Tại sao vàng không được sử dụng như tiền trong cuộc sống

Mục lục

Lý doSửa đổi

Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm, khối lượng riêng lớn; vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa chọn làm thước đo giá trị - nó đã được chọn từ xa xưa là một dạng tiền và vật cất trữ của cải.

Đã có rất nhiều vật phẩm được sử dụng làm tiền, bao gồm cả những thứ tưởng như không thể như vỏ ốc, lá cây thuốc lá. Những thuộc tính cần phải có để một dạng vật chất trở thành dạng cơ bản của tiền là

  • Dễ phân biệt
  • Bền vững
  • Ổn định về lượng sẵn có
  • Giá trị nội tại không bị biến động.

Vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu trên và có thể nói rằng nó là dạng vật chất duy nhất trên thế giới đáp ứng được. Lượng vàng mà con người có được không thay đổi đột biến trong nhiều thế kỷ; lượng vàng bổ sung nhờ khai mỏ là nhỏ và dự tính được. Phần lớn vàng được tàng cất trong kho, quỹ, két ở dạng "chức năng" của nó là vật lưu trữ giá trị. Nhu cầu vàng cho mục đích khác chỉ là trang sức, răng giả và đồ điện tử mà thôi. Việc sử dụng vàng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác có thể coi là cùng chức năng lưu trữ giá trị bởi thuộc tính thẩm mĩ của nó. Hai ứng dụng còn lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với lượng vàng được tàng trữ dưới dạng thỏi, nén; bên cạnh đó, nhu cầu vàng trong lĩnh vực nha khoa đang giảm xuống nhờ việc sử dụng các vật liệu trông giống răng thật. Ngoài vàng ra, bất kỳ vật phẩm nào khác đều có thể biến đổi giá trị khi cung và cầu thay đổi.

Quá trình đi đến chọn vàng làm tiền, trong các xã hội, khác nhau theo thời gian và địa điểm. Tuy vậy các nhà sử học tin rằng, giá trị cao của vàng nhờ đẹp, tinh khiết, không bị ăn mòn, luôn ổn định, và dễ nhận ra đã đưa nó trở thành vật bảo toàn giá trị và thước đo giá trị của các dạng hàng hóa, vật chất khác. Ở thành Babylon cổ đại, giạ lúa mì [36 lít] đã được sử dụng làm đơn vị tính toán với khối lượng vàng tương ứng được sử dụng làm vật mang giá trị. Những hệ thống tiền tệ cổ xưa dựa trên lương thực sử dụng vàng để biểu hiện giá trị. Nghiệp vụ ngân hàng [banking] bắt đầu xuất hiện khi vàng ký gửi tại ngân hàng có thể được chuyển từ một tài khoản sang tài khoản khác trực tiếp hoặc cho vay lấy lãi suất.

Vàng có khối lượng riêng lớn [19,3 g/cm³] nên những thủ đoạn pha vàng với kim loại rẻ tiền đều dễ dàng bị phát hiện bởi sẽ làm giảm tỉ trọng [câu chuyện "Eureka" nổi tiếng của nhà bác học Ác-si-mét]. Có một số kim loại nặng hơn vàng tương đối phổ biến như osmium [22,6 g/cm³], iridium [22,4 g/cm³], bạch kim [21,45 g/cm³], wolfram [19,35 g/cm³] nhưng chúng đều đắt hơn vàng. Riêng wolfram thì giá gần bằng vàng vậy nhưng hợp kim của vàng và wolfram thì khó chế tạo và nếu có pha vào thì cũng chẳng lợi lộc gì.

Khi được sử dụng thay mặt vàng trong hệ thống tiền tệ, chức năng của tiền giấy là nhằm giảm nguy hiểm có thể xảy ra khi vận chuyển vàng, giảm khả năng làm xấu những đồng xu vàng và tránh việc rút dần phương tiện thanh toán ra khỏi lưu thông như đầu cơ hay hao mòn. Sự xuất hiện tiền giấy ban đầu chỉ thuần túy bởi sự thiếu tin cậy khi vận chuyển vàng, đặc biệt là những rủi ro trên những hành trình dài; bên cạnh đó còn bởi các nước muốn sự giao thương phải đặt dưới sự kiểm soát của họ. Tiền tệ được đảm bảo bằng kim loại quý đôi khi được gọi là tiền biểu hiện. Và giấy bạc được phát hành theo cách này gọi là chứng chỉ tiền tệ, một cách gọi để phân biệt nó với các dạng khác của tiền giấy.

Trên thực tế, trong phần lớn lịch sử xã hội loài người, bạc mới là phương tiện lưu thông chủ yếu và là kim loại quan trọng đóng vai trò tiền tệ. Vàng được sử dụng là vật mang giá trị cao nhất, và là phương tiện thanh toán chỉ khi cần phải gọn nhẹ như việc thanh toán cho quân đội. Trong một số thời điểm, vàng thay thế bạc trong vai trò đơn vị cơ sở cho thương mại quốc tế, đó là thời kỳ hoàng kim của đạo Hồi [năm 662 đến 1258], thời kỳ đỉnh cao của các thành quốc buôn bán Italia trong thời Phục hưng, và đáng kể nhất là trong thế kỷ 19. Vàng duy trì vai trò là kim loại của kế toán lưu trữ tiền tệ cho đến khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ năm 1971. Cho đến nay, nó vẫn là đối tượng dự trữ quan trọng ở các ngân hàng trung ương và chính phủ, là phương tiện duy trì khả năng thanh khoản và thực hiện chức năng bảo toàn giá trị.

Tổng lượng vàng mà con người đã khai thác cho đến nay thật ít một cách kinh ngạc – khoảng 125 ngàn tấn. Nếu toàn bộ số vàng đó được xếp ở một chỗ thì chỉ một nhà thi đấu bóng rổ đủ chứa toàn bộ [cao 9 m, rộng 18 m, dài 36 m].

Giá vàng hiện nay khoảng US$640 một ounce tức là khoảng 20.000 đôla Mỹ một kg, giá trị toàn bộ dự trữ vàng của thế giới là chừng 2,5 nghìn tỷ đôla Mỹ. Con số này còn ít hơn lượng tiền mặt lưu thông tại Mỹ. Do đó, nếu người ta muốn quay lại bản vị vàng thì hoặc là vàng phải lên giá rất nhiều [vài chục đến vài trăm lần] hoặc chỉ đảm bảo một phần nhỏ giá trị tổng số tiền mặt lưu hành.

Đánh bại Bạch Kim, vàng được lịch sử lựa chọn là “lý tưởng” nhất cho vai trò tiền tệ

1/6/2021 • 18 phút đọc

Trong lịch sử tiền tệ, với những đặc tính ưu việt vàng đã thống trị thời gian dài trong vai trò tiền tệ của mình. Mặc dù chức năng tiền tệ của vàng không còn phù hợp với nền kinh tế hiện đại nhưng vàng tiếp tục tác động mạnh đến giá trị của tiền tệ các nước đó và đóng một vai trò không thể thiếu trên thị trường ngoại hối.

Là một trong những kim loại quý hiếm hàng đầu và cũng là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có, vàng luôn được quan tâm nhiều nhất nhờ vai trò nổi bật trong cả giới đầu tư và tiêu dùng. Sự lên xuống của giá vàng luôn là tâm điểm chú ý không chỉ trong giới đầu tư mà còn đối với toàn xã hội.

Từ thời cổ đại, vàng luôn được xem là thước đo giá trị – là một dạng tiền và vật cất trữ của cải cũng là một hàng hóa kỳ lạ với khả năng đặc biệt làm “phong vũ biểu” cho sức khỏe nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Vàng đã độc chiếm ngôi vị tiền tệ lâu dài cho đến khi nhân loại phát minh ra tiền giấy.

Vậy trong bài viết dưới dây, Vnrebates sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc vì sao vàng có được vai trò tiền tệ? cũng như tìm hiểu việc thực hiện chức năng tiền tệ của vàng trong nền kinh tế hiện đại như thế nào.

Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ

Vàng vẫn là dự trữ an toàn nhất

Đăng ngày: 09/12/2014 - 15:42

Đằng sau kim loại vàng là nhiều điều thú vị - Ảnh: The Glamourai

Vàng là một kim loại chuyển tiếp có tính mềm, dẻo, dễ dát mỏng và không phản ứng với hầu hết các hóa chất. Nólà một trong những kim loại quý trên thế giới, đằng sau vẻ đẹp lấp lánh của nó là nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

80% lượng vàng trên Trái đất vẫn chưa được tìm thấy

Vàng có thể được tìm thấy ở cả 7 lục địa. Tổng cộng 166.500 tấn vàng đã được khai thác trong lịch sử thế giới, nếu đúc chúng thành một khối lập phương sẽ có cạnh dài 20,5m.Nếu nấu chảy số vàng trên, nó sẽ lấp đầy một bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

166.500 tấn vàng cho đến nay được chia thành 4 thành phần chính theo ứng dụng, trong đó phổ biến nhất vàng được dùng làm đồ trang sức [50,5%].

Tiếp đến dùng làm đầu tư tư nhân [18,7%], rồi dùng cho dự trữ cho chính phủ trên thế giới [17,4%], và cuối cùng vàng sử dụng trong công nghiệp [13,4%].

Kỹ thuật viên xử lý vàng lỏng thành vàng miếng - Ảnh: REUTERS

75% lượng vàng mà con người đang sở hữu được khai thác từ năm 1910 trở lại đây. Trong suốt nhiều thiên niên kỷ trước đó, người ta chỉ tìm ra 25% tổng số vàng hiện có.

Các nhà khảo cổ học cho rằng nhân loại bắt đầu phát hiện và sử dụng vàng từ năm 5.000 TCN. Các nhà khoa học cho biết theo ước tính 80% lượng vàng trên Trái đất vẫn chưa được tìm thấy.

Nhiều ý kiến cho rằng vàng có khả năng nằm rất sâu dưới mặt đất nên con người không thể khai thác chúng trong tương lai gần.

Đồng tiền vàng đầu tiên được những người sống ở Lydia [một phần của Thổ Nhĩ Kỳ] sử dụng vào khoảng 560 năm TCN. Truyền thuyết kể rằng vàng đến từ sông Pactolus, nơi vua Midas mất đi khả năng biến đồ vật thành vàng.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều nhất, Nam Phi trữ lượng lớn nhất

Với 1 gram vàng, người ta có thể dát mỏng thành một sợi dây dài 165m với đường kính bằng một sợi tóc người.

Do vàng là chất dẫn điện hoàn hảo nên nó được dùng trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Nhiều mẩu chuyện lưu truyền trong dân gian rằng các bậc đế vương Trung Quốc còn dùng vàng dát mỏng làm chỉ thêu trong những tấm thảm sang trọng hoặc may áo cho hoàng cung.

Thể thao cũng sử dụng vàng. Trong quá khứ, người ta sử dụng vàng thật để chế tác huy chương vàng tặng các vận động viên vô địch. Từ năm 1912, Ủy ban Olympic ngưng dùng vàng 24K làm huy chương. Huy chương vàng ngày nay chỉ có khoảng 6 gram vàng.

Vàng còn được sử dụng trong kính mũ của các phi hành gia - Ảnh: NASA

Vàng ngày nay còn được sử dụng trong kính và mũ trùm đầu của các phi hành gia. Vàng đóng vai trò hữu ích trong việc phản xạ tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời, giúp mũ phi hành gia không bị tăng nhiệt.

Khoảng 13% vàng được dùng làm tiền xu đưa vào các ngân hàng trung ương quốc gia hoặc được thu mua từ các nhà đầu tư. Số còn lại được sử dụng cho mục đích khác như ứng dụng trong công nghiệp và nha khoa.

Thống kê trữ lượng vàng của chính phủ và tổ chức tiền tệ trên toàn thế giới vào năm 2012 cho thấy Mỹ giữ nhiều nhất, kế đó là tổ chức tiền tệ IMF, sau đến Đức, Ý, Pháp. Cho đến tháng 5-2016, thứ tự này vẫn không thay đổi.

Theo trang Business Insider, năm 2016 Trung Quốc mua nhiều trang sức vàng nhất thế giới. Theo một báo cáo, các quốc gia Nam Á nhập khẩu khoảng 800 tấn vàng mỗi năm và sử dụng khoảng 600 tấn trong số đó để làm đồ trang sức.

Nam Phi là quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới. Trong 130 năm qua, trung bình 40% lượng vàng trên thế giới được khai thác ở quốc gia này.

Quặng vàng lớn nhất còn tồn tại đến ngày nay đang được bảo quản tại Las Vegas - Ảnh: REUTERS

Quặng vàng lớn nhất thế giới từng được tìm thấy là "Welcome Stranger", được tìm thấy ở Victoria, Úc vào năm 1869, nặng 71kg trong đó có 65kg là vàng nguyên chất.

Khối quặng lớn nhất còn tồn tại có tên "Hand of Faith" được tìm thấy năm 1980 ở Úc nặng 27kg hiện đang được trưng bày ở Golden Nugget Cassino tại Las Vegas.

Video liên quan

Chủ Đề