Chủ đề ngày gia đình việt nam năm 2022 là gì?

- Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là ngày tôn vinh những giá trị gia đình - giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của cha ông ta.

Những lời chúc hay, ý nghĩa ngày Gia đình Việt Nam

Quà tặng ý nghĩa nhân ngày Gia đình Việt Nam

1. Lịch sử ngày Gia đình Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Theo lời Bác ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. 

Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. 

Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

3. Ngày Gia đình Việt Nam 2017

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật…. sẽ diễn ra tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tuyên truyền chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” và phát động “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” trên toàn quốc vào đúng Ngày Gia đình Việt Nam trong khung giờ từ 17h-19h [Thứ Tư - 28.6.2017] với ý nghĩa trân trọng những giây phút sum họp của mọi gia đình Việt Nam bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm.

PV [tổng hợp]

      Chính vì vậy, mà từ năm 2014 đến nay, Bộ VH,TT&DL liên tục chọn chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam là "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương". Hãy để bữa cơm gia đình được trọn vẹn

      Không biết từ bao giờ bữa cơm gia đình đã trở thành biểu tượng đẹp của nếp nhà Việt Nam. Bữa cơm gia đình là thời gian và không gian để mọi thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, chia sẻ và bày tỏ yêu thương.

      Gia đình như thế nào thì xã hội như thế ấy. Xây dựng gia đình hạnh phúc là xây dựng xã hội hạnh phúc. Hạnh phúc mỗi gia đình có được là từ sức lực, trí tuệ, thời gian... của các thành viên trong gia đình góp phần vun đắp một cách kiên trì và bền bỉ.

      Hạnh phúc gia đình được hình thành qua những hành động, việc làm hàng ngày trong đời thường như: cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, các hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, tâm sự, chuyện trò, vui chơi, gánh vác, hỗ trợ... với nhau giữa các thành viên trong gia đình.

      Và bữa cơm gia đình chính là thời gian, không gian quý để mọi thành viên trong gia đình cùng vun đắp cho hạnh phúc gia đình.

      Mỗi bữa cơm, khi mỗi người được thỏa mãn nhu cầu về vật chất của mình thì nhất định sẽ ăn ngon, vui vẻ, thoải mái, phấn chấn... Sự chăm chút cho bữa ăn làm cho các thành viên trong gia đình có cái nhìn đầy yêu thương đối với người biết tạo nên bữa ăn ngon; thiện cảm và yêu thương, đó là mầm mống của hạnh phúc gia đình.

      Đồng thời, qua bữa cơm, tính giáo dục sẽ phát triển bền vững và có hiệu quả rất cao - đặc biệt đối với trẻ em bằng những đức tính: biết nhường nhịn, biết dành những miếng ngon cho người khác, biết vì người khác; biết tập những thói quen tốt trong khi ăn...

      Với người lớn, biết chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc; biết đóng góp cho nhau để cùng nhau ngày một hoàn thiện hơn; biết chia sẻ cho nhau những thông tin mới, thành tựu mới của cộng đồng, của đất nước; nhắc nhở nhau khắc phục những gì không nên làm và khuyến khích, tạo điều kiện cho nhau thực hiện những điều có ích cho gia đình, cho cộng đồng, xã hội...

     Chính những giây phút gặp nhau trong bữa cơm là hạnh phúc keo sơn của các thành viên trong gia đình, gợi mở cho những suy nghĩ và hành động cho ngày mai, cho tương lai của từng thành viên trong gia đình.

      Những gia đình giữ và tổ chức tốt bữa ăn gia đình, không chỉ cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển thể chất cho từng thành viên mà còn hun đúc những giá trị tinh thần, tâm lý, tình cảm gắn bó sâu sắc giữa các thành viên.

      Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay bộn bề với biết bao lo toan, vì thế mà bữa cơm gia đình đôi khi ít được chú trọng hơn trước. Chưa kể, xu thế của thời đại hàng quán, thức ăn nhanh được bày bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu “nhanh, gọn, lẹ”, cũng góp phần làm cho một số người trẻ dễ xa rời bữa cơm gia đình. Nhưng dù xã hội hiện đại đến đâu chăng nữa thì những giá trị truyền thống tốt đẹp, cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm, từ lúc còn nhỏ, đến khi ta lớn, khi già yếu./.

Ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam, ngày tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống của gia đình Việt. Vào ngày đặc biệt này, tất cả mọi người lại cùng hướng về gia đình, nơi mà có những người thân yêu nhất của chúng ta.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc.

1. Nguồn gốc ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Theo lời Bác ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam

Qua mấy ngàn năm lịch sử phát triển cho đến ngày nay, những chuẩn mực về giá trị tốt đẹp của gia đình, bản sắc văn hóa dân tộc vẫn luôn được gìn giữ và phát triển để các con cháu ngày nay noi theo.

Những giá trị lịch sử truyền thống như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cấu trúc và mối quan hệ có nhiều thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của mỗi gia đình vẫn còn tồn tại và luôn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kính tế - xã hội của quốc gia.

Gia đình không chỉ là mối quan tâm của mỗi người, của những nhà nghiên cứu xã hội học, mà còn là sự quan tâm của cả một thiết chế xã hội được thể hiện qua nhận thức và hành động của Đảng, của Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, ngày nay gia đình không còn là vấn đề cá biệt, riêng lẻ nữa, mà đã trở thành vấn đề chung của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Để tôn vinh Ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người chúng ta hãy dành thời gian để quan tâm đến nhau, tổ chức những buổi sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình và chăm lo gắn kết với hàng xóm, cơ quan, nhà trường và xã hội, nhằm ôn lại truyền thống nề nếp gia phong, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là điều hết sức cần thiết và thật sự có ý nghĩa thiết thực, gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau để Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm đi vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

Chủ đề ngày Gia đình Việt Nam 2021

Chủ đề ngày Gia đình Việt Nam năm 2021 là "Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình năm 2021".

Vào ngày Gia đình Việt Nam, các địa phương thường tổ chức các hoạt động sôi nổi để kỷ niệm. Nhưng trong năm 2020, 2021 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nên các hoạt động tập trung đông người bị hạn chế.

Mặc dù vậy, các gia đình có thể tự tổ chức những buổi liên hoan, những bữa tiệc nhỏ dành riêng cho các thành viên trong nhà. Các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau hát những bài hát về chủ đề gia đình để kỷ niệm ngày đặc biệt này, đây cũng là cơ hội để mọi người gần gũi và cởi mở hơn, thấu hiểu nhau hơn.

Trong bối cảnh dịch bệnh nếu không thể về đoàn tụ, các thành viên gia đình cũng đừng quên gọi điện thoại cho nhau, quan tâm lẫn nhau để gắn chặt tình cảm nhé.

Những việc có thể làm trong ngày gia đình Việt Nam

  • Cùng sum họp trong bữa cơm gia đình
  • Cùng nhau ca hát và nói chuyện, tâm sự với nhau để hiểu hơn về nhau
  • Về quê đoàn tụ cùng ông bà và họ hàng
  • Dành tặng bố mẹ những món quà bất ngờ, có thể chỉ là món quà nhỏ, lời chúc nhưng chắc chắn họ sẽ rất hạnh phúc.
  • Phụ bố mẹ làm việc nhà

Trong ngày đặc biệt này, hãy dành chút thời gian cho mái ấm của bạn để cùng nhau có những phút giây ý nghĩa nhất bên gia đình và người thân nhé!

Video liên quan

Chủ Đề