biển kết hợp với hình thức thủy, nội địa

-  Phương thức hỗn hợp áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa phục vụ cho xuất nhập khẩu được phổ biến rộng rãi hơn. Và đây cũng chính là hình thức phổ biến nhất.

Các loại hình vận tải đa phương thức ở Việt Nam

Vậy từ sự kết hợp về các phương thức vận tải trên có thể thấy Việt Nam cũng đang ngày càng đẩy mạnh hơn trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực đê góp phần cho sự phát triển một cách gián tiếp về vận tải đa phương thức như trên. bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được những hạn chế đối với ngành vận tải ở Việt Nam hiện nay.

Việc làm

Từ việc phân tích đi sâu vào các vấn đề có trong bài viết về vận tải đa phương thức là gì? Ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển xuất nhập khẩu để từ đó nhìn ra được thực tế về những điều cần làm, các đối tượng liên quan trực tiếp đến sự phát triển của vận tải đa phương thức cũng như hiểu được vấn đề về vai trò của sự phát triển này đối với đất nước ta hiện nay. Chính điều này cũng giúp ta khẳng định được một điều rằng sự phát triển của vận chuyển đa phương thức dẫn đến sự phát triển chung của đất nước và toàn xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề