Tại sao phải tuân theo luật giao thông

Hiện nay, việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là một trong những nội dung được tuyên truyền phổ biến hiện nay. Theo đó, tại một số trường học cũng thực hiện việc triển khai vấn đề này tại các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học mầm non,…

Theo đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới câu trả lời cho vướng mắc nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?, định nghĩa về nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông? Và tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường.

Mời quý vị tham khảo bài viết chi tiết của chúng tôi dưới đây, hi vọng sau khi tham khảo xong bài viết có thể giúp quý vị giải đáp được vướng mắc của mình.

Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường là gì?

Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường là một trong nội dung được tuyên truyền phổ biến tại trường học, theo đó việc đưa ra các nguyên tắc này giúp các học sinh, phụ huynh, cán bộ trong nhà trường nâng cao ý thức và đảm bảo về an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Việc đưa ra nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường đòi hỏi các học sinh và những người liên quan thực hiện và tuân thủ theo.

Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường?

Trước khi đi vào nội dung về nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?, ở phần mục này của bài viết chúng tôi sẽ giải thích về lý do tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường, cụ thể như sau:

– Tạo ra cho các học sinh học tập tại ngôi trường đó có một môi trường an toàn, từ đó tạo ra môi trường để các em học sinh có thể học tập và rèn luyện.

– Đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở cổng trường không chỉ giúp các học sinh có môi trường học tập mà còn giúp các em rèn luyện về tính chấp hành các quy định về luật giao thông đúng quy đinh ở cổng trường và cả các địa điểm khác.

– Cùng với đó, việc đảm bảo trật tự này cũng giảm thiểu tối đa tình trạng về tai nạn giao thông ở trong học đường nói riêng và đời sống hằng ngày nói chung.

– Đảm bảo về sự an toàn về sức khỏe, tính mạng cho chính học sinh, phụ huynh, các cán bộ nhân viên của nhà trường đó.

– Tạo ra ý thức trong khi tham gia giao thông một cách văn minh, tiến bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay, từ đó góp phần xây dựng trật tự, an toàn tham gia giao thông.

– Việc một cá nhân, tổ chức nào đó mà chấp hành việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường còn giúp thúc đẩy nâng cao ý thức con người, tự chủ động nhìn nhận về bản thân, học tập và noi theo.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường, thì cần:

– Tuyên truyền về các vấn đề an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông

– Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình khi tham gia giao thông để có thể giáo dục học sinh, con em chúng ta,….

– Tổ chức các hoạt động cũng như các buổi tuyên truyền thông qua phát tờ rơi, phát thanh trên các loa đài thông báo ở nhà trường hoặc giáo viên có thể tuyên truyền trực tiếp cho học sinh khi học ở trên lớp tại các buổi sinh hoạt, các buổi ngoại khóa.

Nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?

Ở nội dung này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị về nội dung để trả lời cho câu hỏi nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?. Mời quý vị cùng tham khảo trong mục nội dung dưới đây của bài viết này.

– Thứ nhất: Hiện nay, hầu hết các nhà trường đều triển khai ký cam kết với các phụ huynh của học sinh về việc không giao xe cho các em học sinh khi chưa đủ độ tuổi để điều khiển xe, chưa có giấy phép lái xe.

Ngoài ra, khi đã đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi để điều khiển phương tiện tham gia giao thông như xe gắn máy cần phải cam kết về vấn đề chấp hành các quy định liên quan về luật giao thông đường bộ như mang đầy đủ các giấy tờ khi tham gia giao thông [ giấy phép lái xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đăng ký xe,….]; đội mũ bảo hiểm và đội đúng theo quy cách; không lạng lách;….

– Thứ hai: Không được tụ tập trước cổng trường.

– Thứ ba: Không xô đẩy, nô đùa khi ra khỏi trường học.

– Thứ tư: Lúc tan học cần khẩn trương đi theo đúng hàng lối về, cùng với đó là cần chú ý quan sát xe hai bên để đảm bảo an toàn.

– Thứ năm: Đối với các loại phương tiện như xe gắn máy, xe đạp điện hoặc xe mô tô, các loại xe tương tự cần đội mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe và cả người ngồi sau xe.

– Thứ sáu: Điều khiển xe đi đúng tốc độ theo quy định, không được đánh võng, lạng lách gây nguy hiểm.

– Thứ bảy: Khi tham gia giao thông điều khiển xe thì không được sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia,….

– Thứ tám: Không sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử khi lái xe.

– Thứ chín: Đối với phụ huynh khi đón con tan học cần đội mũ bảo hiểm cho con khi điều khiển phương tiện theo quy định phải đội mũ bảo hiểm, khi đón con cần thực hiện việc đỗ và dừng xe đúng nơi mà nhà trường đã bố trí tránh tình trạng ùn tắc, kẹt xe và chen lấn nhau ở trước cổng trường học.

– Thứ mười: Không đi xe dàn hàng hai, hàng ba khi tan học và những nơi khác.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu trả lời cho câu hỏi nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?, định nghĩa về nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông? Và tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường.

Cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết trên.

Thời gian gần đây, tai nạn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến với số lượng vụ tai nạn và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Vậy người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Khi tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Sau đây, Luật Hoàng Phi xin hướng dẫn Quý vị cách điều khiển phương tiện giao thông an toàn và đúng quy định của pháp luật như sau.

Người tham gia giao thông là gì?

Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Trong đó:

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và xã hội, khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy tắc sau:

Thứ nhất: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông phải chú ý:

+ Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

+ Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

+ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Thứ hai: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Trong đó:

– Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, được quy định như sau:

+ Tín hiệu xanh là được đi;

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;

+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

Khi gặp một trong các loại báo hiệu trên, Quý vị cần căn cứ vào nội dung chỉ dẫn của nó để điều khiển xe đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý:

– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

-Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Cụ thể là:

+Tại nơi giao nhau, nếu người điều khiển giao thông giơ tay thẳng đứng thì người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải cho xe dừng lại;

+ Nếu người điều khiển giao thông giơ ngang hai tay hoặc dang một tay ngang thì người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

+Nếu người điều khiển giao thông giơ tay phải về phía trước thì người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Thứ ba: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

Xe được quyền ưu tiên bao gồm xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê đang đi làm nhiệm vụ và đoàn xe tang], người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường và không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Thứ tư: Khi điều khiển tại nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người tham gia giao thông cần lưu ý

+ Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

Trên đây là một số nội dung cơ bản mà quý độc giả cần nắm được về vấn đề người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Video liên quan

Chủ Đề