Tiếp xúc f0 bao lâu mới có triệu chứng

Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, không thể biết chắc chắn rằng nên test vào ngày nào sau khi tiếp xúc F0 thì cho kết quả chính xác nhất, nhất là khi bạn không có triệu chứng gì. Vì virus COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-16 ngày.

Hơn nữa, kết quả test nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test, người thực hiện thao tác có đúng hướng dẫn không. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với F0 và chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn hãy nhớ vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cũng như bị lây từ người khác nếu bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 đó.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, việc test nhanh ngay và liên tục sau khi tiếp xúc F0 là không cần thiết và gây lãng phí. Bởi sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị. Ít nhất bạn nên chờ 3-4 ngày sau hãy test.

Chia sẻ về băn khoăn này, BS. Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM khẳng định: "Việc liên tục xét nghiệm Covid-19 là điều không cần thiết. Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay, chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3, hoặc khi có triệu chứng.

Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7. Còn người nào tự test hàng ngày mong âm tính thì chỉ tốn test, tốn tiền".

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.

Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các triệu chứng nghi ngờ của COVID-19 như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Lưu ý để có kết quả test nhanh chuẩn

Hiện nay, test nhanh COVID-19 là phương pháp xét nghiệm dễ thực hiện và nhanh nhất để phát hiện bạn có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Nhiều người dân đã mua kit test nhanh để tự test tại nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả test nhanh COVID-19 cũng chính xác, nhiều trường hợp có thể cho kết quả dương tính giả.

Theo Sức khỏe đời sống, các kit test nhanh hiển thị kết quả bằng 2 vạch chữ C và chữ T. Nếu sau khi test, que test hiện thị cả 2 vạch thì bạn đã dương tính với virus SARs-COV-2. Nếu chỉ hiện thị 1 vạch ở chữ C là âm tính, nếu chỉ hiện thị 1 vạch chữ T là không hợp lệ.

Trong trường hợp, vạch chữ C rõ nét, vạch chữ T mờ nhạt, không rõ ràng, thì khó có thể khẳng định kết quả dương tính có chính xác hay không.

Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: CDC Bình Dương

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 bạn phải chọn lựa loại kit test nhanh uy tín, được cấp phép bởi các cơ quan y tế và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Trong đó, khi dùng kit test, người dùng cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Bởi khoảng thời gian đọc kết quả xét nghiệm của các loại kit test nhanh có sự khác nhau. Bạn nên theo dõi và đọc kết quả trong khung giờ quy định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu vạch chữ T xuất hiện sau khung giờ đó, rất có thể đó là kết quả dương tính giả.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cũng có thể tác động, làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bằng kit test nhanh như: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

4 việc cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh COVID-19:

Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh COVID-19:

1. Rửa tay thật sạch

2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi

3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó

4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.


Theo //moh.gov.vn/, Suckhoedoisong.vn

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0

[ĐCSVN] - Ban đọc Mai Hoa [Thanh Xuân – Hà Nội] hỏi: “Hiện nay tại Hà Nội các ca F0 đang tăng mạnh khiến tôi rất lo lắng. Đến nay để phát hiện mình có bị F0 hay không nhanh nhất chỉ có thể sử dụng phương pháp test nhanh. Vậy thời điểm nào nên thực hiện test nhanh COVID-19 sau khi tiếp xúc F0 để cho kết quả chính xác nhất?”

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0. Ảnh CTV

Trả lời:

Khi tiếp xúc với F0 các chuyên gia khuyến cáo người tiếp xúc nên xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp thuận tiện và dễ tiếp cận nhất như test nhanh hoặc xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Các trường hợp sau khi tiếp xúc với mầm bệnh nếu đã tiêm vaccine thì cần tiến hành test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR trong khoảng 5-7 ngày, trường hợp chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.

Do đó, người nhiễm dù có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có nguy cơ lây cho người khác. Hơn nữa, hiện tại dù vaccine đều cho kết quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng gần 60% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Như vậy để bảo vệ tốt bản thân và người khác thì tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Các chuyên gia chỉ rõ thêm, mọi người nên thực hiện tốt khuyến cáo “5K”; thường xuyên mở cửa nơi ở, nơi làm việc để không khí thoáng mát. /.

HC

Nếu sốt kiểu này, có thể bạn mắc bệnh nghiêm trọng; Nguy cơ tái nhiễm Omciron trong 6 tháng là rất thấp; F0 khỏi bệnh hay thiếu tập trung, phải làm sao?... là những bài viết bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Bao lâu sau khi tiếp xúc với F0 thì test có kết quả chính xác?

Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau các kỳ nghỉ và học sinh đi học lại trong bối cảnh các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng.

Nhu cầu xét nghiệm tiếp tục tăng khi số ca nhiễm Covid-19 ngày càng cao.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] Mỹ khuyến nghị người tiếp xúc với F0 nên xét nghiệm 5 ngày sau khi phơi nhiễm hoặc ngay khi bắt đầu có triệu chứng.

CDC Mỹ khuyến nghị người tiếp xúc với F0 nên xét nghiệm 5 ngày sau khi phơi nhiễm hoặc ngay khi bắt đầu có triệu chứng

Người đã tiêm đủ 2 hoặc 3 mũi vắc xin, sau khi tiếp xúc với F0, nếu không có triệu chứng, nên làm test nhanh vào 5 ngày sau đó. Còn người có triệu chứng nên test nhanh ngay khi có triệu chứng. Trong 2 trường hợp này, nếu kết quả âm tính, vẫn cần phải test lại.

Các chuyên gia y tế lưu ý, những người xét nghiệm sớm nếu kết quả âm tính vẫn nên xét nghiệm lại. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.3.

Nguy cơ tái nhiễm Omciron trong 6 tháng là rất thấp

Biến thể Omicron đang lây lan ở nhiều quốc gia và trở thành biến thể ưu thế. Các chuyên gia tin rằng với những người đã nhiễm Omicron thì nguy cơ tái nhiễm trong vòng 6 tháng là rất thấp.

Nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron là thấp hơn so với các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2. Nhưng dù thế nào thì vắc xin vẫn là công cụ hữu hiệu giúp giảm nguy mắc bệnh nặng và tử vong.

Các chuyên gia tin rằng nguy cơ tái nhiễm Omicron trong vòng 6 tháng là rất thấp

Dù vẫn chưa có đủ bằng chứng rõ ràng nhưng các quan sát cho thấy ở hiện tại, nguy cơ trong vòng 6 tháng tái nhiễm biến thể Omicron là cực kỳ thấp, Phó giáo sư Hsu Li Yang, phó trưởng khoa y tế toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ bị tái nhiễm biến thể Omicron trong vòng 2 tháng đầu tiên là hiếm gặp, Giáo sư Dale Fisher, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học Quốc gia [Mỹ], cho biết. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 10.3.

Nếu sốt kiểu này, có thể bạn mắc bệnh nghiêm trọng

Các chuyên gia cảnh báo, triệu chứng sốt này có liên quan đến ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

Thông thường, sốt là triệu chứng khó chịu của nhiễm virus hoặc vi khuẩn, và như vậy, nó sẽ hết khi khỏi bệnh.

Nếu bạn gặp không chỉ một mà nhiều cơn sốt liên tiếp, các chuyên gia khuyên nên kiểm tra ung thư

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng trong một số trường hợp, sốt có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, như ung thư.

Các chuyên gia lưu ý rằng, nếu cơn sốt có một điểm đặc biệt, cần phải đi khám để tầm soát ung thư hạch và bệnh bạch cầu, và một số loại ung thư khác.

Vậy cơn sốt như thế nào có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng, và làm sao để phân biệt nó với cơn sốt thông thường? Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem phần giải đáp cho câu hỏi này bạn nhé!

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề