Thao tác so sánh có mấy loại

Thao tác lập luận so sánh là thao tác quan trọng trong các bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận được đánh giá cao hay không phụ thuộc vào việc bạn có lập luận, so sánh chặt chẽ hay không. Bài viết sau đây lessonopoly sẽ giới thiệu đến bạn thao tác lập luận so sánh cùng bài luyện tập thao tác lập luận so sánh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về thao tác này nhé!

Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau

– Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

– Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

– Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

 Cách làm

– Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc

– Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

– Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

– Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Tham khảo video dưới đây để hiểu hơn về thao tác lập luận so sánh nhé!

Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng
Luyện tập thao tác lập luận so sánh giúp bạn nắm vững kiến thức hơn

Câu 1 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều

– Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn

Câu 2 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Giống nhau: Viết về nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội xưa

– Khác:

+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: lớp người phụ nữ, cung nữ…

+ Truyện Kiều: loại người trong xã hội [tài tử giai nhân, lưu manh ác bá, quan lại, dân thường…

+ Văn chiêu hồn: con người khi sống và lúc chết

Câu 3 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

– Mục đích chính so sánh đoạn trích: Làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào cõi chết.

Câu 4 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Mục đích thao tác lập luận:

– Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác

– So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn.

Câu 1 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm:

– Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.

– Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa của những người nông dân sẽ được cải thiện.

Câu 2 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong Tắt đèn với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kỳ ấy nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.

Câu 3 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Mục đích so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình. Đây là so sánh có tính chất tương phản.

Câu 4 [trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1]:

Khi so sánh phải xác định được tiêu chí rõ ràng và kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó. Ví dụ:

Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó, các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú về cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn,.. thì tác giả lại không đề cập tới.

Gợi ý cách giải bài tập luyện tập về Thao tác lập luận so sánh trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1:

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

[Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô].

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?

Trả lời

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

– Văn hóa [vốn xưng nền văn hiến đã lâu]

– Chủ quyền lãnh thổ [sông núi bờ cõi đã chia]

– Phong tục

– Các triều đại trị vì

– Anh hùng, hào kiệt

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời

– So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của nước Đại Việt

– Khẳng định nước Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm

Câu 3 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Sức thuyết phục của đoạn trích ?

Trả lời

Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lý, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.

Qua bài viết trên bạn đã biết thao tác lập luận so sánh là gì cũng như biết cách giải bài tập phần luyện tập rồi đúng không? Thao tác lập luận so sánh là thao tác rất quan trọng nên bạn hãy chú ý và tham khảo nhiều bài tập để hiểu và ứng dụng tốt hơn thao tác này nhé!

Biện pháp tu từ so sánh là gì? Có bao nhiêu phép so sánh, ví dụ, bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với thuvienhoidap nhé !

Video hướng dẫn khái niệm so sánh

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?

a – Khái niệm phép so sánh 

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Ví dụ phép so sánh 

Dưới đây là ví dụ về so sánh :

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Ví dụ so sánh trong thơ ca và ví dụ về câu so sánh trong tiếng việt

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo –  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo [ Thu điếu – Nguyễn Khuyến].

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ 

Biển như cô gái nhỏ 

Thầm thì gửi tâm tư 

Quanh mạn thuyền sóng vỗ [Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh].

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Phân loại các kiểu so sánh

Biện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

a – So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

b – So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Hãy đọc kỹ phân loại so sánh ở trên nhé nó sẽ rất giúp ích cho việc làm bài tập.

Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?

Tác dụng phép tu từ so sánh 

Dưới đây là tác dụng của biện pháp so sánh :

  • Ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh : Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
  • Hiệu quả của biện pháp so sánh : Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

Xong phần này hy vọng các bạn làm được bài tập nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Cấu tạo của phép so sánh 

Biện pháp tu từ so sánh gồm có 2 vế gồm:

Vế A: Sự vật được so sánh 

  • Phương tiện so sánh: Là những nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B.
  • Từ ngữ so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: như, hơn, là…

Vế B: Sự vật dùng để so sánh 

  • Phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bỏ bớt.
  • Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh 

Các em cần lưu ý giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường.

  • So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.

  • So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm.

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bài tập phép tu từ so sánh 

Đề bài tập 1: Đặt 4 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Đáp án bài tập 1

  • Câu 1: Ông nội em có chòm râu trắng như ông bụt.
  • Câu 2: Bích Phương học kém hơn Minh Thư.
  • Câu 3: Cô giáo em xinh như hoa.
  • Câu 4: Thà có gắn học bài còn hơn ham chơi để bị điểm kém 

Đề bài tập 2: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đáp án bài tập 2: 

Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào. Chúng ta không thể nào trả hết muốn nợ sinh thành mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta nên hiếu thảo với gia đình.

Đặt câu sử dụng biện pháp so sánh

  • Cô ấy xinh như hoa.
  • Khi có gió, những bông lúa đu đưa như đang vẫy tay chào.
  • Nhanh như sóc.
  • Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đan từ từ nhô lên.
  • Trời tối đen như mực.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ so sánh là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng phép so sánh trong làm văn miêu tả, văn nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm : tác dụng của so sánh,tác dụng của phép so sánh,thế nào là so sánh,tác dụng so sánh,tác dụng biện pháp so sánh,so sánh là j,tác dụng của phép tu từ so sánh,tác dụng phép so sánh,biện pháp so sánh là gì,so sánh la gì,phép so sánh là gì,tác dụng biện pháp tu từ so sánh,so sánh có tác dụng gì,so sánh la gì lớp 6,biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gì,những từ so sánh,tác dụng của bptt so sánh,khái niệm của so sánh,khái niệm về so sánh,thế nào là biện pháp tu từ so sánh,so sánh là gì lớp 6

Biện pháp tu từ so sánh là gì? Có bao nhiêu phép so sánh, ví dụ, bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với thuvienhoidap nhé ! Video hướng dẫn khái niệm so sánh Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì? a - Khái niệm phép so sánh  Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b -…

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Hướng dẫn oke ạ !

Video liên quan

Chủ Đề