Tại sao phải bảo vệ tê giác

Bảo vệ động vật quý hiếm là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loại động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1556 loài động vật quý hiếm được xác định là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách. Tại các khu rừng nhiệt đới nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp, khiến vô số loài động vật quý hiếm đã biến mất bởi môi trường sống của chúng bị tàn phá. Vì vậy việc bảo vệ động vật quý hiếm trong tự nhiên là vấn đề rất cần thiết.

Giải pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã

Mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng hiện Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này ở nước ta.

- Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý hiếm trái phép

- Có biện pháp răn đe hiệu quả

- Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức

- Tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi thu giữ được

- Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi hổ tư nhân và cho hổ sinh sản không kiểm soát

- Chấm dứt hoàn toàn việc nuôi nhốt gấu

- Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật quý hiếm

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

- Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật quý hiếm 

Việc phòng chống săn bắt và buôn bán động vật trái phép là điều cấp thiết cần triển khai. Bên cạnh đó hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều khu bảo tồn được hình thành với mục đích bảo vệ các loài động vật trước những hiểm họa đe dọa từ xung quanh.

Vậy các khu bảo tồn này có phải là môi trường để các loài động vật được phát triển tốt?

Nghĩ đến khu bảo tồn một vài người sẽ nghĩ đến việc các loài động vật này bị nhốt vào các khung sắt, không có môi trường để vận động. Tuy nhiên, ngày nay tại các khu bảo tồn các loại động vật này được sống trong một môi trường tự do, được chăm sóc, điều trị vết thương, nuôi dưỡng và phục hồi bản năng tự nhiên cho đến khi các cá thể đủ điều kiện để thả về môi trường sống tự nhiên.

Nhờ vào hệ thống hàng rào xung điện các loài động vật được sống trong một môi trường tự nhiên. Giải pháp này không gây nguy hiểm mà chỉ mang tính răng đe và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới tại các khu bảo tồn và các vườn thú

+ Điện áp trên hàng rào từ 6,4 - 8,4 KV, dòng điện 1 chiều [Cường độ dòng điện < 1A]
+ Có thể sử dụng nguồn trực tiếp 220V, sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc ac-qui lưu điện 12V-100AH để làm nguồn cho bộ phát xung.

Tính đến thời điểm hiện tại Tân Bảo Sài Gòn đã tiến hành tư vấn, thiết kế và lắp đặt giải pháp Hàng rào xung điện cho động vật quý hiếm tại rất nhiều khu bảo tồn như:

+ Safari Vin Nam Hội An

+ Trạm cứu hộ động vật Củ Chi

+ Khu bảo tồn gấu Ninh Bình

+ Vinpearl Safari Phú Quốc

+ Vinpearl Nha Trang

+ Khu bảo tồn Voi Đắk Lắk

......

Liên hệ với Tân Bảo Sài Gòn theo địa chỉ Email:  hoặc Hotline: [028] 5431 4242  để được tư vấn, cung cấp và hỗ trợ thêm thông tin về các giải pháp chăm sóc và bảo vệ động vật hoang dã ngay hôm nay!

Botswana cứu tê giác bằng phương pháp cưa bỏ sừng. Ảnh minh họa: intriper.com

Các lực lượng chức năng Botswana bắt đầu tiến hành việc cưa sừng đàn tê giác khiến chúng không còn giá trị đối với những toán đi săn trộm tê giác với mục đích lấy sừng, trong bối cảnh hơn 50 cá thể của loại động vật mang tính biểu tượng châu Phi đã bị triệt hạ trong 2 năm qua tại quốc gia này.

Trong một thông báo ngày 23/6, Giám đốc Bộ Bảo vệ động vật hoang dã Botswana Cyril Taolo cho biết bắt đầu từ tháng 4 vừa rồi, các lực lượng chức năng cũng đã di chuyển phần lớn đàn tê giác hiện đang sinh sống rải rác trong các khu rừng đến một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt tại khu vực châu thổ sông Okavango nằm ở phía Bắc nước này. Ông Taolo nêu rõ việc cưa sừng được thực hiện dựa trên các phương pháp khoa học, do đó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của đàn tê giác. Toàn bộ số sừng sau khi cưa sẽ được tiêu hủy theo quy định của pháp luật cùng sự chứng kiến của các cơ quan chức năng liên quan.

Trong khi đó, nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên hoang dã nổi tiếng thế giới Neil Fitt cho rằng việc di chuyển đàn tê giác ra khỏi môi trường sống quen thuộc sẽ gây ảnh hưởng tới tập tính cũng như khả năng sinh sản của chúng, tuy nhiên, đây là việc làm cần thiết trong bối cánh các toán săn trộm tê giác ngày càng trở nên manh động hơn.

Hồi tháng 4 vừa rồi, các lực lượng chức năng Botswana đã tiêu diệt 5 đối tượng săn trộm tê giác lấy sừng sau khi vấp phải sự chống trả quyết liệt. Theo tính toán, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, đàn tê giác khoảng hơn 500 con tại quốc gia nằm ở phía Nam châu Phi này sẽ biến mất vào cuối năm 2021.

Trước đó, năm 2019, các nhà bảo vệ thiên thiên Nam Phi cũng đã thành công trong việc bảo tồn gần 700 cá thể tê giác sau khi tiêm một hỗn hợp thuốc độc chuyên dụng vào sừng khiến các cá thể này không còn giá trị đối với những toán đi săn trộm tê giác với mục đích lấy sừng.

Ngoài ra, nhằm làm mất giá trị thương mại của sừng tê giác, các nhà bảo vệ thiên nhiên còn dùng phương pháp bắn thuốc gây mê khiến tê giác tạm thời bất tỉnh, sau đó tiêm một hỗn hợp bao gồm thuốc độc và dung dịch nhuộm màu trực tiếp vào sừng.Trong khi thuốc độc sẽ khiến sừng không thể sử dụng với mục đích chữa bệnh, dung dịch nhuộm màu có khả năng thẩm thấu sâu sẽ khiến sừng không còn giá trị trưng bày.

Theo Save the Rhino - tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên về bảo vệ loài tê giác, hiện chỉ còn khoảng 5.500 cá thể tê giác đen đang sinh sống tại châu Phi và phân bố chủ yếu tại khu vực miền Nam lục địa này, giảm đáng kể so với 65.000 cá thể trong năm 1970.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Tại một số quốc gia, đâu đó vẫn có những niềm tin về khả năng chữa bệnh của sừng tê giác, đặc biệt là khả năng chữa trị ung thư. Từ đó, sừng tê giác được mua bán với mức giá không tưởng. Một bộ phận khác thì muốn sở hữu sừng tê giác để trưng bày hoặc làm quà biếu như một sự chứng minh sự giàu có của mình. Chính tư duy như vậy đã khiến Việt Nam trở thành điểm nóng tiêu thụ và trung chuyển sừng tê giác. 

Việt Nam – Cung đường nóng trong chuỗi trung chuyển tiêu thụ sừng tê giác.

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Tuy nhiên tình trạng bảo tồn về đa dạng sinh học hiện nay cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia.Sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng bên cạnh nhu cầu sử dụng động vật hoang dã [ĐVHD] để phục vụ nhu cầu,sống của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng đã đẩy nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả đến năm 2007 cho thấy, có ít nhất 4 loài động vật và 1 loài thực vật đã được xem là tuyệt chủng ở Việt Nam như loài Heo vòi, Tê giác 2 sừng, gần đây nhất [2012] là sự tuyệt chủng của loài Tê giác 1 sừng.

Theo tổ chức TRAFFIC, Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã toàn cầu, Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng là những thị trường tiêu thụ sừng tê giác chính. Những năm gần đây, số lượng các vụ phát hiện, bắt giữ hành vi buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi, tê tê... tại Việt Nam ngày càng gia tăng với tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp hơn, thủ đoạn của đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi hơn, số lượng hàng hóa vi phạm bị bắt giữ, tịch thu nhiều hơn. Nguyên nhân gián tiếp khiến cho nạn săn bắn trộm tê giác đạt tới mức kỷ lục là do niềm tin sừng tê giác có thể “chữa bách bệnh” và để “khoe giàu” của tầng lớp có suy nghĩ lệch lạc, thiếu hiểu biết. 

Theo báo cáo của Trung tâm giáo dục thiên nhiên [ENV], nửa đầu năm 2020, ENV tiếp nhận trung bình 8 cuộc gọi do người dân thông báo vi phạm về ĐVHD mỗi ngày. Có đến 47 vụ liên quan đến buôn lậu/vận chuyển/buôn bán lớn ĐVHD, 425 vụ việc liên quan đến tàng trữ trái phép ĐVHD liên quan tới động vật sống. Trong đó có ít nhất 3 vụ bắt giữ vận chuyển sừng tê giác tổng khối lượng trên 30 kg. 

Theo Tổng cục Hải quan, do dịch bệnh Covid, trong những tháng đầu năm 2021, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của những ngày cận tết có chiều hướng giảm hơn so với năm 2020, tuy nhiên trên tuyến hàng không, số vụ vi phạm bị bắt giữ tăng mạnh với hàng có giá trị cao, dễ cất giấu như các sản phẩm ĐVHD nằm trong danh mục CITES như: ngà voi, vảy tê tê, sừng tê giác. 

Đặc biệt ngày 22/12/2020, Cục Hải quan đã bắt giữ vụ vận chuyển sừng tê giác lớn nhất từ trước tới nay, tổng cộng 51 chiếc sừng [qua giám định sơ bộ nghi là sừng tê giác châu Phi], với tổng trọng lượng là 93,96 kg, giá trị lên đến 40 tỷ đồng.

 


Ngày 22/12/2020, bắt giữ 93,96kg Sừng Tê giác Nam Phi tại sân bay Tân Sơn Nhất

Trong vài năm gần đây, hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD đã dần bắt nhịp với xu hướng số hóa, số lượng các tin bài rao bán ĐVHD trên mạng Internet đang gia tăng một cách đáng báo động. Những nền tảng kinh doanh“miễn phí”, cho phép người dùng dễ dàng liên lạc và có thể duy trì độ bảo mật danh tính đã trở thành một thị trường mở và linh hoạt để thực hiện hành vi trái pháp luật

 


Hành vi giao bán sản phầm từ ngà voi trên Facebook.

 
Hành vi giao bán sừng tê giác công khai trên youtube

Chỉ trong năm 2019, ENV đã ghi nhận hơn 2.400 trường hợp quảng cáo ĐVHD trên Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok và các trang mạng điện tử khác… Con số này vẫn không có dấu hiệu giảm xuống trong những tháng đầu năm 2020 với 424 vụ vi phạm tính đến hết ngày 30/4/2020. Đây là một trong những thách thức đối với các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn và kiểm soát nạn buôn bán ĐVHD.

Làm gì để giúp tê giác thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng?

Trong thời quan qua, rất nhiều biện pháp được đưa ra nhằm tuyên truyền bảo vệ tê giác và các loài ĐVHD quý, hiếm khác, vậy tại sao nạn săn bắn, vận chuyển trái phép vẫn diễn ra với khối lượng vi phạm ngày càng tăng? Lý do quan trọng nhất: có cầu mới có cung. Vậy biện pháp bảo tồn hiệu quả giúp loài tê giác thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng là cần giảm cầu đối với sừng tê giác.

Để giảm cầu sừng tê giác, các cơ quan chức năng cần áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn, báo đài cần khai thác thông tin chân thực chứ không nên dừng lại ở khẩu hiệu “sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh”. Thực hiện các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu bình duyệt về những đặc tính y học của sừng tê giác như một bước tiến khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế.

Hiện nay, rất nhiều cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân có văn hoá sống lành mạnh có thể tổ chức, tham gia các hoạt động ủng hộ ngày ĐVHD bằng các giải chạy marathon và truyền cảm hứng, chung tay xây dựng tái tạo hệ sinh thái trong các khu bảo tồn. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức đầy đủ, đúng đắn về các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, tiêu dùng thông thái tránh tiếp tay cho những hành vi trái với quy định của pháp luật.

Bộ Luật hình sự sửa đổi đã ban hành các quy định nghiêm khắc và chặt chẽ hơn đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ động, thực vật hoang dã, cụ thể pháp nhân hoặc doanh nghiệp bị cáo buộc vi phạm các quy định trên có thể bị xử phạt lên tới 15 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; các cá nhân vi phạm có thể bị kết án đến 15 năm tù và bị phạt lên tới 2 tỷ đồng. Mặc dù vậy, vẫn còn những lỗ hổng luật pháp cần được xem xét như việc cá nhân tàng trữ trái phép ít hơn 50g sừng tê giác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

“Bản án này cho thấy Chính phủ và các cơ quan hành pháp tại Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc chiến đấu chống lại nạn buôn bán động, thực vật hoang dã” – Bà Sarah Ferguson, Giám đốc Văn phòng tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam, khẳng định.

Chính phủ Việt Nam cần phải thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ nhằm đấu tranh với tội phạm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng sừng tê giác bằng cách ghiêm túc thực thi các khung hình phạt đối với các hành vi vi phạm, công khai xử lý, phủ sóng thông tin vi phạm trên các kênh truyền thông nhằm răn đe rộng rãi.  Đồng thời xem xét, củng cố luật pháp và các hình phạt liên quan đến buôn bán trái phép sừng tê giác; chấm dứt quảng cáo và buôn bán sừng tê giác trên Internet. 

VECOM.

Video liên quan

Chủ Đề