Vì sao bài gia tài của mẹ bị cấm

 Ca khúc “Gia tài của mẹ” do chính Trịnh Công Sơn hát

TBT  Bàn về tình trạng dạy sử ở nước ta, GS. Nguyễn Văn Tuấn dẫn ý của ông Hà Văn Tấn, một sử gia, nhận định rằng “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức” và “Các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm”[4].

  GS Tuấn cũng dẫn dụ rằng bài hát Gia tài của mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết chính là một cách dạy và học lịch sử : phải trung thực, không hư cấu, thần thánh theo ý chí chủ quan.

“DẠY CHO CON TIẾNG NÓI THẬT THÀ …”

Nguyễn Văn Tuấn

//anhbasam.wordpress.com/2015/12/06/6049-day-cho-con-tieng-noi-that-tha/#more-156554

Sáng nay, tôi đọc được một bài viết hay về tình trạng dạy sử ở nước ta, mà trong đó tác giả có trích câu ca nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: Dạy cho con tiếng nói thật thà. Ngày nay, chắc ít ai rong giới trẻ còn nhớ đến ca khúc “Gia tài của mẹ” này, vì có thời gian nó bị cấm [một cách vô lí]. Nhưng lời ca mà tác giả trích rất ư là thích hợp như một lời khuyên về dạy sử.

Tôi nhiều lần nhận xét là chương trình dạy sử [và văn học] hiện nay lẫn lộn giữa tuyên truyền và giáo dục. Chỉ cần lật vài trang sách giáo khoa sử bậc trung học, bất cứ của lớp nào, có thể thấy dễ dàng 3 đặc điểm chính là nội dung lệch lạc, dối trá, và một chiều.

Đặc điểm thứ nhất là nội dung quá lệch. Dành nhiều nội dung cho sử “cách mạng”: Tôi không có con số cụ thể về tất cả sách, nhưng chỉ đếm các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp tú tài, những nội dung liên quan đến cách mạng chiếm gần 65% tổng nội dung. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định rằng: “Nói trắng ra, hiện nay người ta chán ghét học văn ,học sử là vì dạy văn thì có thật sự dạy văn đâu, mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị… Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác” [1]. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có nhận xét tương tự, ông nói rằng từ “tất cả các đề thi sử tốt nghiệp và thi vào đại học gần 40 năm nay đều chỉ hỏi về lịch sử Việt Nam từ sau năm 1930” [2]. Tác giả Nguyễn Văn Nghệ nói thẳng sử hiện nay được dạy là “sử quốc doanh”.

Đặc điểm thứ hai là dối trá. Những sự kiện không có thật được đưa vào sách sử và bắt học sinh phải học. Vụ Lê Văn Tám là một ví dụ tiêu biểu; dù sử gia đã lên tiếng, nhưng vẫn không chịu chỉnh sửa. Những sự kiện lịch sử được viết lại chệch hướng so với sự thật, và đó cũng là dối trá. Tiến sĩ Phạm Quốc Sử đã nói: “Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều ‘vắc xin’ để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí.”

Đặc điểm thứ ba là thiếu khách quan. Ai cũng biết sử học là một môn khoa học xã hội, mà khoa học thì đòi hỏi tính khách quan. Nhưng sách sử hiện nay thì không khách quan, mà được soạn theo mô thức “ta thắng địch thua”. Ngoài ra, nội dung thì được soạn một cách tích cực về “phe thắng cuộc”, và bôi nhọ “phía bên kia” [dù phía bên kia cũng là đồng bào, anh em trong một nước]. Một người trong cuộc, từng dạy sử ở đại học, là ông Hà Văn Thịnh nói: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp, Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được” [3].

Ông Hà Văn Tấn, một sử gia, nhận định rằng “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài í thức của chúng ta. […] Các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua” [4].

Do đó, có thể nói không ngoa rằng môn sử hiện nay không phải là sử học đúng nghĩa, mà nó là một sự tích hợp từ chính trị, tuyên truyền, và “tín sử” chỉ chiếm một phần nhỏ. Tôi muốn thêm rằng, các đặc điểm đề cập trên, chẳng những dạy sự dối trá cho cả mấy thế hệ người Việt, mà còn gây chia rẽ dân tộc một cách sâu sắc. Do đó, dù chiến tranh đã chấm dứt 40 năm, nhưng sự chia rẽ, thậm chí thù hận, vẫn tồn tại trong lòng dân tộc, và điều đó làm cho đất nước khó mà lớn và mạnh được. Ngày xưa, khi sáng tác ca khúc “Gia tài của mẹ”, có lẽ Trịnh Công Sơn không biết rằng những lời ca mang đậm tính nhân văn lại cũng là những lới khuyên về giáo dục rất hợp hiện nay:

Dạy cho con tiếng nói thật thà,
mẹ mong con chớ quên màu da,
con chớ quên màu da, nước Việt xưa.
Mẹ mong trông con mau bước về nhà,
mẹ mong con lũ con đường xa,
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù.

Tài liệu tham khảo

[1] //www.bbc.com/vietnamese/forum/2011/08/110808_history_students_comments.shtml

[2] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/33607/khong-the-lan-lon-lich-su-voi-chinh-tri.html

[3] //www.danchimviet.info/archives/8990/nha-s%E1%BB%AD-h%E1%BB%8Dc-ha-van-th%E1%BB%8Bnh-noi-v%E1%BB%81-hcm/2010/05

[4] GS. Hà Văn Tấn, Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ quốc tháng giêng năm 1988, In lại trong: Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.

Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn bao gồm các tác phẩm của ông viết về cuộc Chiến tranh Việt Nam dưới các góc nhìn khác nhau. Nhạc phản chiến của ông bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh.[1] Các ca từ trong các ca khúc phản chiến ca tụng tình yêu thương, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù. Các tác phẩm của ông chủ yếu được lưu truyền trong giới sinh viên, một vài bài hát bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa và đa số bài hát bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm lưu hành.[2] Sau chiến tranh, một số tác phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam, nhưng một số tác phẩm bị cấm lưu hành. Sau khi mất, năm 2004 ông được trao Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới [WPMA].[3]

Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng[4]. Bởi thế những ca khúc viết về quê hương chiến tranh và thân phận người dân nước nhược tiểu [nước nhỏ và bị những nước lớn gây ảnh hưởng] của Trịnh Công Sơn còn gọi là "nhạc da vàng".

Mục lục

  • 1 Phản ứng của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa
  • 2 Một số ca khúc
  • 3 Giải thưởng
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Phản ứng của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòaSửa đổi

Các tác phẩm phản chiến của ông phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, do đó cả hai phía đều cấm lưu hành phần lớn các tác phẩm phản chiến của ông, mặc dù vậy nhiều người Việt Nam vẫn rất yêu thích các tác phẩm này. Vì thái độ không thật sự nghiêng về bên nào của ông đã gây nên sự nghi ngờ của cả hai phía.[5] Trong tác phẩm "Gia tài của mẹ" [1965], ông gọi các cuộc chiến tranh ở Đông Dương và Việt Nam suốt 20 năm là "nội chiến",[1] vì đối với ông cái chết nào cũng gây đau lòng với dân tộc".[6] Bên Việt Nam Cộng hòa còn có người coi ông là người "yếu đuối": Trịnh Công Sơn chỉ là một cây sậy, hơn thế nữa, là một cây sậy yếu hèn [cho dù có là "cây sậy có biết suy nghĩ tới đâu]. Trong lớp vỏ của một cây sậy, của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối...[7]. Đối với MTDTGPMN, họ không quan tâm đến các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vì ông không biết gì về chính trị và tội ác của người ngoại quốc. Còn bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người "gạt ông sang bên lề vì coi ông thiếu lập trường chính trị",[5] có những người cực đoan dọa sau khi tiến về Sài Gòn đòi sẽ "xử tử" ông.[1]

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối vòng tay lớn" [bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968[8] và Khánh Ly đã từng ghi âm và sản xuất băng nhạc năm 1969]. Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và kêu gọi:[9] "Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước...Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này..."[10]

Một số ca khúcSửa đổi

Một số nhạc phản chiến đã được phát hành chính thức trong các tập nhạc Ca khúc da vàng, Kinh Việt Nam do Nhà xuất bản Nhân Bản ấn hành và hầu hết được ca sĩ Khánh Ly trình bày trong các băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam trước năm 1975. Tuy nhiên sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, cho đến nay rất nhiều ca khúc trong số này chưa được lưu hành trở lại trong nước Việt Nam thống nhất.

Bìa trong băng nhạc Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1

Riêng 2 ca khúc là Bài ca dành cho những xác người và Hát cho người nằm xuống do Trịnh Công Sơn sáng tác nhân sự kiện "thảm sát" Huế Tết Mậu Thân như một lời than khóc đồng bào Việt Nam phải chết thê thảm trong chiến tranh. Vì thế, nó cũng được mệnh danh là "Bài hát thần chết" tương đương với "Chủ nhật buồn" của Rezso Seress.

Ca khúc da vàng Nhân Bản phát hành năm 1967, khổ 18X18 cm, với nốt nhạc do tác giả chép tay
  1. Ngày dài trên quê hương
  2. Người con gái Việt Nam
  3. Ngủ đi con
  4. Đại bác ru đêm
  5. Tôi sẽ đi thăm
  6. Tình ca của người mất trí
  7. Đi tìm quê hương
  8. Đêm bây giờ đêm mai
  9. Ngụ ngôn của mùa Đông
  10. Nhưng hôm nay
  11. Hãy nói giùm tôi
  12. Gia tài của Mẹ
Ca khúc da vàng [2] Nhân Bản tái bản nhiều lần năm 1969, khổ 18x18 cm. Danh mục ca khúc giống như trên, nhưng có thêm 2 ca khúc:13. Hát trên những xác người 14. Bài ca dành cho những xác ngườiKinh Việt Nam Nhân Bản, 1968, 18x18 cm,
  1. Dân ta vẫn sống
  2. Chờ nhìn quê hương sáng chói
  3. Dựng lại người dựng lại nhà
  4. Ngày mai đây bình yên
  5. Cánh đồng hòa bình
  6. Ta thấy gì đêm nay
  7. Sao mắt mẹ chưa vui
  8. Đôi mắt nào mở ra
  9. Hãy đi cùng nhau
  10. Hành Ca
  11. Đồng dao hòa bình
  12. Nối vòng tay lớn
Ta phải thấy mặt trời Nhân Bản, 1969, 18x18 cm
  1. Ta phải thấy mặt trời
  2. Những giọt máu trổ bông
  3. Những ai còn là Việt nam
  4. Tuổi trẻ Việt Nam
  5. Chính chúng ta phải nói
  6. Ta đi dựng cờ
  7. Đừng mong ai, đừng nghi ngại
  8. Việt Nam ơi hãy vùng lên
  9. Ta quyết phải sống
  10. Chưa mòn giấc mơ
  11. Huế Sài Gòn Hà Nội
Phụ khúc da vàng Nhân Bản, 1972, 18x18cm
  1. Một ngày vinh quang một ngày tuyệt vọng
  2. Đợi có một ngày
  3. Xác ta xác thù
  4. Tôi biết tôi yêu
  5. Chưa mất niềm tin
  6. Người mẹ Ô Lý
  7. Hãy nhìn lại
  8. Lời ru đêm
  9. Mùa áo quan

Giải thưởngSửa đổi

  • Giải thưởng Âm nhạc hoà bình thế giới [WPMA][3].

Tham khảoSửa đổi

  • Ban Mai, Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng Nhà xuất bản Lao động 2008
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé. Nhà xuất bản Trẻ 2005.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c Ban Mai, sách đã dẫn trang 24
  2. ^ Ban Mai, sách đã dẫn trang 31
  3. ^ a b Ban Mai, sách đã dẫn trang 4
  4. ^ Bửu Chi. “Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của TCS”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập 31 tháng 3. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= [gợi ý |access-date=] [trợ giúp]; Chú thích có các tham số trống không rõ: |7= và |accessmonthday= [trợ giúp]; Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= [trợ giúp]
  5. ^ a b Ban Mai, sách đã dẫn trang 29
  6. ^ Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách đã dẫn trang 63
  7. ^ Ban Mai, sách đã dẫn trang 28
  8. ^ Sách Trịnh Công Sơn Một người thơ ca Một cõi đi về trang 104
  9. ^ “Buổi phát thanh lịch sử tại Sài Gòn trưa 30/4/1975” [Thông cáo báo chí]. Tiến Dũng - VnExpress. ngày 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.
  10. ^ “Lời kêu gọi của nhạc sĩ TCS trên đài phát thanh SG ngày 30”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.

Video liên quan

Chủ Đề