Tại sao tầng ozon bị thủng ở Nam Cực

Hẳn các bạn cũng biết các về các lỗ thủng trên tầng Ozone do hoạt động sản xuất và khai thác công nghiệp của con người. Đặc biệt là lỗ thủng ở Nam Cực đang làm tan chảy các dải băng khiến mực nước biển dâng lên hằng năm.

Ngược lại, tầng Ozone của Bắc Cực của Trái Đất vẫn còn khá nguyên vẹn. Thế nhưngvào khoảng từ tháng Ba đến tháng Tư năm nay, Bắc Cựcbất ngờ có hiện tượng suy giảm Ozone tạo thành một lỗ thủng Ozone. Lỗ thủng này chỉ vừa mới biến mất vào tuần trước. Tuy không nghiêm trọng như lỗ thủng ở Nam Cực nhưng hiện tượng này đã khiến cho nhiều nhà khoa học phải chú ý.

"Hiện tượng này tuy bất thường nhưng không phải là lạ, vì nó xảy ra mỗi thập kỉ một lần." Paul Newman, Trưởng đội nghiên cứu tại NASA về Khoa học Trái đất cho biết.

Hình ảnh tầng Ozone tại Bắc Cực được cung cấp bởi dữ liệu của Dịch vụ Giám sát khí quyển Copernicus. [Nguồn ảnh: Mashable]

Xem xét lại các báo cáo và kết quả đo đạc cũ, điều tương tự từng xảy ra vào năm 1997 và 2011, theo Antje Innes, Nghiên cứu viên cao cấp tại Dịch vụ Giám sát khí quyển Copernicus của Công đoàn Châu âu [CAMS]. Các kết quả đo đạc gần đây còn cho thấy mực Ozone còn thấp hơn các năm trước, cô tiết lộ. Tuy vậy, điều quan trọng là chúng vẫn chưa thấp bằng mực Ozone ở Nam Cực.

Ở cực Nam của Trái Đất, tầng Ozone đã bị tàn phá hàng thập kỉ bởi hoạt động xả khí thải gây suy giảm Ozone như Chlorofluorocarbons hay còn gọi là CFCs vào bầu khí quyển. May mắn thay, việc này đã được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1985 và CFCs đã bị cấm ngay sau đó.Tuy hành động này đã giúp các lỗ thủng ở Nam Cực dần hồi phục, chúng vẫn còn xuất hiện hằng năm từ tháng Tám đến tháng Mười.

Tại sao năm nay lỗ thủng ở tầng Ozone lại xuất hiện ở Bắc Cực?

Nguyên nhân chủ yếu là do lốc xoáy vùng cực. Hiện tượng này xuất hiện khi luồng khí xoáy cực mạnh và liên tục hình thànhvào mùa đông tại Bắc Cực và Nam Cực.

Sự thay đổi trong đường đi của các luồng khí quanh Bắc Cực khi xuất hiện lốc xoáy vùng cực. [Nguồn ảnh: Deutsche Welle]

Do tác động của lốc xoáy vùng cực, không khí lạnh ở Bắc Cực bị kẹt lại một chỗ thay vì phân tán đi khắp nơi. Khối khí lạnh [có nhiệt độ khoảng âm 78 độ C] và ổn định này cho phép các đám mây được hình thành ở tầng bình lưu của khí quyển Trái Đất, thường được biết đến là tầng Ozone do nồng độ Ozone cao tập trung tại đó.

Những đám mây này là môi trường lý tưởng cho các chất hoá học nhân tạo như CFCs phản ứng với ánh sáng mặt trời, từ đó tạo thành Chlorine, chất hoá học phá huỷ tầng Ozone. Các đám mây ở tầng bình lưu này thường xuyên xuất hiện ở Nam Cực. Đây chính là lý do vì sao lỗ thủng Ozone ở Nam Cực xuất hiện thường xuyên và lớn hơn những lỗ thủng ở Bắc Cực, nhất là vào khoảng tháng Chín và tháng Mười hằng năm.

Ngoài ra, lốc xoáy vùng cực này cũng ngăn không cho các luồng khí giàu Ozone từ nơi khác đổ về Bắc Cực, giúp lỗ thủng tiếp tục tồn tại. Thế nhưng chỉ trong tuần trước, lốc xoáy vùng cực này bỗng nhiên biến mất, cho phép không khí giàu Ozone từ nơi khác đổ về vá lại lỗ thủng.

Lốc xoáy vùng cực đột ngột biến mất vào ngày 23/04/2020. [Nguồn ảnh: Twitter]

Không thể không kể đến vai trò của các khế ước quốc tế đối với sự hồi phục tầng Ozone, tiêu biểu là Nghị định thư Montreal. Nghị định thư này cấm các chất hoá học CFCs vào khoảng cuối các năm 1980, nhờ đó giảm thiểu thiệt hại tầng Ozone ở Bắc Cực lẫn Nam Cực trong thời điểm hiện tại. "Nếu không có Nghị định thư Montreal thì tình hình đã tệ hơn rất nhiều lần." Newman cho biết.

Lỗ thủng tuy đã biến mất nhưng một câu hỏi vẫn tồn tại. Tại sao lốc xoáy vùng cực năm nay lại mạnh đến như vậy? "Vẫn chưa biết lý do vì sao lốc xoáy vùng cực năm nay lại tồn tại lâu đến thế, nhưng cộng đồng khoa học chắc chắn sẽ nghiên cứu thêm về hiện tượng bí ẩn này."Innes nói.

Bạn thấy hiện tượng kì lạ này có đáng lo không?

Nguồn: Mashable

Xem thêm:

  • 2020: Dịch bệnh hoành hành miết có buôn bán được gì đâu hỏi sao thị phần smartphone toàn cầu không giảm
  • Bill Gates lên tiếng về việc chính phủ Mỹ nên làm gì để đối phó với đại dịch Covid - 19 một cách hiệu quả trong thời điểm hiện tại

Video liên quan

Chủ Đề