Thế nào là nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì, thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

10/08/2018

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì, thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Cùng tìm hiểu Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì, thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ Ban hành tại Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh hình thức xuất khẩu truyền thống. Hình thức tại chỗ này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất.

Vậy xuất khẩu tại chỗ là gì?

Theo cách hiểu nôm na, xuất khẩu nghĩa làbán hàng cho đối tác nước ngoài.Nhưng còn tại chỗ là thế nào? Là giao hàng tại chỗ,trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chở ra nước ngoài như xuất khẩu thông thường mà chúng ta vẫn thấy.

Vì sao bán cho nước ngoài mà lại giao trên lãnh thổ Việt Nam?

Vì người mua nước ngoài muốn hàng hóa được giao cho đối tác của họ ngay tại Việt Nam.

Như vậy có thể hiểu: Hàng hoá được các doanh nghiệp [bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được gọi là hàng xuất nhập khẩu tại chỗ.

Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng hoá từ các doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ là doanh nghiệp bán hàng cho các thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng bắt buộc phải nêu rõ hàng được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Trình tự thực hiện:

Đối với người xuất khẩu

+ Bước 1:Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;

+Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

+Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

Đối với người nhập khẩu

+Bước1:Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô Phần ghi chú trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô Ghi chép khác trên tờ khai hải quan giấy;

+Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

+Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

+Bước 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan

2.Cách thức thực hiện:điện tử

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đươngđối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thứctheo quy định của pháp luật[trừ hàng hoánhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ,hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý]: 01 bản chụp;

+Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu;Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

+Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính [đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy]. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa [Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ]: 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.

* Đối với hàng hóa xuất khẩu:

+Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

+Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chínhnếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;

+Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

* Số lượng: 01 bộ

4.Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

5.Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân

6.Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a] Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b] Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện [nếu có]: không;

c] Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

d] Cơ quan phối hợp [nếu có]: Không

7.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:thông quan hàng hóa.

8. Lệ phí [nếu có]:20.000 đ/tờ khai

9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

+ Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

+Khoản 8 Điều 25Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan/XNK

Video liên quan

Chủ Đề