Thể chế nhà nước của người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại là

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế.

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại là khởi đầu của con người bước vào thời đại văn minh.

- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn, dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như: Ai Cập [sông Nin], Lưỡng Hà [sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát], Ấn Độ [sông Ấn và sông Hằng], Trung Quốc [sông Hoàng Hà].

- Khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân cổ Tây Á, Ai Cập đã biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.

- Cư dân châu Á và châu Phi sống bằng nghề nông, mỗi năm hai vụ. Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, ngoài ra còn chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

- Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó ra đời giai cấp và nhà nước.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành rất sớm, trên lưu vực sông Nin, khoảng giữa thiên niên kỷ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại đã đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.

Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai Cập thống nhất.

- Ở lưu vực Lưỡng Hà [thiên niên Kỷ IV TCN], hàng chục nước nhỏ người Su-me đã hình thành. Ở lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

- Chế độ công xã nguyên thủy Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN, vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương Đông.

- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, các tầng lớp này sống giàu sang bằng sự bóc lột.

- Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

4. Chế độ chuyên chế cổ đại.

- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.

- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu thủy lợi.

- Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

+ Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng.

+ Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pharaôn [cái nhà lớn], người Lưỡng Hà gọi là Enxi [người đứng đầu], Trung Quốc gọi là Thiên Tử [con trời].

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia [Ai cập], Thừa tướng [Trung Quốc], họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

5. Văn hóa cổ đại phương Đông.

a]. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn, từ đó người phương Đông sáng tạo ra nông lịch. Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

b]. Chữ viết.

- Do nhu cầu cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

- Người Ai Cập viết trên giấy Papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn làm bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

c. Toán học.

- Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:

+ Ban đầu, chữ số là những vạch đơn giản, người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu.

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.

- Những hiểu biết về toán học đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.

d]. Kiến trúc.

- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, kiến trúc phát triển phong phú như kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà …

- Những công trình cổ xưa là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Page 2

SureLRN

Câu hỏi mở đầu trang 29 Bài 7 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dưới đây là những hình ảnh mô tả chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em có biết người Ai Cập, Lưỡng Hà đã sáng tạo ra loại chữ viết này thế nào không? Họ đã xây dựng nền văn minh của mình trong điều kiện ra sao?

cố định

Lời giải:

* Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

– Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình [sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng].

– Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bít viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở Ai Cập và Lưỡng Hà

– Đặc điểm của điều kiện tự nhiên. Ví dụ: Đất đai thống nhất, rộng lớn và nhu cầu trị thuỷ đã góp phần tạo điều kiện cho việc tập trung quyền lực, hình thành thể chế quân chủ chuyên chế ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

– Đặc điểm về kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa – tinh thần của cư dân nơi đây, ví dụ:

+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, do đó, con người có tâm lý sùng bái các lực lượng siêu nhiên [thần Mặt Trời, Thần sông Nin…].

+ Con người sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác trị thủy => thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.

– Tài năng và sự sáng tạo của con người.

cố định

Câu hỏi 1 trang 31 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào 2 đoạn tư liệu [trang 30], hãy chỉ ra những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.

cố định

Lời giải:

– Những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà được đề cập trong 2 đoạn tư liệu:

+ Có sự hiện diện của các dòng sông lớn, như: sông Nin [ở Ai Cập], sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ [ở Lưỡng Hà].

+ Có các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ được hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của sông Nin [ở Ai Cập], sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ [ở Lưỡng Hà].

cố định

Câu hỏi 2 trang 31 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập cổ đại.

cố định

Lời giải:

– Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập thông qua hình 4:

+ Sử dụng cày với sức kéo của động vật để sản xuất nông nghiệp.

+ Trồng trọt lương thực và cây ăn quả.

cố định

Câu hỏi 3 trang 31 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin trên và khai thác trục thời gian [tr.29], hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

cố định

Lời giải:

– Quá trình lập quốc của người Ai Cập:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập đã sống trong các công xã.

+ Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mô-nét đã thống nhất các công xã [còn gọi là các nôm] thành Nhà nước Ai Cập. 

+ Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc. 

+ Đến giữa thế I TCN Ai Cập bị La Mã xâm lược và thống trị. 

– Quá trình lập quốc của người Lưỡng Hà:

+ Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ. 

+ Sau đó người Ác-cát, người At-xi-ri, người Babylon,…đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này.

+  Đến thế kỉ III TCN bị Ba Tư xâm lược.

cố định

Câu hỏi 4 trang 33 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà.

cố định

Lời giải:

– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:

+ Tín ngưỡng: 

+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.

+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.

+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…

– Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:

+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên [tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…].

+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.

+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…

cố định

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 33 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng nhất với thành tựu văn hóa nào của người Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao?

cố định

Lời giải:

– Em ấn tượng nhất với nghệ thuật điêu khắc của cư dân Ai cập cổ đại, thông qua hình ảnh Tượng Nhân sư [hình 7] canh giữ kim tự tháp Kê-ốp.

– Giới thiệu về Tượng Nhân sư:

+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập. 

+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. 

+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư [có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử] tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.

=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 33 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

cố định

Lời giải:

– Một số vật dụng/ lĩnh vực mà ngày nay chúng ta thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

+ Cái cày [sử dụng sức kéo của động vật]; 

+ Bánh xe.

+ Nông lịch [âm lịch].

+ Phép tính với hệ đếm thập phân và hệ đếm 60.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 33 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào bảng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: 124 + 321 = ? và 1565 – 1243 = ? theo cách viết của người Ai Cập cổ đại.

cố định

Lời giải:

– Thực hiện phép tính: 124 + 321

– Thực hiện phép tính: 1565 – 1243

cố định

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề