Thể thơ song thất lục bát có số từ như thế nào

Song thất lục bát là một thể thơ cách luật của Việt Nam, gồm có những đặc điểm chính sau đây:

a] Mỗi khổ thơ gồm bốn câu. Hai câu đầu : bảy tiếng, câu thứ ba : sáu tiếng, câu thứ tư : tám tiếng. Ví dụ :

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

[Chinh phụ ngâm]

Trong quá trình phát triển, song thất lục bát có các dạng biến thể sau đây:

– Sự thay đổi trình tự các câu thơ : hai câu 6 và 8 chữ đứng trước hai câu 7 chữ [gọi là lục bát gián thất].

– Số chữ trong mỗi câu tăng lên, câu thơ kéo dài ra. Đa số trường hợp này thường rơi vào các bài thơ dân gian. Do ảnh hưởng của âm nhạc, những bài ca dân gian cần có thêm từ xen vào giữa các câu thơ.

Ví du:

Sông [cạn] biển cạn, lòng ta không cạn

Núi [lở] non mòn, ngãi bạn không quên

Đường còn qua lại xuống lên

Ơn bạn bằng biển ngãi [ta] đền bằng non.

[Dân ca miền Nam Trung Bộ]

Ta có thể khôi phục lại nguyên dạng song thất lục bát nếu bỏ đi một số từ hay âm tiết trong khổ thơ trên.

b] Song thất lục bát có vần lưng kết hợp với vần chân. Xét một khổ thơ theo sơ đồ sau:

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6

1 2 3 4 5 6 7 8

Chữ thứ năm của câu 2 bắt vần với chữ thứ bảy của câu 1 [vần trắc].

Chữ thứ sáu của câu 3 bắt vẫn với chữ thứ bảy của câu 2 [vần bằng].

Chữ thứ sáu của câu 4 bắt vần với chữ thứ 6 của câu 3 [vần bằng].

Câu 1 và câu có 2 vần lưng bắt với nhau, câu 2 và câu 3 có vần chân bắt với nhau, câu 3 và câu 4 có vần lưng bắt với nhau.

Từ đặc điểm này, có thể khẳng định : song thất lục bát có nguồn gốc dân tộc, không phải là sự kết hợp giữa thể lục bát của ta và thể Đường luật của Trung Quốc [những câu thơ Đường luật cũng bảy chữ nhưng chỉ có vần chân, không có vần lưng],…

c] Nhịp điệu :

Hai câu bảy thường có nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2.

Câu sáu có nhịp : 3/3/ hoặc 2/2/2.

Câu tám có nhịp : 4/4 hoặc 2/2 2/2.

Nhìn chung song thất lục bát là thể thơ tương đối tự do, có khả năng dồi dào trong diễn tả tư tưởng, tình cảm. Song thất lục bát phát triển rực rỡ ở nước ta vào cuối thế kỷ XVIII và có sức sống bền vững trong các thời kỳ văn học sau.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 12:49 Sáng ngày 08/12/2019

Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này.

Bạn đang xem: Thể thơ song thất lục bát

Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8. Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất. Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.

Luật

Bảng chính luật Thơ song thất lục bát được viết như sau

x – t – T – b – B – t – T x – b – B – t – T – b – B b – B – t – T – b – B b – B – t – T – b – B – t – B

Nhưng bản luật mà chúng ta thường dùng là

x x x x B x T[v] x x B x T[v] x B[v*] x B x T x B[v*] x B x T x B[v*] x B[v**]

[v] = vần B = bằng, T = trắc x = là chữ không tính, bằng hay trắc gì cũng được

Ghi chú: Chữ thứ bảy của câu bát tuy bất luận, nhưng chúng ta nên dùng một chữ trắc, âm điệu sẽ hay hơn.

Cách gieo vần

Xin được tóm tắt gọn như sau, để giúp các bạn trẻ nhanh chóng nắm bắt được các bí quyết của thể loại này : -Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng [B]. -Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc[T], ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì [cũng vần Trắc] -Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 [vần Bằng] -Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 [vần Bằng] -Chữ cuối câu 8 vần Bằng , lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

[trích Thi Pháp – Hàn Sĩ Nguyên] ————————————

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, * Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. * Chín lần gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Xem thêm: Tiểu Sử Thanh Bi Sinh Năm Bao Nhiêu, Hot Girl Thanh Bi

Nước thanh bình ba trăm năm cũ, Áo nhung trao quan vũ từ đây. Sứ trời sớm giục đường mây, Phép công là trọng niềm tây sá nào. Chinh Phụ Ngâm Khúc -Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm

Đối trong thể Song Thất Lục Bát

Thể thơ này không bắt buộc phải có các cặp đối, nhưng hai câu thất, số chữ bằng nhau, nếu các thi nhân có thể viết thành một cặp đối :

Câu cẩm-tú đàn anh họ Lý Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương

Mùi phú-quí nhử làng xa-mã, Bả vinh-hoa lừa gã công-khanh

Cầu Thệ-thủy ngồi trơ cổ-độ Quán Thu-phong đứng rũ tà-huy Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều

Trống Tràng Thành [2] lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền [3] mờ mịt thức mây.

Chàng thì đi cõi xưa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.

Chốn Hàm Dương [19] chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương [20] thiếp hãy trông sang.

Câu hỏi: Song thất lục bát là gì?

Lời giải

Thể thơ song thất lục bát [雙七六八, đôi 7 6-8], cũng được gọi là lục bát gián thất [六八間七,6-8 xen 7] hay thể ngâm là một thể văn vần [thơ] đặc thù của Việt Nam. Một số tác phẩm lớn trong văn chương Việt Nam, trong đó có bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra quốc âm đã được viết theo thể thơ này.

Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.

Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bảy dưới, chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần với chữ thứ 5 [đôi khi chữ thứ 3] của câu thất tiếp theo.

Câu số

Vần

1 - - t - b - T
2 - - b - T - B
3 - b - t - B
4 - b - t - B - B
5 - - t/b - B - T
6 - - b - T - B
7 - b - t - B
8 - b - t - B - B

Chữ thứ

--1--

--2--

--3--

--4--

--5--

--6--

--7--

--8--

Chú thích:

-: Không bắt buộc

T: vần trắc, với các dấu thanh: Hỏi, ngã, sắc, nặng

B: vần bằng, với các dấu thanh: Ngang [không] hay huyền

Chữ in hoa: Chữ phải giữ vần

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thể thơSong thất lục bát nhé:

A. Sự phát triển

Là một thể thơ đặc biệt của người Việt, song thất lục bát cùng với lục bát rất được các tác giả ưa chuộng trong suốt thời kì văn học trung đại Việt Nam. Thể thơ này phát triển mạnh vào thế kỉ 18 cho đến tận đầu thế kỉ 20. Nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam đã sử dụng thể thơ này như bản dịch Chinh phụ ngâm [Đoàn Thị Điểm], Ai tư vãn[Lê Ngọc Hân], Văn tế thập loại chúng sinh [Nguyễn Du], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Tự tình khúc [Cao Bá Nhạ], bản dịch Tì bà hành [Phan Huy Thực], Khóc Dương Khuê [Nguyễn Khuyến], Hải Ngoại huyết thư [Phan Bội Châu]v.v...

Sau khi phong trào Thơ mới xuất hiện, song thất lục bát không còn được các nhà thơ ưa chuộng nữa. Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Hàn Mặc Tử có số ít bài song thất lục bát. Các tác phẩm thuộc thể thơ này ngày càng hiếm gặp, có lẽ một phần do những quy định về vần luật phức tạp và khó khăn của nó. Một số tác phẩm song thất lục bát tiêu biểu của thời kì hiện đại có thể kể đến: Bà má Hậu Giang, Ba mươi năm đời ta có Đảng [Tố Hữu]...

B. Bố cục một bài thơ STLB:

- STLB được viết thành từng khổ, mỗi khổ 4 câu, bao gồm 2 câu 7 chữ [2 câu Thất], một câu 6 chữ [1 câu Lục] và một câu 8 chữ [1 câu Bát]

- Hai câu Thất hầu như tất cả đều được ngắt nhịp 3|4, có thể đối nhau hoặc không đối. Tất nhiên những câu có đối nghe sẽ hay hơn. Và 3 chữ đầu trong câu Thất thường gợi nên một hình ảnh, hoặc một âm thanh để câu thơ đột nhiên trở nên sắc sảo như một nét khắc hoạ, một ấn tượng mạnh mẽ đi thẳng vào tâm hồn người đọc vậy

- Một bài thơ STLB hay, luôn luôn có đi kèm cùng các hình thức Mỹ Từ Pháp như: Ngắt mạch, tiểu đối, đồng dạng, đảo ngữ, điệp ngữ v.v...

C. Cách gieo vần STLB:

Bảng Luật :

x x T x B x T [vần 1]

x x B x T [vần 1] x B [vần 2]

x B x T x B [vần 2]

x B x T x B [vần 2] x B [vần 3]

x x T x B [vần 3] x T [vần 4]

x x B x T [vần 4] x B [vần 5]

x B x T x B [vần 5]

x B x T x B [vần 5] x B [vần 6]

* Ghi chú:

- B: phải là bằng

- T: phải là trắc

- x: bằng hoặc trắc đều được

---------------------------------

Một đoạn song thất lục bát tiêu biểu với "yêu vận" và "cước vận" in đậm:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Nào ai gây dựng cho nên nỗi này

Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt khúc mây

Chín tầng gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

Chinh Phụ Ngâm

TIẾT PHỤ NGÂM

Thiếp có chồng, chàng đà hay BIẾT,

Đôi minh châu tha THIẾT còn TRAO

Nghĩ tình vương vấn khít KHAO,

Ngọc này thiếp buộc áo ĐÀO thắm TƯƠỊ

Nhà thiếp ở lầu NGOÀI ngự UYỂN,

Chồng thiếp làm lính ĐIỆN Minh QUANG.

Biết chàng lòng sáng như TRĂNG,

Thờ chồng, thiếp nguyện đá VÀNG thủy CHUNG.

Trả minh châu, lệ đôi DÒNG,

Hận không lúc thiếp chưa CHỒNG gặp NHAỤ

Trần Trọng San dịch

----------------------------

Phân tích:

* BIẾT vần với THIẾT [vần 1]

* TRAO vần với KHAO và ĐÀO [vần 2]

* TƯƠI vần với NGOÀI [vần 3]

* UYỂN vần với ĐIỆN [vần 4]

* QUANG vần với TRĂNG và VÀNG [vần 5]

* CHUNG vần với DÒNG và CHỒNG [vần 6]

Chú ý: Trong bài thơ này, 2 câu cuối cùng là Lục Bát. Bài thơ này là một loại biến thể của Song Thất Lục Bát vì không theo đúng quy tắc nêu ở trên.

Video liên quan

Chủ Đề