Tập tính bẩm sinh là gì

Bài 9 trang 59 Sách bài tập [ SBT] Sinh 11 : Tập tính là gì ? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tập tính là gì ? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

– Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

– Có 2 loại tập tính

+ Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Quảng cáo

Ví dụ : Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi.

Ví dụ : Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy.

Câu hỏi: Ví dụ về tập tính bẩm sinh?

Trả lời: 

– Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Bạn đang xem: Ví dụ về tập tính bẩm sinh?

– Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả

– Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú bú ngay

Hãy cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu kiến thức về tập tính bẩm sinh nhé!

1. Tập tính bẩm sinh là gì?

– Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền.

2. Tập tính học được là gì?

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao gữa các cá thể cùng loài.

3. So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Có được do sự di chuyền từ bố mẹ. Có được trong quá trình sống từ sự tập luyện
Mang tính bản năng, đặc trưng cho loài. Có sự rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế và có thể trong loài.
Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống. Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau.
Là tập hợp của nhiều phản xạ không điều kiện. Là các phản xạ có điều kiện.
Các tác động và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định tương ứng với kích thích.

Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng một kích thích.

4. Một số ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được

a. Ví dụ về tập tính bẩm sinh

– Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.

– Ve sầu non [ấu trùng] sau khi nở sẽ chui xuống đất .

– Gà trống gáy vào mỗi sớm. 

– Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.

– Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa.

– Chão chuộc kêu sẽ báo hiệu cơn bão đã đi qua.

– Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.

– Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con .

– Cá ngựa vằn ăn trứng của mình….

– Việc sinh con của gấu cái sẽ diễn ra vào kì ngủ đông.

b. Ví dụ về tập tính học được

– Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.

– Sư tử non học tập để săn mồi.

– Khỉ con học cách leo trèo.

– Chim non học tập để có thể bay.

– Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.

– Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.

– Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.

– Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.

Bài tập 1: Cho các tập tính sau ở động vật:

1.Sự di cư của cá hồi

2. Báo săn mồi

3. Nhện giăng tơ

4. Vẹt nói được tiếng người

5. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn

6. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

7. Xiếc chó làm toán

8. Ve kêu vào mùa hè

Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

A. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [6], [8] ; Tập tính học được: [2], [4], [5], [7]

B. Tập tính bẩm sinh: [1], [2], [6], [8] ; Tập tính học được: [3], [4], [5], [7]

C. Tập tính bẫm sinh: [1], [3], [5], [8]; Tập tính học được: [2], [4], [6], [7]

D. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [6], [7]; Tập tính học được: [2], [4], [5], [8]

Đáp án đúng: A. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [6], [8] ; Tập tính học được: [2], [4], [5], [7]

Bài tập 2: Xét các đặc điểm sau:

1. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể

2. Rất bền vững và không thay đổi

3. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện

4. Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

A. [1] và [2]

B. [2] và [3]

C. [2], [3] và [4]

D. [1], [2] và [4]

Đáp án đúng: C. [2], [3] và [4]

Bài tập 3: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể

B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài

C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể

D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Đáp án đúng: D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Bài tập 4: Xét các tập tính sau :

1. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại

2. Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

3. Ve kêu vào mùa hè

4. Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc

5. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. [2] và [5]       

B. [3] và [5]

C. [3] và [4]       

D. [4] và [5]

Đáp án đúng: B. [3] và [5]

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Sinh 11


A.

Những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B.

Những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

C.

Những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

D.

Một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Video liên quan

Chủ Đề