Tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những bài ca dao tri tình rất hay thuộc chủ đề tình yêu nam nữ, hôn nhân hay gia đình. Những vần ca dao này được truyền tụng trong dân gian đời này qua đời khác vớinhiều mến chuộng. Trong tình yêu trai gái, có lẽ cái khó khăn nhất là lời nói đầu tiên.Khó lắm mới được dịp trực tiếp gặp người con gái mình thầm yêu trộm nhớ. Với những dịp gặp nhau như thế, người con trai phải tìm ngay ra mộtcớ nào đó để mở lời đầu tiên này.

Trong bài ca dao Tát nước đầu đình, tình yêu chân thật đã giúp chàng trai tìm ra một cớ, đó là xin lại chiếc áo bỏ quên. Nhờ cái áo mà chàng trai nói được lời khó khăn đầu tiên ấy.


Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái do trên cành hoa sen.
Nghe chàng trai nói như thế, thoạt đầu cô gái cũng tin ngay. Vì không tin sao được, vì từ thời gian (hôm qua), nơi chôn (đầu đình) cho đến vị trí (trên cành hoa sen), tất cả đều được xác định và đều phù hợp với công việc của chàng trai tát nước ở đó nên mới quên. Nhưng rồi cô gái bỗng có một chút nghi ngờ. Phải rồi, sen làm gì có cành và sen vốn mảnh mai mềm yếu ai lại có thể vắt áo lên đó được. Cô gái hiểu ngay việc cái áo bỏ quên chỉ là cái cớ để chàng trai vào đề mở lời tỏ tình với mình. Ánh mắt nàng long lanh kèm theo nụ cười thông cảm như muôn nói: “biết tẩy anh rồi”, vì cô ta đã hiểu được tâm trạng thực ý muốn tỏ tình của chàng trai. Chàng trai vẫn ngọt ngào tha thiết: Em được thì cho anh xin. Lời nói gọn gàng, mạch lạc: được thì cho xin. Nhưng tiếp theo đó chàng trai lại lấp lửng vừa như muôn thăm dò vừa như muôn thắt buộc, đưa cô vào cuộc và nói tiếp ngay: “Hay là em để làm tin trong nhà”. Người đẹp chưa kịp trả lời, chàng trai đã đưa ra một câu hỏi vô lí (làm tin cái gì mới được chứ? Vả lại nàng đâu có lượm được chiếc áo để chàng xin). Chính chàng cũng biết rõ việc bỏ quên chiếc áo là không có thật. Nhưng anh chàng vẫn tảng lờ tiếp tục nói như muôn gợi tình thương yêu trong lòng thiếu nữ cho nên trước sự thiết tha chân tình đó, cô gái đang trong tâm trạng bàng hoàng của giây phút đầu tiên nhắp men say tình ái thì lại nghe thảnh thót bên tai những lời kể lể chân tình:
Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Ao anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Bốn câu nói chân thật nói liền một mạch không khỏi làm cho cô gái xao xuyến, cô nghĩ rằng xin áo thì cứ việc xin, việc gì phải kể lể hoàn cảnh gia đình của anh ra làm gì? Nhưng đối với chàng trai thì cho rằng nhờ nói như thế anh đã chuyển tới cô một tỏ bày quan trọng là mẹ anh đã già, anh chưa có vợ: “Áo anh sứt chỉ đã lâu” rất cần một người kết giúp lại. Lời nói chân thành không khỏi làm rung động trái tim người thiếu nữ, nhất là đường kim mũi chỉ trong gia đình vốn là thiên chức của người phụ nữ. Thổ lộ được tâm sự của mình, chàng trai liền khéo chuyển lại cách xưng hô một cách tế nhị: Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Cô ấy? Lại cô nào nữa ngoài người đang đốidiện với anh. Tuy nhiên người đối thoại với anh cũng có thể hiểu là một cô nào khác. Anh chàng vẫn dùng lôi xưng hô lấp lửng “cô ấy” thay vì một tiếng “em” thân mật vội vàng có thể làm cho cô gái thẹn thùng bỏ đi thì việc tỏ tình sẽ thất bại. Danh xưng “cô ấy” đã chuyển bài ca sang hướng mới.
Khâu rồi anh lại trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp em một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo. Giúp em quan tâm tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

“Cô ấy” không còn là cô gái được áo để chàng xin mà đã trở thành người thiếu nữ khâu giúp áo cho chàng. Trả lại áo chỉ là ơn nhưng khâu giúp áo mới là tình. Mà đã là tình yêu chân thật tất phải đi đến hôn nhân, vì vậy chàng nói ngay đến chuyện đồ sính lễ để diễn tả với cô gái một lễ cưới chu tất với những đồ sính lễ hậu hĩnh. Cô gái nào nghe vậy lại không xao xuyến hãnh diện, lòng đầy mĩ cảm. Đến đây, từ “cô ấy” đã nhẹ nhàng chuyển sang từ “em” thân mật nồng nàn:
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo.
Trong câu “đến khi lấy chồng” chàng trai vẫn lấp lửng không nói lấy ai, nhưng cô gái thông minh suy nghĩ chỉ nhận khâu giúp một đường tà sút chỉ mà lại được trả công hậu hĩnh bằng cả đồ sính lễ. Với linh cảm nhạy bén cô gái nhận ra cái anh chàng này thành thật muôn kết duyên vợ chồng cùng mình.

Bài Tát nước đầu đình đã diễn tả cuộc giao duyên hồn nhiên chân thành nơi thôn dã, qua những lời lấp lửng tài hoa duyên dáng của những người sống nơi đồng nội. Tứ thơ lại đặc sắc tài tình với các mạch thơ đầy uyển chuyển bất ngờ. Bài Tát nước đầu đình tuy là một câu chuyện được tạo dựng nhưng vẫn đầy đủ dí dỏm ý vị và hấp dẫn.

Hướng dẫn làm bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 hay nhất. Bài hướng dẫn chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Trèo lên cây khế nửa ngày là một bài ca dao khá quen thuộc với nhiều người. Bài ca dao nằm trong chương trình lớp 10, qua bài giảng của thầy cô thì chắc hẳn các em cũng đã nắm được nội dung của bài ca dao này rồi. Tuy nhiên để phân tích được bài ca dao thì các em cần đọc nhiều hơn, tìm hiểu sâu hơn nữa. Trước khi làm bài các em hãy tham khảo bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 hay nhất sau đây nhé. Nó sẽ giúp các em làm đề văn này được tốt hơn.

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 1

Trong tình yêu không phải lúc nào cũng được thuận buồn, xuôi gió. Cũng có khi tình yêu làm cho con người ta chua xót và buồn tủi. Tất cả những cảm xúc ấy chúng ta đều có thể tìm thấy trong ca dao, chẳng hạn như bài ca dao này:

Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời

Đọc lên cũng thấy đây là lời của một chàng trai đang yêu, viết một cách rất ngẫu hứng. Câu ca đầu tiên có tác dụng bắt vần bởi chẳng ai trèo lên cây khế mà mất tới nửa ngày cả. Trong ca dao chúng ta cũng từng bắt gặp kiểu câu bắt vần như thế này chẳng hạn như “trèo lên cây bưởi hái hoa”. Sự vô lí trong hình ảnh trèo lên cây khế nửa ngày đã giúp chàng trai diễn tả được tâm trạng của mình đó chính là sự chua xót. Ai ở đây là một đại từ phiếm chỉ mà có lẽ chỉ chàng trai mới biết câu trả lời. Nỗi chua xót ấy chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Đọc những câu thơ tiếp theo ta thấy hình ảnh có đôi có cặp của tự nhiên. Mặt trăng thì có mặt trời, sao Hôm thì có sao Mai. Chúng quất quýt với nhau chẳng thể nào tách rời. Tuy nhiên sang đến hai câu ca dao cuối chàng trai lại tự hỏi không biết cô gái có nhớ mình không. Chàng trai tự ví mình như sao vượt chờ trăng. Sao vượt và trăng tuy cùng xuất hiện vào ban đêm nhưng chúng chẳng bao giờ gặp nhau.

Cách mà chàng trai xưng hô ta – mình khiến người đọc cảm thấy thân quen và gần gũi. Vì sao yêu nhau mà lòng lại cách trở, chua xót? Có lẽ chàng trai đã rõ nguyên nhân, chỉ là không muốn phải chấp nhận sự thật đau buồn ấy mà thôi. Nhìn vào cuộc sống phong kiến trước đây ta cũng có thể đoán đó chính là do lễ giáo phong kiến, do tính môn đăng hộ đối mà biết bao chàng trai cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Tâm trạng chua xót của chàng trai cũng là tâm trạng chung của rất nhiều thanh niên thời bấy giờ.

Tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao

Bài văn hay Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 2

Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận

Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.

Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế.Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Trèo lên cây bưởi hái hoa, Người ta hái hết đôi ta bẻ cành. Trèo lên cây gạo cao cao,Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân. Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”, câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai. Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vi sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái. Trong bài ca có những cặp hình ảnh “mặt trăng” và “mặt trời”; “sao Hôm” và “sao Mai”, “sao Vượt” và “trăng”. Đó đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để chỉ sự cách trở của đôi lứa, của “ta” và “mình”. Cũng như ngày với đêm, “mặt trời” có bao giờ gặp được “mặt trăng”, còn “sao Hôm” thì mãi xa cách “sao Mai”. Sao vượt và “tràng” đều là hình ảnh của bầu trời đêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được: sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới bắt đầu mọc. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, nỗi thương nhớ của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết: “Mình ơi! Có nhớ ta chăng?”. Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu:

Mình về, có nhớ ta chăng,

Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.

Cách xưng hô “ta” và “mình” thật gần gũi và nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế, mà tại sao phải cách trở để lòng người yêu nhau phải “chua xót”: “Ai làm chua xót lòng này, khể ơi!”. Câu hỏi “Ai làm…?” mang tính phiếm chỉ nhưng người đọc dễ dàng hiểu được nguyên nhân của tâm trạng chàng trai. Còn gì khác hơn, nếu không phải là lễ giáo phong kiến trong cuộc đời xưa với bao nhiêu sự ràng buộc khe khắt đã làm cho nhiều đôi lứa phải đau khổ vì yêu nhau mà không đến được với nhau. Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 3

Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình ơi! Có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

Đây là một trong những bài ca dao đặc sắc nhất nói về tình yêu, và nó cũng như là lời khuyên nhủ chúng ta rằng đùng quá tin vào một chuyện gì đó mãi mãi.

Đối với bài ca dao này ta như cũng đang đi tìm hiểu, cái đáng nói ở đây, đáng nói trong hai dòng thơ đầu là mối tương quan giữa cái chua của quả khế và cái chua xót của lòng người. Ta thấy được hình ảnh cây khế, ta như thấy được quả khế xuất hiện chỉ để làm vật chất hóa được một trạng thái tình cảm mà có lẽ cũng chính là sự định danh nó như đã phải mượn đến một từ và vốn dĩ nó cũng như đã được dùng để định danh cho vị chua của khế. Ta như thấy được mất hợp lý giữa các câu thơ khi đang nói về chuyện trèo lên cây khế, rồi lại nói chuyện trăng sao. Chính sự bất hợp lý này như nói lên tâm trạng bất ổn của nhân vật trữ tình trong bài.

Xem thêm:  Top 6 bài văn mẫu thuyết minh về cây kéo lớp 9 chọn lọc

Và có thể thấy nhân vật trữ tình trong bài ca dao có thể là người con trai hoặc người con gái. Nhưng xét toàn bộ bài cao dao thì khả năng cao đây chính là những nỗi niềm của người con gái. Bởi ta như thấy được những thở than về tình yêu đôi lứa chính là nữ giới- những thân phận mà trong xã hội xưa bị những quy điịnh như về tam tong tứ đức thắt chặt lại. Và việc thông qua những gì đã được nói ra, đặc biệt qua các từ tạm như là mấu chốt, then chốt như “sánh”, “nhớ”, “chờ”. Hơn nữa còn là các hình ảnh dễ như giúp ta nhắc, gợi lên ấn tượng về sự xa cách trong không gian hay đó cũng chính là những sự cách trở nói chung như sao Hôm, sao Mai và cả sao Vượt. Dường như ta cũng có thể hình dung ra được một nhân vật trữ tình như cũng đã và đang gặp trắc trở trong đường tình và đang tha thiết nhớ người thương. Nhân vật như cũng rất tha thiết ước mong một sự sum vầy. Và ta như thấy được lí do của sự cách trở trong bài cao dao như lại không được nói ra một cách trực tiếp, rõ ràng. Ta như thấy được điều này như không xuất phát từ phía chủ quan người đang tâm sự. Quan những chi tiết những lời lẽ thì ta có thể thấy, tình cảm của người này đối với người bạn kia như vẫn còn vẹn nguyên. Thậm chí như đã còn phát triển nồng nàn hơn qua thời gian và năm tháng.

Ta như có lẽ cần phải chú ý nhiều hơn tới từ “sánh” được dùng đặc sắc. Từ “sánh” vốn được dùng tới tận hai lần trong hai dòng thơ kề nhau. Và ta như thấy được từ “Sánh” dường như cũng đã gợi lên sự xứng hợp, như đó chính là những sự vừa đôi phải lứa. Và còn hay nói cách khác là sự đẹp đôi. Và cả hình ảnh sao Hôm và sao Mai nữa. Lấy hình ảnh của thiên nhiên như cũng đã để chúng sánh chằng chằng với nhau. Hình ảnh như đã được sự hô ứng nhịp nhàng giữa sáng và chiều, và đó chính là giữa đông và tây trong thời gian và trong không gian.

Có thể nói được nhân vật trữ tình đã không ví von một cách tường minh chuyện mình với chuyện trăng sao, trời đất kia. Mà ở đây ta hiểu trong sâu xa hơn và sâu sắc hơn là khi người đó đã nhìn vấn đề đúng như vậy. Có lẽ rằng khi mà chưa biết việc tự nhìn nhận như thế có chủ quan không, nhưng ta có thể thấy được những căn cứ vào những gì mà tình cảm người đó thổ lộ ra ngoài. Trong mỗi chúng ta như có thể tin vào một sự xứng đôi vừa lứa và sự xúng đôi này lại như dựa trên tình cảm chân thật đáng được trân trọng và bảo vệ.

Nhưng đường như sự xúng đôi đó như bị ngăn cách. Có thể lý do ở đây chính là vì cha mẹ. Hay cũng lại có thể là vì thành kiến xã hội, cũng có thể vì một sự nghi ngại hay không hề được dứt khoát từ phía bạn tình. Ta như thấy được chuyện kết đôi đã không thành được kể cả có dù theo sự mách bảo bên trong của nhân vật trữ tình, quan hệ tương xứng trong mối quan hệ giữa hai người tưởng không còn gì phải bàn cãi nữa.

Và để rồi như đã phải thốt lên câu “Mình ơi! Có nhớ ta chăng”, ta như thấy được chính nhân vật trữ tình đã quên người bạn tâm sự đầu tiên là cây khế và nó như cũng để chỉ còn biết đến người mình yêu dường như đang ở một chốn nào đó giữa cõi người mà ta không bao giờ tìm được. Đó chính là một tiếng kêu kết tụ cả nỗi lo âu, niềm hi vọng và đó cũng chính là những sự nhắc nhở và cả chút trách móc đầy thương yêu, thông cảm. Đồng thời đó cũng chính là một tiếng kêu thúc đẩy mối liên tưởng về hình ảnh đẹp đó chính là “sao Vượt chờ trăng giữa trời” nó như đã làm sáng cả không gian thơ, và hơn hết nó đã làm sáng cả một tấm tình thủy chung son sắt.

Người độc như đã thấy được rằng có cả một câu chuyện dài chứa đựng trong bài ca dao ngắn này. Dường như những tâm sự, nỗi niềm được thổ lộ ở đây đạt tới giá trị kết tinh cao độ và cũng có thể khơi lên nhiều suy nghĩ, cảm xúc về phận người và về những bi kịch trong tình yêu đôi lứa. Và để rồi khi mà người đọc bài ca dao, ta dường như cũng không thể quên được hình ảnh “sao vượt chờ trăng” và đây được xem là một hình ảnh đã vĩnh cửu hóa cái đẹp vĩnh cửu hóa của sự kiên tâm đợi chờ trong hi vọng và đau đớn.

Tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao

Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 4

Ca dao Việt Nam đi vào tiềm thức của người dân một cách đầy tự nhiên và hồn hậu như chính tâm hồn những người lao động chân chất, thật thà. Có ca dao tình nghĩa, ca dao về thiên nhiên, ca dao về lao động sản xuất và có cả những bài ca dao than thân cho số phận trắc trở của mình.

“Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”

Trong tình yêu, ai cũng mong muốn cho mình một tình duyên tốt đẹp, suôn sẻ, vẹn tròn. Nhưng không phải mối tình nào cũng đẹp đẽ, có những cuộc tình đầy trắc trở ngược xuôi. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao cũng vậy, chàng yêu say đắm cô gái nhưng duyên phận lỡ làng, chàng buông lời chưa xót, tủi hờn cho thân phận. Trong cái bình thường của hành động đã chứa đựng cái bất thường của tình cảm. “Trèo lên cây khế nửa ngày “. Chàng trai đã đau đớn, đắng cay khiến lòng ngẩn ngơ, chờ đợi. Cây khế như một người bạn tâm tình để chàng trai được bộc lộ nỗi lòng mà tâm sự cùng khế. Những lời từ tận đáy lòng của chàng trai thốt lên thật nghẹn ngào biết bao : “Ai làm chua xót lòng này khế ơi?”. Một câu hỏi từ từ bật lên, phiếm từ chỉ định “ai” nỡ làm lòng chàng chưa xót. Vì ai mà khiến chàng ngậm ngùi cay đắng. Phải chăng đó chính là những khắt khe của lễ giáo phong kiến, những bất công của xã hội cũ đã làm ngăn trở tình cảm đôi ta, làm tan nát bao mối tình nhân gian tốt đẹp.

Tiếng than cất lên sao mà xé lòng đến thế, khế chua – lòng người cũng đầy chua xót. Bao cách trở tình yêu khiến lòng chàng càng sầu muộn da diết hơn. Tác giả đã sử dụng khoảng cách vô tận của những hình ảnh thiên nhiên, sự cao rộng của đất trời vũ trụ để chỉ khoảng cách của tình yêu đôi lứa. Mặt trời và mặt trăng đều đẹp đẽ hiền dịu và sáng ngời như thế mà chẳng bao giờ có thể gặp gỡ nhau cũng như ta và mình vậy. Sao Hôm và sao Mai cũng mãi xa cách nghìn trùng chẳng thể nào thấy nhau. Nhưng dù có xa xôi cách biệt thì chúng đều có điểm chung là mang lại sự sống và làm đẹp cho muôn loài, cho thiên nhiên, đều đẹp đẽ và tinh khôi. Như tình chúng mình vậy, dù khoảng cách có bao xa vẫn luôn sắt son với tấm lòng chung thủy, vẫn mãi trường tồn, vĩnh hằng và bền vững như tình yêu.

Xem thêm:  Top 10 bài văn mẫu tả thầy, cô giáo mà em yêu quý lớp 3 chọn lọc

“Mình ơi có nhớ ta chăng

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”

“Mình” và “ta” tuy hai mà một, sao mà thiết tha, ân tình đến vậy. Lời xưng hô thấm đẫm tình yêu thương dành cho nhau. Ta và mình càng xa cách càng không thể nguôi ngoai nỗi nhớ nhung dành cho nhau cũng như sao Vượt với ánh trăng kia đều là bầu trời đêm nhưng chẳng thể nào gặp gỡ, chỉ có thể dành cho nhau những ân tình, những tình cảm tốt đẹp yêu thương. Bài ca dao mang đến cho ta nhiều cảm xúc, vừa thấy trân trọng tình yêu thủy chung của đôi lứa dành cho nhau, vừa thương xót ngậm ngùi trước mối tình trắc trở, trước nỗi lòng đau đáu của chàng trai. Đó là một mối tình quá đỗi cảm động khiến ta thêm niềm tin vào tình yêu, những tình cảm tốt đẹp và trân quý những hạnh phúc đang có của hiện tại hơn.

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 5

Trong cuốn “Đaghetxtan của tôi”, nhà thơ Nga Raxun Gamzatop từng viết:

“Những chiếc bình đẹp nhất

Nặn từ đất bình thường

Những câu thơ đẹp nhất

Từ những chữ bình thường”.

Những câu thơ hay nhất, rung cảm lòng người không phải là những câu thơ sang trọng, mực thước, là mẫu mực muôn thuở mà lại là những câu thơ giản dị đến không ngờ nhưng lại được cất lên từ chính tấm lòng chân thật của con người. Đó chính là những câu ca dao. Một trong những bài ca dao yêu thương tình nghĩa ghi dấu ấn trong lòng người đọc là bài ca dao:

“Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

 Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.”

Bài ca là tiếng nói tiếc nuối, xót xa của những chàng trai gặp cảnh tình duyên lỡ dở.

Bài ca dao mở đầu với thế hứng rất quen thuộc trong văn học dân gian, như bài ca dao:

“Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.”

Hay:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!”

Trèo lên cây khế là việc rất bình thường, nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí! Nhưng chính cái vô lí ấy lại diễn đạt đúng tâm trạng  của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”, câu đầu đã mở lối một cách hết sức tự nhiên cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai. Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Vì một lí do nào đó, có thể là ngần ngại không dám nói ra lời yêu? vì cha mẹ không đồng ý? Hoặc vì gia cảnh? Nhưng dù sao thì họ cũng không thể vẹn tròn hạnh phúc. Chàng trai không biết làm gì, đành buông lời luyến tiếc: “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” Âm điệu xót xa nằm ngay ở hai chữ “chua xót”- một nỗi đau nhức nhối, khôn nguôi. Đó không phải lời đãi bôi, nói vui đùa với cô gái mà là lời luyến tiếc. Bởi càng yêu nhiều lại càng tiếc nhiều, lại chỉ có thể ngậm ngùi:

“Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Tuy tình duyên lỡ dở, tình cảm của chàng trai không trọn vẹn nhưng tấm lòng vẫn bền vững, thủy chung:

“Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

 Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.”

Những cặp hình ảnh sóng đôi: “mặt trăng” và “mặt trời”; “sao Hôm” và “sao Mai”, “sao Vượt” và “trăng” như hình ảnh của anh và em, của “ta” và “mình”. Có ngày thì không có đêm, có mặt trời thì không thể có mặt trăng, sao Hôm và sao Mai, sao Vượt và trăng dẫu cùng một bầu trời vẫn muôn trùng xa cách. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, để rồi nỗi nhớ bật lên thành câu hỏi da diết: “Mình đi có nhớ ta chăng?”. Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu:

“Mình về có nhớ ta chăng

Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình”

“Ta về ta cũng nhớ mình

Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao”.

Danh xưng “ta” và “mình” thể hiện sự gắn bó trong hai con người, thân thiết như vợ chồng. Với người con trai, người con gái ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Dẫu anh và em phải xa cách, dẫu tình cảm không thể trọn vẹn thì chàng trai vẫn hướng về mình, về tình cảm đôi mình trong liên tưởng đẹp đẽ. Và vượt lên tất cả là tấm lòng son sắt không đổi thay- là lối sống cao đẹp trong ứng xử của tâm hồn, tính cách Việt.

Như vậy, chỉ với sáu câu thơ mà có thể diễn tả đầy đủ cung bậc tình cảm, trạng thái của người con trai trong tình yêu: sự chua xót, khôn nguôi vì tình yêu lỡ dở nhưng đó cũng chỉ là một biểu hiện của tình yêu. Tấm lòng thủy chung, son sắt của chàng trai dành cho người con gái chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cao đẹp, của nghĩa tình con người Việt Nam. Lời thơ giản dị như lời ăn tiếng nói, như chính tâm hồn chân chất của những người nông dân vậy nhưng nó có sức lay động mãnh liệt. Vì nó chạm vào được trái tim con người, vì ta cảm và hiểu với những tâm trạng ấy.

Những bài ca dao ấy, chính là “viên ngọc quý” (Hồ Chí Minh) của kho tàng văn học Việt Nam. Khi nào con người còn sống, còn biết yêu ghét và vui buồn thì những câu ca dao như thế còn có sức sống và giá trị trong lòng người đọc.

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 6

Bài ca dao này mở đầu bằng lối đưa đẩy gợi cảm hứng: Trèo lên cây khế nửa ngày, gần giống với Trèo lên cây bưởi hái hoa ở một bài ca dao quen thuộc khác. Những bài như thế thường là lời thở than, tiếc nuối cho duyên phận lỡ làng của các chàng trai nghèo ở nông thôn xưa.

Câu mở đầu nêu ra một tình huống khá đặc biệt: Trèo lên cây khế nửa ngày. Tuy không có chủ ngữ nhưng người đọc vẫn có thể hình dung ra nhân vật trữ tình là chàng trai đang trong tâm trạng cô đơn, buồn bã. Chuyện tình cảm riêng tư khó bày tỏ với người. Thôi thì chia sẻ với cỏ cây cho vơi sầu, bớt khổ: Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! Đại từ phiếm chỉ Ai ờ đây mang ý nghĩa khá rộng. Có thể là con người cụ thể nào đó, mà cũng có thể là những ngăn trở vô hình nhưng rất khó vượt qua như quan niệm môn đăng hộ đối, như định kiến phân biệt sang hèn, giàu nghèo trong xã hội… Nhưng dù là gì chăng nữa thì nó cũng là trở lực đáng sợ đối với những đôi lứa đang yêu, muốn tiến tới hỗn nhân, Nó là nguyên nhân dẫn đến sự dở dang hoặc tan vỡ của những cuộc tình.

Hỏi khế mà cũng là tự hỏi mình. Nhân hóa kín đáo qua cách gọi tha thiết khế ơi, khiến cho cây khế cũng mang tâm trạng của một kẻ đồng bệnh tương liên. Câu hỏi tu từ trên như mũi dao vô hình xoáy sâu vào trái tim yêu đang rỉ máu. Nghệ thuật chơi chữ tinh tế ẩn sau câu hỏi ấy. Lòng khế chua chát có nét giống với lòng người chua xót. Cảm giác chua xót, cay đắng tràn ngập cõi lòng chàng trai, nhưng không vì thế mà lụi tàn ngọn lửa hi vọng. Chàng trai mượn quy luật của vũ trụ để khẳng định quy luật của tình yêu:

Xem thêm:  Top 10 bài văn mẫu Phân tích cảm nhận bài thơ Ánh trăng lớp 9 chọn lọc

Mặt trăng sánh với mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Vạn vật đều có đôi có lứa, vậy tại sao chúng mình lại phải xa nhau? Ai nhẫn tâm chia cắt tình duyên đôi lứa, để anh thì lặng đi trong chua xót. Còn em, chắc cũng rơi vào tâm trạng đau khổ, giày vò, nếu như em thực lòng yêu thương, gắn bó với anh. Dẫu bị ngăn trở, dẫu phải xa nhau, nhưng anh vẫn nghĩ chúng ta là một cặp khăng khít không thể tách rời; như Mặt trăng sánh với mặt trời, như Sao Hôm sánh với sao Mai, tuy hai mà một.

So sánh như thế cũng là một cách khẳng định mạnh mẽ về tình yêu và lòng chung thủy, về khát vọng hạnh phúc chân chính. Nhưng dù mượn đến những sự vật lớn lao, vĩnh hằng trong vũ trụ để bày tỏ lòng mình, chàng trai cảm thấy vẫn chưa đủ, chưa thể hiện hết được những điều muốn nói. Cần phải để trái tim tự nói lên những lời yêu thương chân thành nhất:

Mình ơi! Có nhớ ta chăng ?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

Những hình ảnh vay mượn dù đẹp đến đâu cũng không có giá trị biểu cảm bằng câu hỏi mộc mạc, tự nhiên mà rung động, thấm thía tận đáy lòng. Gọi người yêu là Mình ơi!, chứng tỏ sự gắn bó giữa chàng trai và cô gái đã đến mức sâu đậm, khó có thể xa lìa. Mình ơi có nhớ ta chăng? Có nhớ những kĩ niệm đẹp đẽ trong tình yêu giữa ta và mình. Còn ta, trước sau vẫn đinh ninh một lời thủy chung, son sắt : Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

Sao Vượt là tên gọi dân gian của sao Hôm, thường mọc vào buổi tối, nhất là những đêm có trăng. Sao mọc đợi trăng lên, sao lặn chờ trăng lặn. Đó là quy luật muôn đời của thiên nhiên mả cũng là quy luật bất di bất dịch của tình yêu anh dành trọn cho em!

Cái độc đáo của bài ca dao vừa phân tích ở trên chính là sự kết hợp tự nhiên, hài hòa giữa hai yếu tố dân gian và bác học. Chúng được đặt cạnh nhau, thậm chí lổng vào nhau mà không gây cảm giác ép buộc, khiên cưỡng. Ngược lại, chúng bổ xung cho nhau để tô đậm và làm nổi bật tâm trạng chủ đạo của chàng trai trong hoàn cảnh cô đơn, xa cách người yêu. Bài ca dao không chỉ nói hộ tâm sự của một chàng trai mà là muôn ngàn chàng trai đang lao đao, lận đận trên con đường tình yêu đầy trắc trở.

Tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao

Những bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10

Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 – Bài làm 7

Tình yêu từ xưa vẫn luôn là thứ tình cảm mà ngọt ngào và cay đắng luôn đi kèm với nhau. Những cảm xúc thì thật ngọt ngào nhưng đôi khi sự thật không được êm đềm như trong mơ ước, sẽ có những tình yêu bắt phải trái đắng để rồi phải ngồi bơ phờ khổ đau. Ta thấy giống với chàng trai trong bài ca dao:

Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.

Mới nghe câu đầu thôi mà ta đã bắt gặp một sự phi lí ở đây, có ai lại có thể trèo lên cây khế rồi ngồi ở đó đến nửa ngày? Nhưng khi tiếp xúc với ca dao- cũng là một loại thi ca trữ tình ta đôi khi phải chấp nhận cái phi logic bề mặt để hướng tới cái logic của bề sâu. Việc mà chàng trai trèo lên cây khế nửa ngày chỉ là cách nói của người xưa, cũng như những cách nói bóng gió lãng mạn khác như là: bắc cầu dải yếm, trèo lên cây bưởi hái hoa,… Ở những trường hợp như vậy, ta không nên nhìn nghệ thuật theo một cách hiểu thực tế mà phải coi đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nến chú ý vào ý tứ của câu sau:

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Đến đây, ta chợt hiểu ra vì sao chàng trai này lại “trèo lên cây khế đến nửa ngày”. Rõ ràng đây là tâm trạng xót xa trong lòng của chàng trai trong câu chuyện tình yêu không được mấy tốt đẹp. Câu ca dao không phải là câu hỏi tu từ mặc dù mở đầu bằng từ “ai” mà là một câu cảm thán. Chàng trai này trong lòng đang khôn nguôi thương cho số phận tình yêu của mình. Ta không thể đoán rõ ràng rằng “ai” kia là một cô gái đã phụ tình chàng trai khiến con tim chàng tan nát hay là một mối tình đơn phương của chàng không được hồi đáp khiến cho nỗi lòng thêm xót xa ê chề hoặc là cả hai đều yêu thương nhau hết mực nhưng sự rành buộc của những lễ giáo phong kiến đã đè nén và ngăn trở họ, tàn phá mối lương duyên rốt đẹp. Nhưng vẫn có thể khẳng định một điều là chàng trai đang trong những tháng ngày dài với tâm trạng buồn chán, nản chí vì một tình yêu tắc trở, không mong đợi kết quả. Bởi:

Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.

Trong mối quan hệ về tình yêu đôi lứa, người ta muốn so sánh với những cặp hình ảnh như: trăng với sao, cây và đất, gió và mây,… để thể hiện sự gắn bó, liền chặt, sánh đôi,… Nhưng ở đây những hình ảnh lần lượt được đưa ra đối sánh: mặt trăng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai, sao vượt với mặt trăng. Đây rõ ràng là những hiện tượng không bao giờ; “tương phùng” trong thiên nhiên. Chỉ khi mặt trời lặn hẳn, trăng mới lên, chỉ khi sao Hôm mờ, đêm tắt, sao Mai mới lên,… Những hình ảnh này được dùng để ẩn dụ cho chàng trai và cô gái. Điều này có nghĩa là chàng trai như ý thức được ranh giới không thể phá bỏ ở hai người, một sự cách trở tự nhiên đến không thể tránh được mà khiến cho cả hai không thể đến với nhau cho dù chàng trai có cố gắng đến mấy. Họ cách trở quá xa, muốn với cũng khó mà chạm tới được. Câu hỏi tu từ đằm thắm như tình người: “Mình đi có nhớ ta chăng?”. Và chàng trai tự thấy mình như ngôi sao Vượt đang chờ trăng lên, đó là điều vô nghĩa bởi sao Vượt không thể tương phùng với trăng cũng như chàng trai và cô gái mãi mãi không thể đến được với nhau.

Bài ca dao đọc lên mà thấm thía, cảm động về một mảnh tình khổ đau. Với tất cả sự chân thật trong cảm xúc, bài ca dao đã diễn tả sâu sắc nỗi lòng phổ biến của con người trong tình yêu và có sự đượm buồn man mác về một mối tình không được hạnh phúc.

Trên đây là những bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày… lớp 10 hay nhất. Bây giờ thì chắc hẳn các em đã nắm được cách làm bài rồi, hãy bắt tay ngay vào viết và chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé.

Thu Thủy