Thoát vị ống nuck là gì

Theo thống kê, khoảng trên 5% dân số bị thoát vị thành bụng nói chung, trong đó 75% số này là thoát vị bẹn. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở nữ nhưng hiếm hơn, chiếm 10% số ca, thường chỉ gây khó chịu, ít dẫn đến biến chứng nặng.

Tầm soát thoát vị bẹn để phát hiện, điều trị và chấm dứt hoàn toàn bệnh

Vùng bẹn có những lỗ tự nhiên, trong quá trình phát triển của bào thai một số cấu trúc giải phẫu đi qua để xuống dưới, như tinh hoàn từ trong ổ phúc mạc chạy xuống bìu ở nam giới. Khi những lỗ này giãn rộng, một phần các tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chui qua lỗ này, gọi là thoát vị. Bệnh thoát vị bẹn có các biểu hiện như sưng phồng tại vùng bẹn, phần lớn ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức. 

Bệnh thoát vị bẹn thường xảy ra ở nam giới, có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn. Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ là hậu quả của bất thường bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc. 

Dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn

- Bệnh thoát vị bẹn gián tiếp: khi tạng thoát vị đi qua ống phúc tinh mạc, đây là dạng thoát vị bẹn bẩm sinh. Thường ống phúc tinh mạc sẽ được bít lại sau khi sinh.

- Bệnh thoát vị bẹn trực tiếp: khi tạng thoát vị đi qua điểm yếu thành bẹn, đây là dạng thoát vị bẹn mắc phải. Dạng thoát vị này xảy ra ở người làm việc gắng sức, táo bón kéo dài, ho kéo dài, tiểu khó [trong u xơ tiền liệt tuyến]…

Tạng bị thoát vị đi qua điểm yếu của thành bẹn gọi là thoát vị bẹn [Nguồn ảnh: Internet]

- Người cao tuổi do các cơ thành bụng yếu

- Những người hay làm việc nặng nhọc

- Người táo bón kéo dài do áp lực thường xuyên tại ổ bụng cao

- Những người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc…

Bệnh thoát vị bẹn có nguy hiểm không?

Khi thoát vị đã hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận khối thoát vị lớn dần, nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi người. Nhưng cần biết rằng bệnh thoát vị bẹn sẽ không thể tự khỏi nếu không được can thiệp bằng phẫu thuật.
Tiến triển tự nhiên của bệnh sẽ làm tăng khó chịu và đau tức cho người bệnh, nhất là khi gắng sức. 

Biến chứng của bệnh thoát vị bẹn

Bệnh thoát vị bẹn nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó thoát vị nghẹt là nguy cơ hàng đầu. Đó là tình trạng mắc kẹt ruột hoặc mạc nối lớn trong túi thoát vị, lúc này, khối thoát vị không thể đẩy lên được và rất đau đớn. Bệnh nhân cần phải được khám và xử trí cấp cứu. Nguy cơ thoát vị nghẹt xảy ra cao hơn ở thoát vị bẹn gián tiếp.  

Bệnh thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sinh sản không? 

Bệnh thoát vị bẹn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và không ảnh hưởng gì tới việc có con. 

Tuy nhiên, thoát vị bẹn có thể là một trong các yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới

Bệnh thoát vị bẹn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm [Nguồn ảnh: Internet]

Ở phụ nữ, tuy thoát vị bẹn không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, nhưng khi đã mang thai, áp lực ổ bụng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng. Bất kỳ can thiêp phẫu thuật nào cũng đều có nguy cơ nhất định đối với sức khỏe thai kỳ. Chính vì vậy, phụ nữ trước khi có kế hoạch mang thai mà có những dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn thì nên được thăm khám và phẫu thuật sớm.

Bệnh thoát vị bẹn nên mổ nội soi hay mổ hở?

Phương pháp điều trị triệt để bệnh thoát vị bẹn là phẫu thuật. Phẫu thuật thoát vị bẹn bằng cách đóng lại lỗ thoát vị và tái tạo lại thành bụng bằng cách đặt tấm lưới là phương pháp được sử dụng phổ biến. Người bệnh có thể lựa chọn mổ hở hoặc mổ nội soi tùy vào nhu cầu của mình. 

Hiện nay, phẫu thuật nội soi tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn so với mổ hở nhờ vào vết mổ nhỏ [thẩm mỹ], ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh hơn.

Mổ thoát vị bẹn tại Đà Nẵng ở đâu tốt nhất?

Phẫu thuật thoát vị bẹn khá phổ biến và hầu như ít rủi ro, có thể thực hiện được ở nhiều bệnh viện. Tuy nhiên khoảng 2% trường hợp bị tái phát trong vòng 3 năm. Ngoài ra còn có các biến chứng khác như: chảy máu, tổn thương ống dẫn tinh, đau tê ở vùng bẹn, nhiễm trùng vết mổ,…

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật thoát vị bẹn tại Đà Nẵng 

Để đảm bảo phẫu thuật hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người bệnh nên lựa chọn điều trị tại các bệnh viện uy tín.

Khoa Ngoại Tiêu hóa - Gan - Mật – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tự hào là địa chỉ đáng tin cậy về dịch vụ điều trị ngoại khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, nhiều kỹ thuật phẫu thuật nội soi đã được ứng dụng thường quy giúp giảm thiểu thương tổn và rút ngắn thời gian hồi phục, giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.

Xem thêm:

>> Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ - Đừng để chậm trễ

>> Tầm soát bệnh lý thoát vị bẹn miễn phí


Khoa Ngoại Tiêu Hóa – BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng  Hotline: 02363 509 808 

Email:

Thoát vị bẹn trẻ sơ sinh là một dị tật bẩm sinh phổ biến. Theo thống kê có khoảng 2-5% trẻ em bị thoát vị bẹn và tràn dịch màng tinh hoàn, thường gặp ở trẻ thiếu tháng. Tỷ lệ mắc thoát vị bẹn ở bé trai cao hơn gấp nhiều lần bé gái.

1. Thoát vị bẹn trẻ sơ sinh là như thế nào? 

Thoát vị bẹn ở trẻ em là dị tật bẩm sinh thường hay gặp cần được can thiệp sớm để ngăn ngừa biến chứng thoát vị bẹn nghẹt xảy ra.

Thoát vị bẹn là một dị tật bẩm sinh do ống phúc tinh mạc chưa đóng kín nên tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng [thường là ruột] chui xuống ống và tạo thành một khối phồng ở vùng bẹn. Khối phồng này được gọi là thoát vị bẹn nếu ở bé trai và thoát vị ống nuck nếu ở bé gái. 

Thông thường vào khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu và sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành một túi dạng ống được gọi là ống phúc tinh mạc. Với những trẻ bình thường thì ống này sẽ đóng lại. Ở những trẻ sinh non, hệ tiêu hóa chưa ổn định nên tỷ lệ trẻ bị thoát vị bẹn cũng cao hơn trẻ bình thường. Thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái từ 3-10 lần. 

2. Thoát vị bẹn có tự hết không? Biến chứng nguy hiểm gì nếu không điều trị?

Thoát vị bẹn trẻ sơ sinh là một dị tật bẩm sinh và không thể tự hết. Mỗi trẻ có biểu hiện ở mức độ khác nhau, có trẻ chỉ biểu hiện rõ khi bé khóc hoặc vận động mạnh, nhưng cũng có trẻ chỉ nằm nghỉ ngơi cũng nhìn thấy rõ khối thoát vị phồng lên. 

Nếu không điều trị kịp thời, thoát vị bẹn ở trẻ em có thể dẫn tới nghẹt và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Ruột, buồng trứng chui vào ống phúc tinh mạc gây nghẹt, lâu dần dẫn tới hoại tử ruột, buồng trứng nếu không được mổ kịp thời. 

– Thoát vị bẹn nghẹt khiến mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tổn thương tinh hoàn. 

Do đó, ngay khi phát hiện trẻ bị thoát vị bẹn cần phải phẫu thuật sớm để ngăn chặn các biến chứng nghẹt xảy ra. Vì khi trẻ bị thoát vị bẹn nghẹt cần xử trí cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây tổn thương các tạng bên trong bao thoát vị và có thể gây ra các biến chứng nặng nề hơn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

3. Thoát vị bẹn thường gặp ở một bên hay hai bên?

Theo thống kê, thoát vị bẹn ở trẻ em thường xảy ra ở bên phải nhiều hơn [chiếm khoảng 60%], ở bên trái [khoảng 25%] hoặc có khi xuất hiện ở cả hai bên [khoảng 15%]. 

4. Dấu hiệu thoát vị bẹn trẻ sơ sinh

  • Trẻ có một khối phồng vùng bẹn bìu ở bé trái và vùng gần âm môi ở bé gái.
  • Khối phồng này thường to hơn khi bé khóc, rặn khi đi đại tiện hay sau khi vận động mạnh. 
  • Khi trẻ nghỉ ngơi hay nằm, khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại khi đó nhìn bé lại bình thường. 

Trẻ có dấu hiệu thoát vị bẹn nghẹt cần cho khám cấp cứu ngay để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nếu trẻ có biểu hiện thoát vị bẹn nghẹt – cần cho con đến ngay cơ sở y tế uy tín để xử trí kịp thời:

  • Khối phồng vùng bẹn sờ thấy căng cứng, bé kêu đau và khóc không muốn cho ba mẹ động vào. 
  • Trước đó bé có thể đã xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn nhưng xẹp xuống nên phụ huynh không để í, nay khối phồng căng lên và không xẹp lại như mọi khi.
  • Nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc kêu đau [trẻ lớn], bỏ bú, nôn ói [trẻ nhỏ].

5. Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ như thế nào? 

5.1 Khám lâm sàng 

Trẻ sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra khối thoát vị, hỏi để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Khai thác tiền sử [nếu có] như ở nhà mẹ có bao giờ nhìn thấy khối thoát vị bẹn không? bé có thường kêu đau hay quấy khóc gì không? Bé sinh đủ tháng hay thiếu tháng? Tình hình sức khỏe hiện tại? Bệnh nền [bệnh bẩm sinh] nếu có? Tiền sử gia đình có bố, mẹ hay anh chị em ruột bị thoát vị bẹn hay không? 

5.2 Cận lâm sàng

Siêu âm bẹn bìu giúp chẩn đoán thoát vị bẹn ở trẻ

Sau khi thăm khám lâm sàng xong, nếu trẻ được xác định hay nghi ngờ là thoát vị bẹn. Bác sĩ sẽ chỉ định bé đi làm một số xét nghiệm cơ bản như: 

  • Xét nghiệm máu cơ bản
  • Siêu âm bẹn bìu đánh giá
  • Chụp X-quang phổi

Nếu có chỉ định phẫu thuật [mổ] thoát vị bẹn, phụ huynh cần lưu ý những điều sau cho con: 

  • Trẻ phải nhịn ăn 6 giờ trước khi phẫu thuật để đảm bảo dạ dày rỗng khi gây mê và giảm nguy cơ trào ngược do hít phải dịch dạ dày trong khi gây mê. 
  • Không được cho con uống sữa, uống nước ngọt, nước có gas, nước có màu khi chuẩn bị phẫu thuật. 
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc bé đang sử dụng, tiền sử bệnh lý của con và các yếu tố gây dị ứng cho trẻ [nếu có].
  • Trấn an tình thần cho bé, trò chuyện để con giữ tinh thần thoải mái trước khi phẫu thuật. 

5.3 Các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn 

Mổ mở ở vùng bẹn

Các bác sĩ sẽ rạch nhỏ khoảng 2cm ngay tại các nếp gấp da của bụng, sau đó tìm và phẫu tính thắt ống phúc tinh mạc. 

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là để lại sẹo sau mổ, tỷ lệ bỏ sót thoát vị bẹn bên đối diện và tỉ lệ tái phát sau mổ mở thoát vị bẹn có thể từ 0,8-3,8%. 

Phẫu thuật nội soi

Hiện nay mổ nội soi được ứng dụng nhiều trong các trường hợp phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ em và người lớn. 

Phương pháp này có ưu điểm là rất an toàn, ít gây sang chấn mạch máu và ống dẫn tinh nên ít ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của trẻ sau này. 

Ngoài ra, so với mổ mở vết rạch có thể dài tới hơn 2cm và để lại sẹo thì mổ nội soi có tính thẩm mỹ cao hơn với vết rạch rất nhỏ chỉ 2mm. Sau khi mổ hầu như không nhìn thấy vết sẹo. 

Đặc biệt, mổ nội soi còn giúp quá trình phẫu thuật không bỏ sót thoát vị bẹn bên đối diện nhờ khả năng quan sát dễ dàng với camera nội soi trong ổ bụng. Khi phát hiện có thoát vị bẹn bên đối diện, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật ngay trong cùng một lần mổ. 

Do đó, nếu phụ huynh thấy con có các biểu hiện nghi ngờ thoát vị bẹn, hãy cho bé đi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán đúng, đồng thời có các biện pháp xử trí kịp thời. Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với con sau này.

Video liên quan

Chủ Đề