Tại sao hồi giáo khủng bố

Thế giới bàng hoàng trước hành động dã man của “Nhà nước Hồi giáo” [IS]. Vậy IS từ đâu ra, ai nuôi dưỡng và tự kiếm tiền như thế nào?

Phiến quân Hồi giáo đã chiếm được nhiều khí tài quân sự hiện đại do quân đội Iraq bỏ lại.

Trong một bài viết cho BBC, tiến sĩ Nguyễn Phương Mai-giảng dạy môn Trung Đông học tại Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam và là tác giả cuốn “Con đường Hồi giáo”–phân tích về nguồn gốc, nguồn tài trợ của tổ chức khủng bố có nguy cơ đe dọa toàn thế giới này.

Tiền của IS ở đâu ra?

Theo tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, “Nhà nước Hồi giáo” [IS] được tiếp năng lượng chủ yếu từ hai nguồn tài chính sau. Thứ nhất là dầu. IS được ví như Taliban với những giếng dầu trong tay. Mỗi ngày IS bán được tới 30.000 thùng dầu với giá rẻ hơn giá thị trường, dao động quanh 25-65 USD/ thùng. Dầu được vận chuyển ra ngoài địa hạt của IS bằng các trung gian mối lái người Kurd, bán lại cho các khách hàng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và cho chính bản thân chính quyền Assad của Syria. Syria nhận dầu và bán vũ khí cho IS. Sự oái ăm này thực ra không hề lạ lẫm trong những màn trình diễn chính trị và xung đột ở Trung Đông. Nền kinh tế kiểu chiến tranh đã trở thành câu chuyện tính toán ăn chia thường ngày của các nhà độc tài chính trị nơi đây. Ngoài mặt, IS chính thức là một tổ chức thánh chiến dòng Hồi giáo Sunni với mục tiêu đánh đổ chính quyền dòng Hồi giáo Shi’ite của Syria. Tuy nhiên, cả hai bên đều hiểu rằng, họ có thể một tay dí súng vào đầu nhau, dưới gầm bàn, tay kia hoàn toàn có thể tạm thời ngoắc ngoặc với nhau trong những thương vụ làm ăn cả hai bên đều có lợi. Các nhà quan sát đã gọi mối quan hệ này là một dạng quan hệ “vừa đối đầu vừa đối thoại”. Số tiền bán dầu chảy vào túi IS mỗi ngày lên đến 2-3 triệu USD. Lưu ý rằng al-Qaeda chỉ cần 30 triệu USD mỗi năm để vận hành bộ máy khủng bố và chỉ cần 1 triệu USD để chi cho cuộc tấn công tòa Tháp đôi ở New York. Nguồn tài chính thứ hai xuất phát từ vùng Vịnh. “Nhà nước Hồi giáo” đã luôn nhận được sự ủng hộ từ khi còn trong nôi của những tổ chức tôn giáo và cá nhân tại Saudi Arabia, Qatar và Kuwait. Sự ủng hộ này không hẳn đã trực tiếp đến từ chính quyền các quốc gia vùng Vịnh theo dòng Sunni mà chủ yếu từ những tổ chức cá nhân riêng lẻ. Nguồn tiền cho IS chảy ra từ túi những kẻ cách đây vài năm đã trót lạc quan cho rằng chính quyền Hồi Shi’ite của Syria chắc chắn sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi Syria sụp đổ, một tổ chức Hồi Sunni như IS sẽ đóng vai trò trải đường cho các diễn biến chính trị có lợi cho sự ảnh hưởng quyền lực của Hồi giáo Sunni. Tại sao các tổ chức tôn giáo và cá nhân này lại không ủng hộ các nhánh quân nổi dậy trung dung của Syria mà lại đổ tiền vào một tổ chức cực đoan như IS? Nguyên nhân thứ nhất là do họ không tin vào phương Tây, nhất là khi phương Tây dù lên tiếng ủng hộ các nhánh quân trung dung nhưng lại không chịu đổ tiền vào trang bị vũ khí.

IS là sản phẩm của ai?

Chúng ta chỉ có thể hiểu về nhóm “Nhà nước Hồi giáo” [IS] nếu đi ngược lại lịch sử chừng 100 năm, khi dòng họ Saud – khởi đầu chỉ là chủ một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadj – đến đầu thế kỷ thứ 19 đã bắt tay với một nhánh Hồi giáo khá cực đoan là Wahhabi dần dần đánh chiếm và làm chủ gần như toàn bộ vùng Bán đảo Arập, bao gồm cả thánh địa Mecca và Medina. Cam kết của dòng họ Saud và Wahhabi có thể được coi là một trong những cuộc hôn nhân thực dụng nhất giữa quyền lực chính trị và tôn giáo mà trong đó Saud sẽ mang danh lãnh đạo còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc. Không ai có thể ngờ rằng mối liên minh này đã tạo ra một đất nước bị bóp nghẹt trong bàn tay quyền lực của chính mình. Hơn 20 năm qua, 95% trong tổng số hơn 1000 khu kiến trúc cổ của Saudi Arabia đã bị tàn phá, hầu hết là các thánh đường Hồi giáo và di tích nơi sinh sống của thiên sứ Muhammad. Wahhabi cho rằng bất kỳ một kiến trúc lịch sử nào cũng có thể trở thành những nơi thờ cúng linh tượng và vì chỉ có Thượng Đế mới đáng để tôn thờ, nếu ngôi mộ của chính Muhhamad trở thành nơi tín đồ cúng bái thì cũng sẽ bị san phẳng. Những tàn tích cuối cùng của một nền văn minh đa sắc màu cũng như những bằng chứng cuối cùng của một nền văn hóa Hồi giáo cổ gần như cố tình bị triệt tiêu và xóa sổ, đặt vào tay những thầy tu Wahhabi quyền năng tối thượng trong việc viết lại lịch sử tôn giáo và diễn giải triết lý Hồi giáo theo lý lẽ của riêng mình. Bước vào thế kỷ 21, Saudi Arabia là một vương quốc dầu lửa giàu có nhưng mang trong mình một khối nội tạng khổng lồ vay mượn của giáo lý cực đoan Wahhabi. Biết là di hại mà không thể vứt bỏ vì liên minh quyền lực với các thầy tu tôn giáo đã trở thành xương tủy của cơ thể chứ không còn là những bộ phận cấy tạo. Nhà vua Saudi Arabia dù nổi tiếng là người có tư tưởng cải cách nhưng không thể ngăn cản được một bộ phận dân chúng đã ngấm chất máu cực đoan của dòng giáo lý nổi tiếng tàn khốc và bạo lực này.

Nhóm "Nhà nước Hồi giáo" tung lên mạng video hành quyết con tin thứ 3 là người Anh.

Chính quyền Saudi Arabia không thể ngăn cản được tinh thần Wahhabi được nuôi nấng từ khi còn trong nôi. Với đồng tiền dầu lửa, nhóm “Nhà nước Hồi giáo” [IS] là một trong những sản phẩm vượt biên giới, trực tiếp hoặc gián tiếp, của cả một hệ thống giáo lý cực đoan dùng làm công cụ cho chính trị và quyền lực, di căn đến từng tế bào mà không thể cắt bỏ vì “công cụ” đã trở thành một phần không thể tách rời của cơ thể.

IS chỉ bó hẹp ở Trung Đông? Điều đáng lo ngại là trong bất kỳ viễn cảnh nào [IS] lớn mạnh, bị triệt tiêu hay chỉ còn ngoi ngóp thở] thì “tư tưởng IS” đã thành công rực rỡ trong việc gửi đi khắp toàn cầu một thông điệp rằng sự thống nhất của thế giới Hồi giáo là điều hoàn toàn có thể, rằng lý tưởng xây dựng một nhà nước Hồi giáo “thuần khiết” là điều có thể.

Tiền từ túi những cá nhân và tổ chức cực đoan của Saudi Arabia từ hàng chục năm qua đã lan tỏa ra toàn thế giới, mua chuộc các lãnh đạo tôn giáo, trả lương cho các thầy tu, cung cấp sách vở, đổi thay giáo lý, xây dựng thánh đường, trợ cấp tiền cho thanh niên của hàng trăm đất nước sang vùng Vịnh học tập, sau đó trở về quê hương, đem theo lý tưởng Wahhabi, thay máu niềm tin và cực đoan hóa cách sống của những người dân địa phương. Các quan chức của Saudi Arabia cho biết trên toàn thế giới có 1.500 nhà thờ Hồi giáo, 202 trường đại học, 210 trung tâm tôn giáo được tài trợ bởi các nguồn tiền từ Saudi Arabia. Nhiều quốc gia Châu Âu đang thực sự lo lắng về hàng ngàn chiến binh thánh chiến gốc Trung Đông, dù sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng trái tim thuộc về IS. Không đơn giản chỉ là việc những chiến binh này được đẻ ra từ tư tưởng Wahhabi bắt rễ tại chính Châu Âu bằng tiền dầu lửa, những chiến binh này sẽ quay trở lại Châu Âu, cực đoan hơn, và mang theo mầm sống IS. Mảnh đất lý tưởng cho mầm sống này chính là những thánh đường, tu sĩ và giáo lý đã được từ từ ngấm chất Wahhabi từ hàng chục năm nay.

Không chỉ có hàng ngàn chiến binh thánh chiến gốc Trung Đông sinh ra và lớn lên ở Châu Âu sẽ trở về mang theo mầm sống IS. Tư tưởng IS hoàn toàn có thể bén gốc ở bất kỳ nơi đâu, miễn là ở đó mảnh đất đã được tưới tắm bằng những đồng tiền dầu lửa từ những tổ chức tôn giáo cực đoan của vùng Vịnh.

  • “Đội quân cứu rỗi ARSA” mang ẩn số Hồi giáo thánh chiến

Dù Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo [IS] tự xưng đã bị suy yếu nhưng các chân rết của chúng vẫn hoạt động bền bỉ. Không những thế sự sụp đổ của Kabul, âm hưởng về những chiến thắng ấn tượng liên tiếp trước hai siêu cường [Liên Xô trước đây và Mỹ hiện nay] ở Afghanistan đã truyền một nguồn năng lượng bùng nổ cho phong trào thánh chiến toàn cầu.

Bất chấp những thương vong và tổn thất nặng nề trên chiến trường, hệ tư tưởng Hồi giáo thánh chiến thôi thúc những kẻ cực đoan bạo lực ở các nước phương Tây tiến hành các cuộc tấn công khủng bố man rợ khiến các cơ quan an ninh và tình báo của các nước này phải chống đỡ hết sức khó khăn.

Quỹ đạo ngắn hạn của phong trào thánh chiến

Mặc dù mối đe dọa từ các phần tử thánh chiến vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai gần, nhưng giới chính trị Mỹ dường như coi rằng họ đã “đặt dấu chấm hết cho một cuộc chiến tranh  tưởng chừng không có hồi kết”. Thực chất đây chỉ là một cách nói “uyển chuyển” để gác lại cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu kéo dài hai thập niên.

Thay vì rút lui khỏi các xung đột quốc tế thế giới và gia cố chủ nghĩa biệt lập, Washington lại đang tập trung vào cuộc cạnh tranh quyền lực với một Trung Quốc đang trỗi dậy và một nước Nga đầy oán hận. Quá trình “xoay trục” này ngay lập tức sẽ có tác động đến các hoạt động chống lại các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo [IS] và các chi nhánh hay đồng minh của chúng.

Boko Haram, một tổ chức khủng bố hoạt động ở Đông Bắc Nigeria, Chad và phía Bắc Cameroon.

Giữa hai lựa chọn: ưu tiên tập trung vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc hay ưu tiên tập trung vào chống khủng bố, dường như Mỹ và đồng minh đã lựa chọn phương án thứ nhất. Trong quá khứ, đã có lúc chính phủ Mỹ tìm cách chuyển nguồn lực từ chống khủng bố sang một cuộc cạnh tranh cao, chẳng hạn như khi chính quyền Obama "xoay trục sang châu Á"  và cắt giảm nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố ở châu Phi. 

Các chương trình hợp tác an ninh và sự hiện diện chống khủng bố của phương Tây khi bị suy giảm tại những khu vực bất ổn đã tạo cơ hội cho các nhóm thánh chiến tái tạo mạng lưới, tuyển mộ thành viên mới và mở các cuộc tấn công vượt ra ngoài biên giới của họ. Điều này thể hiện rõ ràng ở Mali và ở Somalia sau khi Pháp hay Mỹ rút quân.  Khi bạo lực bùng phát ở Mozambique, phản ứng yếu ớt của nhà nước Mozambique càng tiếp thêm sức mạnh cho các chiến binh thánh chiến.

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra chắc chắn sẽ đòi hỏi sự thay đổi các ưu tiên, đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn phục vụ cho việc chăm sóc, chữa trị sức khỏe cộng đồng và ứng phó khẩn cấp, đòi hỏi phải chuyển trọng tâm và bố trí nhân lực để hỗ trợ việc phục hồi sau đại dịch hiện tại và chuẩn bị đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Tác động của COVID-19 sẽ được cảm nhận trong cả ngắn hạn và dài hạn, và gần như chắc chắn sẽ là một nhân tố chính tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các chiến binh thánh chiến ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thế giới. Ở Lebanon, Hezbollah đã lấp đầy khoảng trống về quản trị và giành được sự ủng hộ của công chúng bằng cách hoàn thành vai trò y tế cộng đồng trong bối cảnh đại dịch.

Tại Pakistan, Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Muhammad đã hỗ trợ thiết yếu cho những công dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Trên khắp thế giới, những kẻ khủng bố, quân nổi dậy và các phần tử bạo lực phi nhà nước khác đang lợi dụng đại dịch COVID-19 để làm mất uy tín của các chính phủ, tuyển mộ thành viên mới và tuyên truyền. Khi thế giới trỗi dậy và thoát khỏi cơn khủng hoảng tồi tệ nhất của đại dịch, các phần tử khủng bố đã có thế và lực để tổ chức các cuộc tấn công trở lại.

Abu Sayyaf là một nhóm chiến binh thánh chiến theo học thuyết Wahhabi của Hồi giáo Sunni, hoạt động chủ yếu quanh các đảo ở phía Tây Nam Philippines.

Quỹ đạo dài hạn của phong trào thánh chiến

Việc không giải quyết được các cuộc xung đột kéo dài ở Syria, Yemen, Somalia, Libya và Mali sẽ thúc đẩy việc tuyển mộ các chiến binh thánh chiến trong tương lai, đặc biệt là trong dài hạn. Các cuộc nội chiến và chủ nghĩa phe phái tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều vùng rộng lớn của thế giới Arập và Hồi giáo, dẫn đến việc thiếu hụt các dịch vụ xã hội, mức độ nghèo đói cao, thiếu giáo dục, tham nhũng và quản trị yếu kém, tất cả các yếu tố cực đoan hóa này sẽ tạo điều kiện có thể thúc đẩy tư tưởng thánh chiến và thúc đẩy mọi người tham gia các nhóm cực đoan bạo lực. Nếu cuộc  xung đột khu vực giữa Saudi Arabia và Iran tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa bè phái, các nhóm thánh chiến cực đoan nhất sẽ là những người được hưởng lợi.

Nhà nước Hồi giáo [IS] tự xưng đã tận dụng hệ tư tưởng giáo phái thâm độc của mình để tuyển mộ các thành viên mới vào hàng ngũ của mình và thu hút những chiến binh cứng rắn. Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014, “chính sách thân hữu theo giáo phái ” của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã khiến cộng đồng người Sunni của Iraq trở nên xa lánh và góp phần giúp cho Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy.

Trong sự trỗi dậy này, các điểm nóng ở Trung Đông và Bắc Phi đã trở thành trung tâm tuyển dụng các chiến binh nước ngoài thánh chiến, những con số thống kê cho thấy 3/4 số chiến binh nước ngoài được tuyển dụng của Nhà nước Hồi giáo đến từ các khu vực có chưa đến 11% lực lượng của nó.

Về lâu dài, tương lai của phong trào thánh chiến toàn cầu phụ thuộc vào kết quả của cuộc đấu tranh đang diễn ra trong nội bộ Hồi giáo giữa những người Hồi giáo ôn hòa và cực đoan, bao gồm các chiến binh thánh chiến và những người ủng hộ họ. Đây là một cuộc đấu tranh đã diễn ra trong nhiều thập niên, và có thể còn nhiều thập niên nữa trước khi tìm ra giải pháp.

Sự trỗi dậy và sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo đã tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho những kẻ cực đoan. Caliphate [vương quốc] này được đặc trưng bởi bạo lực được sử dụng bừa bãi, hãm hiếp, nô lệ và sử dụng binh lính trẻ em trong chiến đấu, nên đã tạo ra một phản ứng dữ dội chống đối trong thế giới Hồi giáo.

Ngoài ra còn có một cuộc chiến nữa đang diễn ra trong nội bộ các nhóm chiến binh thánh chiến, và cách mà những cuộc đấu đá nội bộ này diễn ra cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của những kẻ cực đoan. Trong vài năm qua, Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo IS đã liên tục gây hấn với nhau và cáo buộc nhau về nhiều vấn đề, bao gồm tính hợp pháp của việc nhắm vào người Shiite như là những mục tiêu để tấn công và tính hợp pháp để tuyên bố về một caliphate.

Sự cạnh tranh này đã vượt ra  khuôn khổ của sự khoa trương đơn thuần và đã trở thành những xung đột đầy bạo lực trên các chiến trường khác nhau trải dài khắp thế giới. Ở Đông Phi, Nhà nước Hồi giáo và Al-Shabaab đã tử chiến trong vài năm, với phần thắng thuộc về Al-Shabaab.

Tại Bán đảo Arập, AQAP và Nhà nước Hồi giáo Yemen đã nhiều lần đụng độ, tranh giành lãnh thổ và tuyển mộ tân binh. Liên minh Taliban-Al-Qaeda ở Afghanistan đã liên tục chiến đấu với ISK, mặc dù việc Mỹ rút khỏi Afghanistan đã làm thay đổi căn bản các động lực thánh chiến bên trong đường biên giới của quốc gia đó.

Những kẻ khủng bố, quân nổi dậy và các phần tử bạo lực phi nhà nước khác đang lợi dụng đại dịch COVID-19 để làm mất uy tín của các chính phủ.

Trong bài xã luận số 300 của Al Naba, được xuất bản sau khi Taliban tiến vào Kabul, Nhà nước Hồi giáo cáo buộc Taliban là một “nhóm Hồi giáo giả mạo”. Nhà nước Hồi giáo từ lâu đã coi hệ tư tưởng Deobandi của Taliban là sai lầm, nhưng cuộc chiến ngôn từ mới nhất đã làm gia tăng mức độ  cạnh tranh.

Nhà nước Hồi giáo tại nước này cũng cho biết họ đang chuẩn bị cho một giai đoạn thánh chiến mới, báo hiệu một kế hoạch tăng cường hoạt động tại Afghanistan trong những tháng tới. Trong ngắn hạn,  một mối quan hệ hợp tác giữa Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo dường như khó xảy ra, nhưng nếu xảy ra, sự hợp tác này sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho phong trào thánh chiến toàn cầu và cải thiện đáng kể cơ hội thành công trong cuộc chiến chống lại những người Hồi giáo ôn hòa.

Cuối cùng, những tác động của biến đổi khí hậu đối với tương lai của phong trào thánh chiến toàn cầu sẽ là một xu hướng quan trọng cần theo dõi. Các thảm họa nhân đạo, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và nhiều vấn đề khác liên quan đến khí hậu có khả năng dẫn đến dòng người di cư không thường xuyên liên tục xuyên qua các biên giới và gây ra biến động trong khu vực.

Sự bất ổn này có thể biểu hiện ở những quốc gia vốn đã dễ bị tổn thương, thiếu cơ sở hạ tầng để bảo vệ người dân khỏi những tác động khắc nghiệt nhất của biến đổi khí hậu. Khủng hoảng kinh tế và những căng thẳng về nguồn lực hạn chế có thể gây mất ổn định hơn nữa đối với một số quốc gia mong manh, tạo cơ hội cho những phong trào khủng bố  phát triển mạnh.

Thất bại của các thể chế nhà nước và những cuộc nội chiến dai dẳng sẽ cung cấp cho các chiến binh thánh chiến rất nhiều lựa chọn. Các chiến binh thánh chiến cũng đã  nhiều lần tỏ ra không hề nao núng khi các quốc gia ủng hộ, nuôi dưỡng họ bị phá hủy.

Trong ba thập kỷ qua, các chiến binh thánh chiến đã đe dọa nhiều lần sự hình thành trong tương lai của các tiểu vương quốc Hồi giáo ở Afghanistan, Pakistan, Caucasus, Yemen, Somalia, Iraq, Gaza, Sinai, Cairo, Libya, Syria và ở phía bắc Mali. Dẫu rằng cho đến nay không có quốc gia nào công khai ủng hộ các nhóm khủng bố lại có thể tồn tại được lâu dài, nhưng hệ tư tưởng thánh chiến đã tỏ ra thích nghi với những tổn thất, thể hiện một sự linh hoạt khi đối mặt với hoàn cảnh mới.

Lãnh thổ vật chất bị thu hồi, nhưng hệ tư tưởng của chúng vẫn kiên cường bám trụ.  Với việc Taliban giành lại quyền kiểm soát Afghanistan, phong trào thánh chiến toàn cầu dường như đã được hồi sinh với những cơ hội tự tái tạo và phát triển mạnh trở lại.

Dương Thắng

Video liên quan

Chủ Đề