Tài trợ dự an Học viện ngân hàng

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung [tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU] là trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo có truyền thống đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà...

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng Học viện Ngân hàng 4/14/15
  2. n  Mục tiêu môn học: Trang bị cho SV những kiến thức căn bản về dự án đầu tư, các nội dung cần thiết để lập và thẩm định dự án §  Yêu cầu: SV cần trang bị trước các kiến thức về: ü  Toán căn bản, toán tài chính ü  Các kiến thức căn bản về tài chính doanh nghiệp ü  Kiến thức kinh tế - xã hội: Môi trường đầu tư vĩ mô, những biến động thuộc về môi trường vĩ mô, chiến lược và quy hoạch phát triển của khu vực, thị trường, hành lang pháp lý về đầu tư, quy chế quản lý đầu tư,… §  Phương pháp giảng dạy: Giảng lý thuyết kết hợp với làm bài tập nhóm và bài tập cá nhân, thảo luận các tình huống thực tế 2 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  3. Tài liệu tham khảo n  Giáo trình tài trợ dự án, Học viện ngân hàng, 2010 n  Ths. Đinh Thế Hiển, Lập – thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống kê, 2010. n  TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, 2010. n  website 3 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  4. Chương 1: Đầu tư và dự án đầu tư 1. Đầu tư và dự án đầu tư 2. Lập dự án đầu tư 4 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  5. 1- Khái niệm về đầu tư + Theo nhận thức chung Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai + Theo khía cạnh tài sản: Đó là sự sử dụng vốn để tạo ra các tiềm lực sản xuất-kinh doanh, là quá trình quản trị cơ cấu tài sản để sinh lợi. + Theo khía cạnh tài chính: Đó là một chuỗi các hoạt động chi ra của chủ đầu tư và sau đó là một chuỗi hoạt động thu về để hoàn vốn và sinh lợi. + Theo khía cạnh tiến bộ khoa học-kỹ thuật: Đó là đổi mới phương tiện sản xuất nhằm làm giảm lao động thủ công trực tiếp và làm cho sản lượng hàng hoá thu được ngày càng tăng. + Theo quan điểm vĩ mô của lợi ích xã hội: Đó là sự khai thác, sử dụng các khoản tiền đã tích luỹ được của xã hội, của các doanh nghiệp và của dân chúng vào việc tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra các tiềm lực to lớn hơn về mọi mặt của đời sống xã hội. 5 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  6. 2- Đặc trưng của đầu tư Ø  Tính sinh lời Ø  Tính dài hạn Ø  Tính rủi ro 6 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  7. 3- Phân loại đầu tư 1 – Phân loại đầu tư theo ngành: + Đầu tư phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản + Đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng + Đầu tư phát triển dich vụ 2- Theo đặc điểm hoạt động: + Đầu tư cơ bản tạo ra TSCĐ + Đầu tư vận hành tạo ra TSLĐ 3- Theo tính chất đầu tư: + Đầu tư mới + Đầu tư mở rộng 4- Theo chức năng quản trị vốn: + Đầu tư trực tiếp: Đầu tư phát triển, đầu tư dịch chuyển + Đầu tư gián 7 tiếp Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  8. Đầu tư và dự án đầu tư ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ DỊCH CHUYỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU ĐẦU TƯ MỚI ĐẦU TƯ MỞ RỘNG 8 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  9. 4. Vai trò của hoạt động đầu tư Ø  Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Ø  Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ø  Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước Ø  Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế Ø  Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 9 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  10. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1- Khái niệm dự án đầu tư Ø  Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai Ø  Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai 10 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  11. Đầu tư và dự án đầu tư §  Khái niệm dự án đầu tư Ø  Theo Ngân hàng Thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và các chi phí liên quan được hoạch định một cách có bài bản, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn xác định Ø  Dự án gồm 4 thành phần: Ø  Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án Ø  Các kết quả Ø  Các hoạt động Ø  Các nguồn lực cần thiết cho dự án 11 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  12. 2- Vai trò của dự án đầu tư Ø  Với chủ đầu tư: - Là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư - Là cơ sở để xin phép được đầu tư và cấp giấy phép hoạt động; là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư - Là một phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn - Là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia dự án. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh 12 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  13. 2- Vai trò của dự án đầu tư [tiếp] Ø  Đối với Nhà nước: - Là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Ø  Đối với các nhà tài trợ: - Là cơ sở để ra quyết định có tài trợ hay không tài trợ cho dự án đó - Khi chấp nhận đầu tư, dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư, đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn vay. 13 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  14. 3- Phân loại dự án đầu tư Ø  Theo quy mô và tính chất Ø  Theo nguồn vốn đầu tư Ø  Theo mục đích của dự án Ø  Theo mối quan hệ giữa các dự án Ø  Theo cấp độ nghiên cứu 14 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  15. 4- Yêu cầu của dự án đầu tư Ø  Tính khoa học Ø  Tính thực tiễn Ø  Tính pháp lý Ø  Tính thống nhất 15 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  16. 5- Chu trình của dự án §  Khái niệm: Là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động Chuẩn bị Thực hiện Vận hành đầu tư đầu tư kết quả đầu tư 16 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  17. Chu trình của dự án Kết thúc dự án Bắt đầu dự án mới NC cơ hội đầu tư Thanh lý dự án Chu trình NC tiền khả thi Đánh giá dự án dù ¸n ®Çu t­ NC khả thi Vận hành dự án Thẩm định và ra QĐ Thùc hiÖn dù ¸n Chạy thử, ThiÕt bàn giao Thi c«ng kÕ 17 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  18. Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư n  Gồm 4 bước: Ø  Nghiên cứu cơ hội đầu tư Ø  Nghiên cứu tiền khả thi Ø  Nghiên cứu khả thi Ø  Thẩm định và ra quyết định đầu tư §  Đây là giai đoạn rất quan trọng, mang tính nền móng và có ý nghĩa quyết định thành công hoặc thất bại của dự án. VD: Quy hoạch, xác định địa điểm sai: Nhà máy đường, trung tâm giống thủy sản Sơn la Một số dự án chưa chú ý đến yếu tố môi trường như: xi măng Tuyên Quang, Xi măng Lạng Sơn… §  Giai đoạn này vấn đề nguồn thông tin, chất lượng của các kết quả nghiên cứu tính toán là quan trọng nhất. 18 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  19. Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư - Là giai đoạn hình thành ý tưởng của dự án Ø  Nội dung: xem xét những nhu cầu, khả năng, điều kiện cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư và các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Ø  Mục tiêu: xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các cơ hội đầu tư. Ø  Yêu cầu: đưa ra được những thông tin cơ bản, phản ánh sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư đủ để làm người có khả năng đầu tư cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không. 19 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng
  20. Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi Ø  Là bước nghiên cứu tiếp theo với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động Ø  Mục tiêu: tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các cơ hội đầu tư đã lựa chọn nhằm khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn 20 Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng

Page 2

YOMEDIA

Bài giảng Tài trợ dự án đầu tư trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về dự án đầu tư, các nội dung cần thiết để lập và thẩm định dự án. Các nội dung chính trong chương 1 và chương 2 trình bày những nội dung chính như sau: Đầu tư và dự án đầu tư, lập dự án đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo.

24-02-2016 168 17

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Ngày 23/08/2017     2,971 lượt xem

Đánh giá đạt chuẩn đầu ra học phần Tài trợ dự án

1. Xác định mục tiêu chung phù hợp với vị trí trong chuẩn đầu ra ngành đào tạo, chương trình đào tạo của học phần

Mô tả ngắn của học phần “Tài trợ dự án”:

Mục tiêu của học phần này nhằm phát triển khả năng của người học trong việc tổng hợp phân tích đánh giá để lựa chọn phương thức tài trợ phù hợp cho các phương án/ dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. Học phần này đề cập đầy đủ về hoạt động đầu tư, dự án đầu tư, các nội dung và chu trình của dự án đầu tư; các nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư; các phương thức tài trợ dự án nhằm đề xuất các phương thức tài trợ cho các dự án đầu tư khả thi và hiệu quả.

2. Xây dựng chuẩn đầu ra của học phần [Yêu cầu cần đạt được của người học]

Chuẩn đầu ra của học phần “Tài trợ dự án”:

Để hoàn thành học phần, người học phải đạt được:

- Hiểu rõ về hoạt động đầu tư, nội dung và chu trình của dự án đầu tư .

- Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp để thẩm định nội dung của dự án đầu tư

-  Lựa chọn các dự án đầu tư khả thi và hiệu quả và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp

3.  Thiết kế các yêu cầu đánh giá

Yêu cầu đánh giá người học của học phần “Tài trợ dự án”:

Để đạt được chuẩn đầu ra học phần, người học cần chứng minh/ thể hiện được khả năng:

Hiểu rõ về hoạt động đầu tư, nội dung và chu trình của dự án đầu tư

- Hiểu rõ về hoạt động đầu tư, các đặc điểm cũng như vai trò của hoạt động đầu tư

- Hiểu rõ các bước/ các giai đoạn trong chu trình của dự án đầu tư

- Nắm được nội dung của dự án đầu tư và biết cách lập dự án đầu tư

Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp để thẩm định nội dung của dự án đầu tư

- Xác định các phương pháp thẩm định phù hợp với đặc điểm của dự án-

- Ứng dụng kỹ thuật thẩm định để đánh giá các nội dung của dự án đầu tư, cả tài chính và phi tài chính

- Ứng dụng kỹ thuật để phân tích rủi ro của dự án.

- Đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư

Lựa chọn các dự án đầu tư khả thi/hiệu quả và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp.

- Hiểu được các phương thức tài trợ dự án tại ngân hàng

- Thể hiện được khả năng tổng hợp phân tích và khả năng tư duy sáng tạo trong việc lựa chọn dự án sản xuất kinh doanh khả thi và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp

4. Xây dựng phương án đánh giá đạt chuẩn đầu ra học phần của người học

Chuẩn đầu ra

Hình thức

đánh giá

Hình thức kiểm tra, thi

Thời điểm

Hiểu rõ về hoạt động đầu tư, nội dung và chu trình của dự án đầu tư

Kiểm tra lần 1 và lần 2

Bài tập lớn [theo nhóm]

Sau 39 tiết giảng

Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp để thẩm định nội dung của dự án đầu tư

Lựa chọn các dự án đầu tư khả thi/hiệu quả và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp

Tổng hợp 3 chuẩn đầu ra học phần

Thi kết thúc học phần

Thi viết

Kết thúc học kỳ

5. Xây dựng ngân hàng câu hỏi, tình huống phục vụ đánh giá

a. Bài kiểm thành phần [30%]: Bài tập lớn [file đính kèm]

b. Câu hỏi thi hết học phần:

+ Số lượng câu hỏi thi: 200 câu hỏi

Kết cấu đề thi theo chuẩn đầu ra:

Kỹ năng nhớ: 2 câu – 2 điểm

Kỹ năng hiểu: 2 câu – 2 điểm

Kỹ năng ứng dụng: 2 câu – 4 điểm

Kỹ năng phân tích: 1câu: 2 điểm.


6. Ngưỡng đánh giá người học

D

Người học đáp ứng các yêu cầu đánh giá của học phần ở mức độ nhớ được các nội dung lý thuyết về đầu tư, dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, các phương thức tài trợ dự án

C

Người học đạt mức điểm D và phải thể hiện khả năng sử dụng các kỹ thuật/ phương pháp để thẩm dịnh, đánh giá dự án đầu tư nhằm lựa chọn các dự án khả thi và hiệu quả

B

Người học đạt mức điểm C và phải thể hiện khả năng lập luận logic, mạch lạc trong quá trình sử dụng các kỹ thuật/ phương pháp để thẩm dịnh, đánh giá dự án đầu tư nhằm lựa chọn các dự án khả thi và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp

A

Người học đạt mức điểm B và phải thể hiện tuy duy sáng tạo, tư duy tổng hợp trong bài thi, vận dụng các thông tin, minh chứng và tổng hợp, phân tích chặt chẽ để lựa chọn các dự án đầu tư khả thi và hiệu quả và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÀI TRỢ DỰ ÁN [Mã học phần:  FIN18A ]

Thời gian áp dụng: năm học 2014-2015

1. Trình độ/ Hình thức đào tạo:

- Cao đẳng chính quy

- Đại học chính quy

- Đại Học tại chức

2. Số tín chỉ:  3 tín chỉ

3. Phân bổ thời gian:

- Giảng lý thuyết trên lớp: 48 tiết

- Tự học/ tự nghiên cứu/ bài tập lớn: 90 tiết

4. Điều kiện tiên quyết

- Học phần đã học: Tài chính doanh nghiệp,  Phân tích hoạt động doanh nghiệp

 5. Mục tiêu môn học

- Hiểu rõ về hoạt động đầu tư, nội dung và chu trình của dự án đầu tư .

- Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp để thẩm định nội dung của dự án đầu tư

-  Lựa chọn các dự án đầu tư khả thi/ hiệu quả và đề xuất các phương thức tài trợ phù hợp

6. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Mục tiêu của học phần này nhằm phát triển khả năng của người học trong việc tổng hợp phân tích đánh giá để lựa chọn phương thức tài trợ phù hợp cho các phương án/ dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả. Học phần này đề cập đầy đủ về hoạt động đầu tư, dự án đầu tư, các nội dung và chu trình của dự án đầu tư; các nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư; các phương thức tài trợ dự án nhằm đề xuất các phương thức tài trợ cho các dự án đầu tư khả thi và hiệu quả.

7. Yêu cầu đối với học viên

- Học viên tham dự đầy đủ và tích cực vào các buổi học trên lớp.

- Học viên phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Học viên thực hiện nghiêm túc bài kiểm tra giữa khóa và bài tập, tình huống trau dồi kỹ năng.

- Học viên phải có kỹ năng làm việc theo nhóm để giải quyết các tình huống thực tế.

- Học viên cần nắm vững những kỹ thuật căn bản về tìm kiếm phân tích và tổng hợp  thông tin để có thể hoàn tất thành công một số yêu cầu của môn học.

8. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

1. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng [2014], Tài trợ dự án, Học viện Ngân hàng.

1.PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt [2012], Lập dự án đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân

2. TS. Đinh Thế Hiển [2012], Dự án đầu tư – Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án, Nhà Xuất Bản Thống Kê.

3. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê

  • Tài liệu khác: Văn bản chế độ của ngành và những văn bản pháp luật liên quan, thời báo ngân hàng, tạp chí khoa học ngân hàng, thời báo tài chính và các trang website của các NHTM  và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế như: WB, IMF, ADB, BIS..

9. Đánh giá môn học

  • Dự lớp                                                                   10%
  • Thảo luận/Thuyết trình/Báo cáo/kiểm tra       30%                           
  • Thi cuối học kỳ                                                    60%

10. Khái quát nội dung

TT

Tên chương/ phần

Nội dung chính

Thời lượng

1

Chương 1: Tổng quan về đầu tư

- Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư

- Tổng quan về hoạt động đầu tư

 3 tiết

2

Chương 2: Tổng quan về dự án đầu tư

- Tổng quan về dự án đầu tư

- Chu trình của dự án đầu tư

8 tiết

3

Chương 3: Thẩm định dự án đầu tư

- Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

- Nội dung thẩm định dự án đầu tư

- Ứng dụng Excel trong lập và thẩm định dự án đầu tư

- Phân tích rủi ro dự án đầu tư

34 tiết

4

Chương 4: Các phương thức tài trợ

- Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

- Tài trợ bằng nợ

- Tài trợ bằng leasing

- Tài trợ kết hợp

3 tiết

       

11. Nhóm giảng viên:

STT

Họ và tên

Email

Số điện thoại

Ngày trực

Nguyễn Thị Thái Hưng

0988746101

 

Đào Thị Thanh Tú

0983486877

 

Vũ Thị Kim Oanh

0983571083

Thứ 5 ca 2

Nguyễn Thu Hường

0985135768

 

12. Tiến trình học tập:

[Chú ý: Bài tập lớn giảng viên thông báo trước cho học viên và thực hiện thảo luận trong thời gian của chương]

 

Hoạt động học tập

Bài đọc bắt buộc

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Tiết 1–3

  • Giới thiệu môn học
  • Phân nhóm thảo luận
  • Giới thiệu các văn bản pháp quy
  • Giảng lí thuyết

1.1 Khái niệm về đầu tư

1.2 Đặc trưng hoạt động đầu tư

1.3 Phân loại hoạt động đầu tư

1.4 Vai trò của đầu tư

  • Giáo trình Tài trợ dự án [chương 1]

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tiết 4 - 12

2.1 Khái niệm về dự án đầu tư

  2.1.1. Khái niệm

  2.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án                                                             

  2.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư

2.2 Vai trò của dự án đầu tư

2.3 Phân loại dự án đầu tư

2.4 Chu trình của dự án đầu tư

  • Giáo trình Tài trợ dự án [chương 2]
  • Văn bản pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư

Bài tập tình huống

Dự án mẫu công ty thức ăn chăn nuôi

- Các nhóm trình bày bài tập lớn: Giai đoạn lập dự án

CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tiết 13-15

Tiết 16 - 21

Tiết 22-24

Tiết 25- 36

Tiết 37 – 39

Tiết 41- 45

3.1 Tổng quan về thẩm định dự án

3.1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

3.1.2 Vai trò thẩm định dự án

3.1.3 Phương pháp thẩm định thẩm dự án

3.1.4 Yêu cầu đối với thông tin thẩm định

3.1.5 Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định

- Cơ sở pháp lý thẩm định dự án

3.2 Nội dung thẩm định

3.2.1 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

3.2.2 Thẩm định thị trường dự án đầu tư

3.2.2.1 Thẩm định sự lựa chọn sản phẩm

3.2.2.2 Thẩm định khu vực thị trường và đối tượng khách hàng

3.2.2.3 Thẩm định khả năng cạnh tranh và phương thức cạnh tranh

3.2.2.4 Thẩm định phương thức tiêu thụ

3.2.2.5 Thẩm định sản phẩm xuất khẩu

Bài thuyết trình nhóm: Đánh giá tình hình thị trường ở hiện tại và dự báo diễn biến thị trường trong tương lai của một số ngành hoặc một số mặt hàng...

3.2.3 Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư

3.2.3.1 Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án

3.2.3.2 Xác định công suất của dự án

3.2.3.3 Lựa chọn công nghệ cho dự án

3.2.3.4 Nguyên vật liệu đầu vào

3.2.3.5 Kiểm tra quy mô, giải pháp xây dựng công trình

3.2.3.6 Kiểm tra kế hoạch tiến độ thực hiện dự án

3.2.4 Thẩm định phương diện quản lý nhân sự dự án

3.2.5 Thẩm định tài chính dự án

3.2.5.1 Xác định tổng mức vốn đầu tư

3.2.5.2 Xác định các nguồn tài trợ cho dự án

3.2.5.3 Thẩm định doanh thu chi phí và xác định dòng tiền của dự án

3.2.5.5 Các quan điểm xem xét dự án

3.2.5.6 Các chỉ tiêu tài chính của dự án

- Phương pháp so sánh đánh giá các dự án đầu tư

Bài tập tình huống: Bài tập tổng hợp về dự án/ bài tập so sánh đánh giá các dự án

3.2.6 Thẩm định phương diện kinh tế xã hội dự án đầu tư

3.3 Phân tích rủi ro dự án đầu tư

3.3.1 Các loại rủi ro liên quan tới dự án

3.3.2 Phương pháp quản lý rủi ro dự án

3.3.3 Phương pháp đo lường rủi ro dự án

Sử dụng Excel trong phân tích dự án

  • Giáo trình Tài trợ dự án [chương 3]
  • Tài liệu học tập môn Tài trợ dự án
  • Quy trình thẩm định dự án đầu tư của các NHTM [download từ website các ngân hàng]
  • Văn bản pháp lý liên quan đến thẩm định dự án

Bài tập tình huống

Các nhóm trình bày kết quả thẩm định dự án của các nhóm khác

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN

Tiết 46 - 48

4.1 Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

4.2 Tài trợ bằng nợ

4.3 Tài trợ bằng leasing

4.4 Tài trợ kết hợp

  • Giáo trình Tài trợ dự án [chương 4]
  • Tài liệu học tập môn TTDA

Bài tập nghiên cứu

1. Nghiên cứu các phương thức tài trợ dự án đang được triển khai tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề