Sán lá gan kí sinh ở đâu của trâu bò

30/11/2019 14:58


Nguyên nhân bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò do kí sinh trùng sán lá gan gây ra. Chúng thường kí sinh ở gan, mật vật nuôi với vòng đời như sau:

  • Sán trưởng thành thường sống trong các ống dẫn và túi ống dẫn mật của gan rồi đẻ trứng tại đó
  • Trứng sán theo dòng dịch mật chảy về ruột rồi theo phân đào thải ra ngoài môi trường.
  • Thời tiết nóng ẩm tạo thuận lợi để trứng sán nở thành  mao ấu và di chuyển sinh sống trong ao hồ. Giai đoạn này thường xảy ra trong vòng 3thangs
  • Mao âu phát triểu thành bào ấu, rồi thành vĩ ấu và chui ra khỏi vỏ
  • Sau 1 thời gian, vĩ ấu phát triển thành kén [ấu trùng cảm nhiễm]

Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Do tập quán chăn nuôi bán quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn của tự nhiên là nguyên nhân bị bệnh sán lá gan ở trâu bò. Bào ấu khi vào ao hồ, thường nổi trên mặt nước và bám vào thân cỏ hoặc các cây thủy sinh được thu lượm làm thức ăn cho trâu bò hoặc vật nuôi uống nước ao hồ sẽ khiến bào ấu chui vào trong cơ thể trâu bò, phát triển thành sán lá gan con và đi ngược theo ống dẫn mật kí sinh tại mật và gan. Sán lá gan con mất 3 tháng để phát triển thành sán lá gan trưởng thành.

Tham khảo thêm: Máy băm cỏ hỗ trợ chăn nuôi trâu bò đem lại hiệu quả kinh tế cao

Biểu hiện bệnh sán lá gan

Bệnh sán lá gan ở trâu bò gây ra những tổn thương cho các mô gan theo các mực độ khác nhau. Trường hợp nhẹ thì gây ra viêm các ống dẫn mật khiến các ống dẫn bị vôi hóa do sán hút máu, làm chức năng gan bị hỏng, dẫn đến xơ gan. Trường hợp nặng sẽ làm trâu bò tử vong.

Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu bò làm niêm mạc nhợt nhạt, trâu bò da vàng vọt do bị hút máu làm hồng cầu trong cơ thể sụt giảm nghiêm trọng, vật nuôi gầy rộc khiến mô mỡ và cơ bắp teo tóp dần đi.

Biểu hiện bệnh sán lá gan thường thấy ở thể mãn tính và tiến triển trong 3 thời kì:

  • Thời kì đầu: trâu bò không có biểu hiện rõ rệt khi mới mắc bệnh sán lá gan
  • Thời kì thứ 2: bệnh sán lá gan ở trâu bò khiến vật nuôi thiếu máu, cơ thể gầy đi, hay khát nước, sốt nhẹ và thùy thũng nhẹ ở phúc mạc. Mắt hơi sưng kết mạc và có màu nhợt nhạt, mí mắt bị phù
  • Thời kì thứ 3: vật nuôi gầy rạc hẳn đi, trong trường hợp trâu bò mang thai sẽ rất dễ bị xảy hoặc đẻ non làm bê, nghé nhẹ cân, yếu ớt. Ngoài ra, bệnh sán lá gan còn khiến trâu bò chán ăn, bỏ ăn, tiêu hóa kém và ỉa chảy, xuất hiện thùy thũng dưới hàm

Thời gian bệnh tiến triển không cố định tùy vào sức khỏe của vật nuôi, nhưng thường kéo dài không quá 6 tháng. Trâu bò thường chết do thiếu máu, kiệt sức, không có biểu hiện đau đớn và co giật

Cách nhận biết bệnh sán lá gan

  • Chẩn đoán lâm sàng: do các dấu hiệu nhận biết bệnh sán lá gan không rõ ràng và điển hình nên việc chẩn đoán lâm sàng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên: nếu theo thời gian, trâu bò xuất hiện các biểu hiện sau: thiếu máu đi kèm biểu hiện thờ ơ, ăn ít và không ngon miệng, gầy dần đi, da hơi vàng nhợt, xuất hiện ỉa chảy và nếu trầm trọng sẽ phù thũng, làm gia súc kiệt quệ dần. Nếu sờ vào sườn bên phải [gần gan] thấy vật nuôi có cảm giác đau đớn rõ rệt thì có thể suy đoán vật nuôi mắc bệnh sán lá gan.
  • Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: dựa vào các xét nghiệm mẫu phân và xét nghiệm huyết thanh để kết luận bệnh sán lá gan ở trâu bò
  • Chẩn đoán qua việc mổ khám bệnh tích: thấy xuất hiện sán trong ống mật, ống dẫn bị vôi hóa và có các tổn thương

Cách phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò

  • Vệ sinh sạch sẽ: đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống của trâu bò thật sạch, không có sự xuất hiện của sán và các ấu trùng sán kết hợp giữ vệ sinh bãi chăn thả
  • Sử dụng các loại thuốc diệt sán lá gan: làm giảm đáng kể khả năng nhiễm bệnh. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ thú y có chuyên môn. Ở những nơi có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt, cần cho uống thuốc tẩy sán 2 lần trong năm. Lần đầu vào cuối mùa mưa để tiêu diệt hết sán trưởng thành, đảm bảo trâu bò có sức khỏe tốt cũng như ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của ấu trùng sán ra ngoài môi trường. Lần thứ 2 điều trị vào cuối mùa khô bằng chế phẩm tiêu diệt ấu trùng, hạn chế việc sán non di chuyển trong nhu mô gan.
  • Tiêu diệt ốc [động vật bị kí sinh trung gian]: sử dụng các loại thuốc diệt ốc bằng các biện pháp sinh học ở các bãi chăn thả ngập nước hoặc đưa các loài gia cầm như ngan vịt ăn ốc nhằm hạn chế khả năng phát tán mầm bệnh.

Bệnh sán lá gan và cách điều trị

Sử dụng các loại thuốc chứa bithionol và bithionol-sulphoxide, oxyclozanide, rafoxanide, nitroxynil, diamphenetide… có tác dụng tiêu diệt sán lá gan trưởng thành và ức chế sán lá gan con.

Một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đặc hiệu bệnh sán lá gan ở trâu bò bao gồm:

  • Triclobendazole liều lượng 12mg/kg thể trọng chống lại cả sán lá gan con và sán lá gan trưởng thành
  • Closantel: ngoài chống lại sán lá gan trưởng thành và sán lá gan non 6 tuần tuổi trở lên, chúng còn có thể tiêu diệt giun tròn hút máu và một số loài chân đốt
  • Clorsulon: giúp tiêu diệt sán lá gan trưởng thành và sán lá gan non 6 tuần tuổi trở lên

Bệnh sán lá gan ở trâu bò gây ra tác động tiêu cực tới chăn nuôi, làm gia súc suy kiệt, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, thậm chí gây tử vong. Ngoài những biện pháp phòng chống và điều trị bệnh, bà con nên cân nhắc thay đổi phương thức chăn thả bán quảng canh sang hình thức chăn nuôi tập trung để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc. Chúc đàn vật nuôi của bà con mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn.

Câu 1: Sán lá gan kí sinh ở đâu ?

A.Kí sinh ở bắp cơ của trâu, bò. B.Ký sinh trong gan, mật trâu bò.

C.Kí sinh trong ruột của trâu,bò. D.Kí sinh ở tá tràng trâu, bò.

Câu 2: Thủy tức sinh sản theo hình thức nào:

A. Hình thành tế bào sinh dục, nảy chồi và tái sinh.

B. Hình thành tế bào sinh dục.

C. Chỉ có tái sinh.

D. Phân đôi

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh

A. Các nội quan tiêu biến B. Mắt và lông bơi phát triển

C. Kích thước cơ thể to lớn D. Giác bám phát triển.

Câu 4: Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?

A. Cơ thể có nhiều tua.

B. Ruột dạng túi

C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới

D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

Câu 5: Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa nhiễm sán cho người ?

1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

2. Mắc màn khi đi ngủ.

3. Không ăn thịt lợn gạo.

4. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

Số ý đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 6: Loài nào sau đây có hình thức di chuyển theo kiểu co bóp dù ?

A.Thuỷ tức. B. Sứa. C. San hô. D.Hải quỳ.

Câu 7: Cơ thể thủy tức có dạng

A.Hình tròn. B.Hình xoắn. C.Hình trụ. D. Hình thoi.

Câu 8:Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

A.Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

B.Di chuyển kiểu sâu đo.

C.Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.

D. Di chuyển kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu

Câu 9: Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?

A. Thủy tức. B. Sứa C. Hải quỳ D. San hô

Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :Ở san hô, khi sinh sản …[1] thì cơ thể con không tách rời mà dính với [2]... mẹ tạo nên …[3]… san hô có …[4]… thông với nhau.

A. [1] : mọc chồi ; [2] cơ thể [3] : tập đoàn ; [4] : khoang ruột

B. [1] : phân đôi ;[2] miệng [3] : cụm ; [4] : tầng keo

C. [1] : tiếp hợp ; [2] miệng [3] : cụm ; [4] : khoang ruột

D. [1] : mọc chồi ; [2] cơ thể [3] : tập đoàn ; [4] : tầng keo

Câu 11: Trong các câu sau có bao nhiêu nhận định đúng về đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.

1.Sống bám

2. Cơ thể đối xứng toả tròn

3. Ruột dạng túi

4. Miệng ở trên

5. Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng

6. Sống tập đoàn

7. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào

8. Tự dưỡng

9. Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai

A.5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây là của sán dây?

A. Sống tự do.

B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

C. Mắt và lông bơi phát triển.

D. Cơ thể đơn tính.

Câu 13: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh?

A. sán lá gan, sán dây và sán lông.

B. sán dây và sán lá gan.

C. sán lông và sán lá gan.

D. sán dây và sán lông.

Câu 14: Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người ?

A. Sán bã trầu. B. Sán lá gan. C. Sán dây. D. Sán lá máu.

Câu 15: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính ?

A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu.

B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu.

C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu.

D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.

Video liên quan

Chủ Đề