Ngành Kinh tế xây dựng Đại học xây dựng

II. Học Kinh tế xây dựng ra làm gì?​

Sau khi hoàn thành khóa học kinh tế xây dựng bạn sẽ có bằng cử nhân và có thể làm những công việc sau:

  • Giữ công việc quản lý xây dựng tại các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp lớn nhỏ. Hầu hết cơ quan nào tại các bộ ban ngành đều cần đến những kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Ngân hàng, Sở Xây dựng...
  • Làm nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về vấn đề kinh tế và quản lý xây dựng.
  • Giữ chức quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý những công trường, doanh nghiệp xây dựng hay các công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
  • Tư vấn và phân tích những dự án đầu tư lớn nhỏ tại các công trường xây dựng của doanh nghiệp.
  • Làm thẩm định tại các công ty bảo hiểm, ngân hàng nhà nước hay tư nhân.
  • Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và chủ đầu tư công trình xây dựng.
  • Giữ công tác giảng dạy tại những cơ sở đào tạo về lĩnh vực kinh tế xây dựng,...

Ngành kinh tế xây dựng với nhiều công việc khác nhau

Với những công việc như vậy, ngành Kinh tế xây dựng còn có những vị trí chức danh cụ thể thường xuyên được tuyển dụng các bạn có thể tham khảo như:

  • Kỹ sư kinh tế xây dựng.
  • Thư ký xây dựng.
  • Phó phòng xây dựng.
  • Kỹ sư xây dựng.
  • Kế toán xây dựng.
  • Kỹ thuật xây dựng.
  • Quản lý xây dựng.
  • Chuyên viên kinh tế.
  • Kỹ sư dự toán xây dựng.
  • Chủ trì Dự toán.
  • Chuyên viên thẩm định giá xây dựng.
  • Thanh tra xây dựng.
  • Thư ký dự án...

III. Một số trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tốt nhất hiện nay

Những trường đào tạo chuyên ngành kinh tế xây dựng được đánh giá là có chương trình đào tạo tốt, sinh viên sau khi ra trường cũng dễ xin việc là:
Miền Bắc:

  • Đại học Xây dựng.
  • Đại học Giao thông Vận tải.
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.

Đại học Kiến trúc Hà Nội Miền Trung:

  • Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
  • Trường Đại học Vinh.
  • Trường Phân hiệu Đại học Huế.

Miền Nam:

  • Trường Đại học công nghệ TP.HCM.
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

IV. Học kinh tế xây dựng dễ xin việc không, mức lương bao nhiêu?

Không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà cả tương lai, xây dựng vẫn sẽ là một ngành hấp dẫn, gần như không bao giờ không có nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là với những vai trò cần trình độ, bằng cấp như kỹ sư kinh tế xây dựng. Có thể nói, nếu bạn có kết quả học tập khả quan, có năng lực thực tế, biết về thiết kế, thi công và yêu thích ngành này, xin việc sẽ không khó. Tuy nhiên, thực tế thì ứng tuyển kỹ sư kinh tế xây dựng hay các vai trò liên quan trong lĩnh vực, bạn sẽ thường phải trải qua cả phỏng vấn và thử thách qua các bài test. Đổi lại, mức lương của bạn sẽ khá cao, với kỹ sư kinh tế xây dựng, trung bình là 12 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới 27 triệu/tháng.

V. Tố chất cần có để học tốt ngành kinh tế xây dựng​

Để có thể biết mình có phù hợp với ngành kinh tế xây dựng hay không các bạn có thể thấy những tố chất như:

  • Có đam mê và giỏi các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Anh.
  • Có sự yêu thích với ngành xây dựng.
  • Có đam mê học hỏi và tìm tòi không ngừng.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm.
  • Khả năng vượt qua được áp lực công việc.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo, logic, khả năng phân tích và xử lý vấn đề.
  • Kỹ năng quản lý...

Nếu bạn có đầy đủ những yếu tố và kỹ năng trên thì chắc chắn bạn nên lựa chọn cho mình ngành học kinh tế xây dựng để phát huy hết khả năng của bản thân. Với ngành học này có rất nhiều những vị trí làm việc cũng như yêu cầu đòi hỏi ở mỗi người là khác nhau, chính vì thế nếu đã lựa chọn chúng ta nên cố gắng tìm hiểu và dung hòa để có một vị trí làm việc hiệu quả nhất.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã phần nào hiểu được học kinh tế xây dựng ra làm gì? Hy vọng những gì chúng tôi cung cấp thật sự hữu ích đối với các bạn. Còn rất nhiều thông tin về triển vọng nghề nghiệp ngành xây dựng, các bạn có thể tìm hiểu trong bài viết sau để lựa chọn cho mình con đường sự nghiệp đúng đắn.

Ngành xây dựng được dự đoán tăng mạnh nhu cầu nhân lực trong tương lai

MỤC LỤC:
I. Ngành kinh tế xây dựng đào tạo những gì?​
II. Học Kinh tế xây dựng ra làm gì?​
III. Một số trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tốt nhất hiện nay
IV. Học kinh tế xây dựng dễ xin việc không, mức lương bao nhiêu?
V. Tố chất cần có để học tốt ngành kinh tế xây dựng​

Đọc thêm: Ngành kiến trúc, xây dựng có những vị trí công việc nào?

Đọc thêm: Công việc Kỹ sư Kinh tế Xây dựng là gì?

NGÀNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

[7580302_01]

TUYỂN SINH NĂM 2021

1. Chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp môn xét tuyển, mã tuyển sinh

    - Chỉ tiêu tuyển sinh: 100 

    - Tổ hợp môn xét tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021:

      Tổ hợp 1: A00: Toán, Vật lý, Hóa học

      Tổ hợp 2: A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

      Tổ hợp 3: D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

    - Mã tuyển sinh: XDA24

    - Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2020: 20 điểm

2. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

2.1. Giới thiệu chuyên ngành

Trong hơn 30 năm đổi mới và phát triển vừa qua, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, số lượng đô thị tăng từ 629 đô thị vào năm 1999 lên tới 819 đô thị vào năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa năm 2019 dự kiến đạt 40%, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ từ khu vực đô thị chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP. Cũng chính sự phát triển của hệ thống hạ tầng đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ an sinh xã hội, đã góp phần cho sự hội nhập có hiệu quả, sâu và rộng của Việt Nam trong các diễn đàn kinh tế nói riêng và thế giới nói chung.

Tuy nhiên thực tế phát triển cho thấy, Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn mang tính căn bản của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là năng lực cán bộ quản lý đô thị còn thiếu và yếu, nguồn lực phân bổ để triển khai đầu tư xây dựng đô thị nhiều nơi còn chưa hợp lý. Chính từ nhu cầu thực tiễn đó, năm 2001, chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị thuộc ngành Quản lý Xây dựng, Đại học xây dựng ra đời với mục tiêu cung ứng các kỹ sư vừa am hiểu kỹ thuật - kinh tế, vừa có năng lực quản lý, đặc biệt là về mảng xây dựng và đô thị.

2.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng

- Cử nhân [4 năm]

- Kỹ sư [tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm]

3. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

Với phương châm học đúng chuẩn Quy - đê [QĐ], chơi đúng chuẩn Ét - vê [SV], sau 4,5 năm rèn luyện và học tập dưới mái Trường Đại học Xây dựng, được trang bị kiến thức chuyên sâu cả về kinh tế xây dựng, quản lý xây dựng và quản lý đô thị như: lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình đô thị; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu, đấu thầu trong xây dựng đô thị; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ đô thị; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng đô thị; tổ chức công trường và chỉ đạo thị công xây dựng công trình đô thị; quản lý đô thị…. Ngoài các kiến thức, kỹ năng mang tính truyền thống của một kỹ sư kinh tế, sinh viên chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị còn được trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng rất mạnh về mảng quản lý, giúp kỹ sư sau khi ra trường không chỉ làm tốt công việc chuyên môn, kỹ thuật mà còn có năng lực điều phối, quản lý, quan hệ, lãnh đạo, kết nối. Điều này có thể xem là sự bổ sung hoàn hảo cho hình mẫu kỹ sư xây dựng trước nay chỉ biết tới bê tông, thép, gạch, chạy dự toán, bóc khối lượng, điền hồ sơ, ...

4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Có nhiều cợ hội dành các loại học bổng hỗ trợ học tập của Trường, Khoa và các doanh nghiệp; có cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động học tập, ngoại khóa. Sinh viên của chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị có kết quả học tập đáng ngưỡng mộ với 1,9% tốt nghiệp loại xuất sắc, 5,6% loại giỏi và 55,6% loại khá, trong đó có 80% hài lòng với chương trình đào tạo của trường.

- Ngoài học bổng khuyến khích học tập truyền thống thường kỳ với số lượng rất lớn của Nhà trường, còn có học bổng của Khoa cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó có kết quả học tập và rèn luyện tốt; học bổng Viettinbank [3 triệu/suất], FLC, Lê Mộng Đào [5 triệu/suất], Đỗ Quốc Sam [5 triệu/suất], CSC [5000USD cho người cao nhất, 12 suất Nhì 5 triệu/suất]. Các doanh nghiệp khác cũng tài trợ liên tục cho các hoạt động khuyến học.

5. Cơ hội việc làm: Cơ hội nghề nghiệp rộng mở đối với kỹ sư chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị tại các vị trí:

- Quản lý nhà nước trong xây dựng đô thị;

- Xây dựng định mức, đơn giá các dịch vụ đô thị, công trình đô thị;

- Lập, phân tích dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật, hạ tầng đô thị;

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật, hạ tầng đô thị;

- Chỉ đạo, triển khai thi công xây dựng công trình trong đô thị.

6. Cơ hội học tập bậc sau đại học

Theo khảo sát của chuyên ngành, 90.5% sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị có việc làm sau khi ra trường với mức thu nhập trung bình từ 5 – 15 triệu đồng/tháng, số sinh viên còn lại phần đông tiếp tục theo đuổi con đường học vấn sau đại học tại Trường Đại học Xây dựng hoặc tại các cơ sở đào tạo quốc tế.

7. Liên hệ: Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng

                   Địa chỉ: Phòng 318-319 nhà A1, Trường Đại học Xây dựng

                   Điện thoại: [024] 3869 1829,    Fax: 04.3628.4423

                   Email: 

                   Facebook fanpage: //www.facebook.com/cem.nuce/

                   Hoặc liên hệ trực tiếp với: TS Nguyễn Quốc Toản

                                                             Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng

                                                             Điện thoại di động: 0913 213 513

8. Chia sẻ của cựu sinh viên

1. Bạn Nguyễn Giang [lớp 57QD1] chia sẻ:

“Đại học Xây dựng là một môi trường học tập thoải mái, chất lượng.

Theo đuổi chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị đem tới nhiều cơ hội việc làm lớn sau khi ra trường.

Quản lý xây dựng, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị là nghề vừa có khả năng làm việc tại văn phòng, vừa có thể tham gia bộ máy quản lý đô thị.

Giờ lại thấy nhớ quãng thời gian học tập tại trường rồi”

2. Bạn Nguyễn Việt Tùng [lớp 58QD2] hiện là du học sinh bậc thạc sỹ tại Đại học Đồng Tế Thượng Hải, học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc nhắn nhủ:

Tôi từng giống như các bạn, cũng trải qua thời gian học Đại học với nhiều trăn trở và suy nghĩ. Những câu hỏi luôn canh cánh theo tôi khi bước vào giảng đường: “Mình học những cái này liệu có ích không nhỉ?”; “Học xong có thể kiếm được việc làm khi ra trường không hay chỉ là một mớ kiến thức trong sách vở, thiếu thực tế???...

Nhưng bằng chính lòng tin vào sự nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô cùng những kiến thức thầy cô đã truyền đạt giúp tôi cố gắng, nỗ lực hơn trong học tập.

Tôi hiểu rằng kiến thức là nền tảng, thực hành là cách tiếp cận thực tế, nên ngoài thời gian dành cho học tập tôi đã tích cực tham gia các phong trào hoạt động Đoàn, Hội, các cuộc thi học thuật như sinh viên nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ Kỹ sư kinh tế, …

Giờ đây, khi đã tốt nghiệp ra trường, đi làm và du học, hành trang của tôi là những kiến thức và kỹ năng mình tích góp được trong thời gian học đại học.

Bản thân tôi cảm nhận rằng những thành công bước đầu như thế vẫn chưa đủ, mình vẫn phải tiếp tục phấn đấu để tiếp tục hoàn thiện hơn, bên cạnh đó tôi luôn tự động viên mình cố gắng với khẩu hiệu: “Tôi phải hét lên để mọi người biết tôi là ai !”.

Lời cuối cùng tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn: Hãy cố gắng học những chuyên ngành có sự hội tụ và giao thoa của kỹ thuật – kinh tế - quản lý, tự bổ sung các kỹ năng mềm [làm việc theo nhóm, thuyết trình, giao tiếp, phương pháp giải quyết vấn đề, cách quản lý công việc…] và đừng quên một điều quan trọng khác đó là ngoại ngữ [đây là thế mạnh cực kỳ quan trọng]. Làm được những điều trên thì thành công sẽ đến với các bạn như một điều tất yếu.

Video liên quan

Chủ Đề