Thiên thai là gì

Thi sĩ Tản Đà của chúng ta đã có phen gánh thơ lên chợ Trời bán, thì hẳn phải biết rõ Thiên Thai. Đó cũng là nơi ông từng phen ao ước đến:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơiTrần thế em nay chán nửa rồiCung Quế đã ai ngồi đó chửa?

Cây đa xin chị nhắc lên chơi

Thế nhưng… đọc những câu thơ ấy, chúng ta lại thấy Tản Đà không nói gì đến cảnh tiên giới. Bài Tống Biệt của ông, là cái “bước trần ai” của người từ tiên giới đã trở về tới hạ giới rồi.

Lá đào rơi rắc lối thiên thai Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh Một bước trần ai Ước cũ duyên thừa có thế thôi Ðá mòn rêu nhạt nước chảy huê trôi Cái hạc bay lên vút tận trời Trời đất từ nay xa cách mãi Cửa động Ðầu non Ðường lối cũ

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

Đọc thơ và nghe nhạc nói về Thiên Thai chúng ta có cảm tưởng các phi thuyền có thể lên tới mặt trăng nhưng không bao giờ bay qua thơ của nhân loại được.

Như thế, nếu thơ còn… thì chốn thiên thai vẫn còn trong trí tưởng của nhân loại vậy. Nơi đó vẫn là cõi mơ ước mà người ta được nhìn thấy, được bước vào. Như bài hát Thiên Thai của Văn Cao, Bích Huyền mời quý vị và các bạn cùng nghe Đức Tuấn diễn tả…

Ôi cái lạnh đêm hèCái lạnh xa ngườiBây giời tôi mới biếtCó nhiều khiMột người đi

Mà như mất Thiên đường

Vâng, Thiên Thai có thể chẳng phải ở đâu đó trên chín từng mây khói. Mà đó chỉ là hình ảnh phóng lớn hay thu nhỏ của người này đối với một người khác khi hai người đang sống trong tình…

Cầm tay em anh hỏi
Đường nào lên Thiên Thai?

Hoàng Nguyên đã viết như thế, trong ca khúc của ông.

Hỏi như thế, hát như thế, nhưng cùng một lúc người ta có cảm tưởng, người hỏi, người hát đã cầm giữ được Thiên Thai ngay ở trong tay mình rồi.

Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớmEm đến đây như đến tự Thiên ĐườngNhững buổi đó, ta nhìn em kinh ngạcHồn mất dần trong cặp mắt lưu lyÔi mắt xa khơi, ôi mắt dị kỳTa trông đó, thấy trời ta mơ ướcThấy cả bóng một vầng đông thuở trướcCả con đường sao mọc lúc ta điCả chiều sương mây phủ lối ta về

Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ

Những câu thơ ấy của Đinh Hùng cũng cho thấy Thiên Đường ở rất gần chúng ta mà thôi. Nếu không phải như thế thì tại sao có lúc người ta thấy người yêu tuyệt vời quá, giống như người tự Thiên Đường đến vậy?

Nhật Bằng có một ca khúc nói về một nàng tiên trắng từ trên trời bước xuống trần gian, cùng người trần gian ca múa khúc nhạc thần tiên vui tươi, lãng mạn, và rất hạnh phúc.

Tà xiêm óng ánh lướt mình theo với bao cung đàn
Giọng êm như tiếng phím nhẹ ngân trong đêm mơ màng.

Trong khi Phạm Duy cũng viết một ca khúc nói về truyện tiên trên Thiên Đường phạm lầm lỗi gì đó mà bị đầy xuống trần gian, chúng ta nghe mà có cảm tưởng như nhạc sĩ nhìn thấy tận mắt.

Đó là Cành Hoa Trắng. Người tiên nữ ấy tên là Giáng Hương.

Những người sung sướng nhất trong trần thế này là những cặp tình nhân. Và tình nhân chính là những Thần tiên gãy cánh lạc bước xuống trần…

Trời đầy cô tiên nữXuống đầu thai thành hoaGiữa đêm mờ, hoa nở chóng phaiNgười về trong đêm tốiÔm cành hoa tả tơiGiữa đêm dài

Gác đời lẻ loi

Người đàn bà khốn khổ ấy cũng đến từ trời.

Vậy thì, Thiên Thai có phải chính là cái bóng của cuộc đời hay ngược lại?

Hồn kết gió hương trời Nhược Thủy Cánh viền mây thắm động Thiên Thai Hóa thành những giọt mưa thơm ấy Tưới nở trăm hoa đã héo rồi…

[thơ J.Leiba]

Ý nghĩa của từ thiên thai là gì:

thiên thai nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 10 ý nghĩa của từ thiên thai. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa thiên thai mình


0

  0


Chỉ cảnh tiên U minh lục: Lưu Thần và Nguyễn Triệu cùng vào núi hái thuốc gặp một con suối lớn, hai bên bờ suối có hai người con gái tư chất tươi đẹp [hai nàng tiên] lưu hai người lại trong nữa năm. Cả hai đều nhớ quê hương bèn từ biệt các tiên nữa ra về. Về đến nơ [..]

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de


4

  4


[Từ cũ, Văn chương] nơi thần tiên ở, theo thần thoại chốn thiên thai


0

  0


Thiên Thai là tên của chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời nhà Hán nhân tiết Đoan Dương [5-5 âm lịch] vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc lối về. Hai ngườ [..]

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ thiên thai trong từ Hán Việt và cách phát âm thiên thai từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ thiên thai từ Hán Việt nghĩa là gì.

天台 [âm Bắc Kinh]
天台 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

thiên thai
Cõi tiên trong thần thoại.Tên huyện ở Chiết Giang.Tên núi ở Chiết Giang.

  • y ưu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạt thiệp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cốt pháp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hồ cẩm đào từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kích bại từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ thiên thai nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: thiên thaiCõi tiên trong thần thoại.Tên huyện ở Chiết Giang.Tên núi ở Chiết Giang.

    Đường nào lên chốn thiên thai?

    Hà Đình Nguyên

    [TBKTSG Online] – Nơi cõi trần hẳn ai cũng một lần mơ về chốn thiên thai thoát tục vô cùng đẹp đẽ, nhưng đã ai biết cõi thiên thai nơi nao, đường lên chốn ấy xa hay gần? 

    Chú Cuội, từ cổ tích rong chơi vào âm nhạc

    Từ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đến Chuyện tình Lan và Điệp

    Đồi thông hai mộ

    Từ tích Lưu Bình – Dương Lễ tới ca khúc Quán gấm đầu làng

    Bìa bản nhạc do Nhà xuất bản Tinh Hoa [Huế] ấn hành.

    Lạc lối quên đường về

    Thiên Thai là tên một hòn núi thuộc huyện Thiên thai, tỉnh Chiết Giang [Trung Hoa]. Tương truyền, đời Hán, có hai chàng nho sĩ tên Lưu Thần và Nguyễn Triệu nhân tiết Đoan Ngọ [mùng 5 tháng 5 âm lịch], rủ nhau vào núi Thiên Thai hái thuốc chữa bệnh. Cả hai lần mò, trèo đèo vượt suối bỗng thấy một vùng cây cỏ xanh tươi, phong cảnh thơ mộng. Rồi bất ngờ có hai nàng tiên diễm lệ ra chào đón.

    Từ đó, Lưu – Nguyễn kết duyên cùng hai nàng, say mê cảnh đẹp, vui vầy tình ái hầu như quên hẳn làng xóm xưa. Nửa năm trôi qua, hai chàng thấy nhớ quê nhà bèn xin về thăm. Nhưng về đến nhà thì cảnh vật đã khác hẳn. Làng xóm toàn người xa lạ, không còn ai có thể nhận ra hai chàng nữa.

    Họ gặp một cụ già tuổi đã gần trăm, cụ già kể, cách đây độ 400 năm, cụ có một ông tổ bảy đời tên Nguyễn Triệu, nhân tiết Đoan Ngọ cùng bạn là Lưu Thần vào núi hái thuốc rồi biệt tích. Bấy giờ Lưu Thần, Nguyễn Triệu mới biết một ngày trên tiên giới bằng một năm ở trần gian. Cả hai bèn trở lại động Thiên thai. Nhưng lối xưa đã mất dấu… Họ trở về quê cũ, sau đó Lưu Thần và Nguyễn Triệu bỏ làng ra đi, không ai còn gặp nữa…[Truyện U minh lục -Trung Quốc].

    Có một số truyện khác cũng có nội dung tương tự: lạc vào tiên cảnh, lấy tiên nữ làm vợ, trở về trần đã qua mấy trăm năm. Tìm lại nơi tiên cảnh thì đã mất dấu. Những điển tích này có trong Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm [365 – 427, Trung Quốc], Từ Thức – Giáng Hương [cổ tích Việt Nam]… và cả tích Đường Minh Hoàng du nguyệt điện [trong Dị văn lục, Trung Quốc].

    Dẫn dắt vào cửa động tiên

    Trước tiên, có lẽ phải kể đến bài thơ Tống biệt của thi sĩ Tản Đà [sáng tác năm 1922], tả lại cảnh đưa tiễn giữa hai  nàng tiên với Lưu – Nguyễn được nhạc sĩ Võ Đức Thu phổ nhạc:

    Lá đào rơi rắt lối thiên thai Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh Một bước trần ai Ước cũ duyên thừa có thế thôi Ðá mòn, rêu nhạt, nước chảy, huê trôi Cái hạc bay lên vút tận trời Trời đất từ nay xa cách mãi Cửa động Ðầu non Ðường lối cũ

    Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi…

    Bài thơ ngắn và nhạc sĩ Võ Đức Thu đã phổ nhạc theo đúng nguyên văn, phần nhạc theo các nhà nghiên cứu là “không chê vào đâu được” [các danh ca Mộc Lan, Thái Thanh, Khánh Ly đều đã từng thể hiện ca khúc này].

    Tuy nhiên, tuyệt phẩm phải kể đến Thiên thai của Văn Cao:

    Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng Nhớ Lưu – Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào nguyên… Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến

    Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền…

    Bìa nhạc Thiên thai, Văn Cao

    Năm 1940 Văn Cao đến Huế, năm sau chàng trai chưa đến 20 tuổi ấy lại đi thuyền trên dòng sông Phi Liệt [Hải Phòng], ấn tượng về cảnh đẹp của hai nơi ấy nên năm 1944 Văn Cao đã viết nên tuyệt phẩm Thiên thai. Trên bìa bản nhạc do Nhà xuất bản Tinh Hoa [Huế] ấn hành, Văn Cao có ghi lời tựa: “Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường thi với hai truyện Thiên thai và Đào nguyên. Người sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi…” [ông  tự nhận mình là Người sông Ngự].

    Thiên thai của Văn Cao dài tới gần 100 khuôn nhạc với những câu chuyển điệu tài tình cùng với lời ca tuyệt diệu. Có thể nói Thiên thai là một trường ca với nhiều nhạc cảnh biến đổi tuần tự giống như một bản giao hưởng hay một vở opera.

    Cố nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét: “Nếu hình thức ca khúc trong tân nhạc Việt Nam cho tới năm 1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số khuôn nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó… thì Thiên thai của Văn Cao đã vươn lên một thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuôn nhạc, chan chứa những giai điệu thần tiên và những lời ca thần diệu…[hồi ký Phạm Duy]

    Bài thơ Tống biệt của cụ Tản Đà chỉ đưa ta đến cửa động rồi ngừng ở đấy, cụ không đả động tới những cái gì xảy ra ở bên trong cái động thiên thai ấy cả, còn Văn Cao đưa ta nhập thiên thai thật sự. Qua sự phối hợp với ngũ cung trong âm nhạc dân tộc Việt cùng với những âm điệu trang trọng, trong sáng, tha thiết, sinh động, Văn Cao giới thiệu cho chúng ta cái thế giới trinh nguyên và rực rỡ:

    ...Thiên thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần ai
    Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần…

    Văn Cao còn đưa cả hoan lạc vào ca từ:

    …Thiên thai ánh trăng xanh mơ tan tành suối trần gian.
    Ái ân thiên tiên, em ngờ phút mê cuồng có một lần…

    Thật tuyệt vời!

    Phạm Duy cũng có Tiếng sáo thiên thai [phổ thơ Thế Lữ] tuyệt hay. Nếu những ca khúc ở trên có âm điệu buồn buồn của tiễn biệt, luyến tiếc thì Tiếng sáo thiên thai của Phạm Duy lại rộn ràng sôi nổi: "…Tiên nga, buông lơi tóc bên nguồn, hiu hiu lũ cây tùng, ru ru tiếng trên cồn… Đường lên, lên thiên thai, lọt vài cung nhạc gió, thoảng về mơ mộng quá, nàng Ngọc Chân tưởng nhớ, tiếng lòng bay xa…”. Ca khúc này thường được thể hiện đơn ca nhưng nghe Lệ Thu – Khánh Ly song ca sẽ rất “phiêu”…

    Bìa nhạc Tiếng sáo thiên thai.

    Chàng nhạc sĩ tài hoa Hoàng Nguyên có lẽ cảm nhận cái đẹp của xứ Huế [quê ông] với nét thơ mộng của Đà Lạt [nơi ông dạy học], để rồi xuất thần làm nên ca khúc Đường nào lên thiên thai? – Một câu hỏi, một ước vọng, một gợi cảm, dẫn dắt vào thế giới hoan lạc, lung linh và huyền nhiệm: 

    Cầm tay em anh hỏi, đường nào lên Thiên Thai?

    Nơi hoa xuân không hề tàn, nơi bướm xuân không hề nhạt

    Nơi tình xuân không úa màu bao giờ…

    Ngày xưa sao Lưu – Nguyễn, gặp đường lên thiên thai

    Nhạc vàng ai mê say, rượu đào ai ngây ngây…

    Hỏi cho… có vậy thôi, bởi chàng soạn ca khúc này chỉ để… “nịnh đầm”. Nhưng rồi…

    Nhìn trong đôi mắt đẹp, lòng chợt vui như say

    Kìa đường lên thiên thai, kìa đường lên thiên thai!

    Ấy đường qua ngõ mắt thơ ngây

    Tiếng nhạc êm lẫn tiếng thơ say, đưa hồn anh lạc vào tận tim ai…

    Và còn rất nhiều những thiên thai, đào nguyên, bồng lai, nghê thường… trong các ca khúc khác nữa!

    Video liên quan

    Chủ Đề