Thanh tịnh quê ở đâu

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Thanh Tịnh [1911-1988], tên thật là Trần Văn Ninh [6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh], là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh K

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học [trường Đông Ba] và trung học [trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo] ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí [1934].

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ["Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng"] được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam [1942].

Sau Cách mạng tháng Tám [1945], Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đôi nhân dân Việt Nam.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam [1957], và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Namtrước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm[sửa]

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945[sửa]

  • Hận chiến trường [thơ, 1937]
  • Quê mẹ [truyện ngắn, 1941]
  • Chị và em [truyện ngắn, 1942]
  • Ngậm ngải tìm trầm [truyện ngắn, 1943]

Sau 1945[sửa]

  • Sức mồ hôi [thơ và ca dao, 1954]
  • Những giọt nước biển [tập truyện ngắn, 1956]
  • Đi từ giữa mùa sen [truyện thơ, 1973]
  • Thơ ca [thơ, 1980]
  • Thanh Tịnh đời và văn [1996].

Tặng thưởng[sửa]

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam [1951-1952] cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất [bài Lời cuối cùng] đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Nhận xét[sửa]

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn Pháp là Alphonse Daudetiega Malebi và Guy de Maupassantalienimentcó ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài [Xuân và sinh, 1944], nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ[1941], Chị và em [1942], Ngậm ngải tìm trầm [1943] đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]hôngPathé [trước 1945], Thanh ThanhTrinh Thuần [sau 1945].

Thơ

ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ:

Cô Láng Giềng Tôi

Cô láng giềng tôi đẹp mặn mà, 

Môi hồng luôn điểm nụ cười hoa 

Gặp tôi qua ngõ thì cô đã 

thỏ thẻ: "Mời anh ghé lại nhà.” 

Bên đường tôi ngắt cánh hoa lê 

Bỗng gặp cô em gánh gạo về 

Trên gạo cô mời tôi đến để: 

Thúng này sách vở, thúng này... lê . 

Tôi si giọng hát của cô em 

Trong trẻo, thơ ngây giọng rĩ rền , 

Gấp sách tôi ngồi vơ vẩn mộng 

Giật mình canh vạc đã kêu đêm . 

Một hôm tôi viết bức thi tình 

Tạm biệt cô em đến Đế kinh. 

Đôi má ửng hồng cô đến nói, 

Nói hoài chỉ được: “Em yêu anh." 

.. Về nhà độ ấy nhãn còn non 

Cách mặt cô em mấy hạ tròn , 

Thổn thức bên nhà hơi hát nhẹ 

Nhẹ nhàng mới biết hát … ru con. 

Hoa Giấy Và Hoa Đồng Quê

Ngượng như thôn nữ mới lên Kinh 

Như quả tim non đượm máu tình , 

Ngơ ngác cô nhìn xem lặng lẽ 

Muôn nghìn vẻ lạ sắc tươi xinh . 

Cô đem so sánh vẻ cao sâu , 

Của chốn phồn hoa với ruộng bầu 

Như cảnh muôn màu cô ví với 

Sắc đồng lúa chín nước ao thâu . 

Bên hồ trong biếc nước phun rơi 

Những gái Thần kinh ghé lại ngồi , 

Vui vẽ cùng nhau thi rẽ tóc 

Đếm màn hoa giấy quyến hoa khôi . 

Bất giác cô em cũng chạnh lòng 

Đưa tay nhẹ rẽ mớ tơ xuân 

Mớ tơ ngày tháng sương trời điểm 

Buồn để cô em lụy nhỏ dòng .

Lời Cuối Cùng

_ Rồi một hôm, nếu về, cha hỏi: 

Mẹ ở đâu? con biết nói sao? 

_ Con hãy bảo: trông cha mòn mỏi 

Mẹ từ trần sau mấy tháng đau. 

_ Nếu cha hỏi sao nhà vắng vẻ? 

Mẹ khuyên con hãy trả lời sao ? 

_ Con lặng chỉ bình hương khói rẽ . 

Và trên giường chỉ đĩa dầu hao ! 

_ Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ 

Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng ? 

_ Con sẽ chỉ một cây đào nhỏ 

Bên cây tùng, rồi đứng lặng yên . 

_ Còn mồ mẹ, nếu cha muốn biết , 

PhảI hướng nào, con nói cùng cha ? 

_ Con lặng chỉ bầu trời xanh biếc 

Và bên trời chỉ nội cỏ xa ! 

Mòn Mỏi

- Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ 

Tìm thử chân mây khói tỏa mờ 

Có bóng tình quân muôn dặm ruổi

Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ

- Xa nhìn trong cõi trời mây

Chị ơi, em thấy một cây liễu buồn 

- Bên rừng em hãy lặng nhìn theo

Có phải chăng em ngựa xuống đèo ?

Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi

Trên mình ngựa hí, lạc vang reo 

- Bên rừng ngọn gío rung cây

Chị ơi, con nhạn lạc bầy kêu sương

- Tên chị ai gieo giữa gió chiều

Phải chăng em hỡi tiếng chàng kêu

Trên giòng sông lặng em nhìn thử

Có phải chăng người của chị yêu ?

- Sóng chiều đùa chiếc thuyền lan

Chị ơi, con sáo gọi ngàn bên sông 

Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa

- Này lặng em ơi, lặng lặng nhìn

Phải chăng mình ngựa sắc hồng in

Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống

Chị sợ bên sông bóng ngựa chìm 

- Ngựa hồng đã đến bên hiên

Chị ơi, trên ngựa chiếc yên .... vắng người

Rồi Một Hôm

Rồi một hôm nếu về cha hỏi

Mẹ ở đâu ? con biết nói sao ? 

- Con hãy bảo : Trông cha mòn mỏi

Mẹ từ trần sau mấy tháng đau .

Nếu cha hỏi sao nhà vắng vẻ

Mẹ khuyên con hãy trả lời sao ?

- Con lặng chỉ bình hương khói tẻ

Và bên giường chỉ dĩa dầu hao .

Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ

Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng ?

- Con hãy chỉ một cây đào nhỏ 

Bên cây tùng rồi đứng lặng yên .

Còn mồ mẹ nếu cha muốn biết 

Phải phương nào con nói cùng cha ?

- Con hãy chỉ bầu trời xanh biếc 

Và bên trời có nội cỏ xanh .

Thất Vọng Trên Thất Vọng

Nương tử ơi! Ta tìm gì được 

Bóng vô tình trên nét tiên nga 

Hay lời thừa trong giọng trầm ca 

Để quên nỗi nhớ thương ngày trước. 

Nương tử ơi! Ta mong tìm mãi 

Vẻ bơ phờ trên dáng diệu tiên 

Để lừa ta sắc đẹp u huyền 

Mà buổi ấy lòng ta tê tái. 

Nương tử ơi! Sắc trang kiều mỹ , 

Tìm đâu ra vẻ úa minh hoa 

Nét thô sơ của sắc đậm đà 

Mà ta muốn tầm thường vô vị . 

Ác thật! nàng ơi! ta ác thật! 

Vì quá ưa nàng kém vẻ xuân 

Và luôn phai những nét sắc thần 

Mà lắm phút ta quên trờI đất . 

Là vì, nàng ơi ta muốn dối 

Mảnh u tình tha thiết của ta . 

Nhưng vết trần đâu bợn huyền nga 

Nét thường tụ, mà mong an ủi .

Tiếng Gọi Của “Con Tim“

I . Lan Anh em ở đâu? 

Đồng ruộng, núi, ngàn sâu . 

II. Trong sương anh tìm em, 

III . Tên em anh lớn kêu, 

IV . Yêu em gái giang hồ, 

V . Gặp em giữa chiều vàng. 

VII . Nhưng em, Lan Anh ơi ! 

Con thuyền giữa biển khơi . 

VIII . Vì tình rất thiêng liêng, 

IX . Nhưng em chẳng nghe anh, 

X . Thế rồi buổi xuân tươi, 

XI . Đồng ruộng núi ngàn sâu! 

Tình Yêu

Ai đi nghiêm khắc với tình yêu, 

Với kẻ mơ hoa mộng gió chiều, 

Ngọn gió chiều vàng lay lá rụng. 

Chiều vàng thường vắng tiếng tim kêu! 

Tình câm ai khiến gió im hơi. 

Khí lạnh sương lam tỏa mịt trời , 

Chiếc nhạn mất bày, sương gió gọi 

Gió ngừng, sương lạnh bóng chim rơi!. 

Tình yêu là giải áng mây bay, 

Là nước sông trôi cuộn tháng ngày, 

Mây vẫn thay hình hôn gió nhẹ. 

Nhẹ nhàng nước quyện bóng chim bay. 

Tình yêu thường với sắc thiên nhiên. 

Đào tạo ra nên cảnh mộng huyền, 

Như điểm son tình cô thiếu phụ 

Uốn mình thôn nữ nét duyên tiên. 

Tình yêu thường mượn sắc hoa tươi 

Để điểm cô em mấy nụ cười, 

Mượn liễu buông mành thêm mái tóc, 

Mượn hồ thu nhuộm nét xuân tươi. 

Nhưng, thời gian xóa vết yêu thương. 

Trong quả tim tình tắm lệ sương, 

Chỉ để bên lòng hương vị cũ 

Của hồn hoa nhẹ lúc tà dương. 

Vì tình là một bóng lan man 

Theo dõi non xanh trải dặm ngàn, 

Khi ẩn bên lòng cô thiếu nữ , 

Êm đềm như mộng lúc mơ tan … 

… Nghe lời sắc Đẹp tiếng tình kêu 

Tim rụng hôm qua, một buổi chiều, 

Một buổi chiều tàn sương lạnh nhắn; 

Ai đành nghiêm khắc với tình yêu … 

Tơ Trời Với Tơ Lòng

Còn nhớ hôm xưa độ tháng này 

Cánh đồng xào xạc gió đùa cây . 

Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm 

Một đoạn tơ trời lững thững bay . 

Tơ trời theo gió vướng mình ta , 

Mỗi khắc bên nàng nhẹ bỏ qua 

Nghiêng nón nàng cười, đôi má thắm , 

Ta nhìn vơ vẩn áng mây xa . 

Tìm dấu hoa xưa giữa cánh đồng. 

Bên mình chỉ nhận lúa đầy bông 

Tơ trời lơ lững vươn mình uốn 

Đến nối duyên mình với… cõi không . 

Xả

Buông ra hãy buông ra

Trong cảnh giới giãi thoát

Video liên quan

Chủ Đề