Bệnh tăng đông giảm chú ý là gì

ADHD [rối loạn tăng động giảm chú ý] là một rối loạn không chỉ ảnh hưởng tới trẻ em mà còn người lớn. Vậy hội chứng ADHD ở người lớn là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Nhiều người thường cho rằng hội chứng ADHD chỉ xuất hiện ở những trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc quá năng động hay bốc đồng. Tuy nhiên, thực tế người lớn cũng có thể mắc hội chứng này.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành là một rối loạn sức khỏe tâm thần, khiến người bệnh không thể duy trì các mối quan hệ xã hội, công việc và học tập bị ảnh hưởng.

Triệu chứng ADHD ở người lớn là gì?

Thực tế, các dấu hiệu của hội chứng ADHD ở người lớn thường phát triển khi người bệnh còn nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Các triệu chứng có thể không rõ ràng như ở trẻ em, do đó khó có thể phát hiện và điều trị đúng cách.

Nếu bị ADHD, bạn có thể thấy khó:

  • Thực hiện theo hướng dẫn
  • Ghi nhớ thông tin
  • Tập trung
  • Sắp xếp công việc
  • Hoàn thành công việc đúng hạn

Điều này có thể gây rắc rối trong cuộc sống, công việc và học tập.

Ngoài ra, những người mắc hội chứng này có thể:

  • Hay lo ngại
  • Chán
  • Luôn trễ công việc và hay quên
  • Phiền muộn
  • Khó tập trung khi đọc
  • Khó khăn kiểm soát cơn giận
  • Vấn đề trong công việc
  • Tính bốc đồng
  • Lòng tự trọng thấp
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Kỹ năng tổ chức kém
  • Vấn đề về mối quan hệ
  • Không có động lực làm việc

Nguyên nhân gây hội chứng ADHD ở người lớn là gì?

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng. Các yếu tố có thể liên quan đến sự xuất hiện của ADHD bao gồm:

  • Di truyền
  • Môi trường. Một số yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng, chẳng hạn như tiếp xúc với chì khi còn nhỏ
  • Các vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương trong quá trình phát triển

Nguy cơ mắc hội chứng ADHD ở người lớn

Bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng ADHD nếu:

  • Bạn có người thân ruột thịt bị ADHD hoặc một rối loạn sức khỏe tâm thần khác
  • Có mẹ từng hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng thuốc trong khi mang thai bạn
  • Từng tiếp xúc với độc tố khi còn nhỏ – chẳng hạn như chì trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ
  • Bạn nhẹ cân khi vừa mới sinh ra

Chẩn đoán hội chứng ADHD ở người lớn

Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán hội chứng này gồm:

  • Khám sức khỏe để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng của bạn
  • Thu thập thông tin, chẳng hạn như hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình, lịch sử các triệu chứng của bạn
  • Thang đánh giá ADHD hoặc các bài kiểm tra tâm lý để có thông tin đánh giá các triệu chứng của bạn

Một số tình trạng sức khỏe hoặc phương pháp điều trị có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như ADHD, bao gồm:

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn cư xử, thiếu hụt khả năng học tập và ngôn ngữ hoặc các rối loạn tâm thần khác.
  • Các vấn đề y tế có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc hành vi, chẳng hạn như rối loạn phát triển, rối loạn co giật, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn giấc ngủ, chấn thương não hoặc lượng đường trong máu thấp [hạ đường huyết]
  • Một số loại thuốc và rượu bia hoặc đồ uống có cồn.

Điều trị ADHD ở người lớn

Các điều trị ADHD ở người lớn hiệu quả nhất là kết hợp thuốc với các liệu pháp chữa trị. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc và liều lượng phù hợp nhằm kiểm soát các triệu chứng ADHD hiệu quả.

Thuốc

Thuốc là phương pháp chữa ADHD chính, nhưng sẽ phải mất một thời gian để bác sĩ xác định loại thuốc nào phù hợp với bạn.

Thuốc hướng thần

Đây là loại thuốc thường được bác sĩ ưu tiên chỉ định cho hội chứng ADHD và thường có hiệu quả nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu kê toa với liều thấp, sau đó tiếp tục tăng liều sau mỗi 7 ngày cho đến khi đạt mức giúp kiểm soát các triệu chứng và hạn chế tác dụng phụ.

Đối với hầu hết người trưởng thành, các thuốc hướng thần tác động kéo dài thường hoạt động tốt nhất. Các thuốc này thường kéo dài từ 10 – 14 giờ, do đó, bạn không cần phải uống nhiều thuốc mà vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng ADHD.

Trong quá trình điều trị, bạn cần thường xuyên tái khám để bác sĩ kiểm tra thuốc có hiệu quả không và các tác dụng phụ không đáng kể. Hầu hết người bệnh có thể dùng thuốc trong thời gian dài, nhưng số khác thì không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu:

  • Ngừng dùng thuốc một lần trong năm để xem bạn có cần dùng thuốc nữa không
  • Ngưng thuốc giữa các đợt điều trị để cơ thể không nghiện thuốc hoặc kê một liều thuốc cao hơn

Bác sĩ có thể kiểm soát tác dụng phụ của thuốc bằng cách thay đổi liều hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Chán ăn hoặc mất vị giác
  • Lo lắng hay hoảng loạn
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Hốt hoảng
  • Tâm trạng ủ rũ
  • Tăng huyết áp
  • Khó ngủ

Mặc dù các thuốc hướng thần có hiệu quả, nhưng chúng không phù hợp cho tất cả mọi người. Đối với một số người, các tác dụng phụ có thể xuất hiện quá nhiều. Ngoài ra, bác sĩ có thể không chỉ định thuốc này cho những người có các tình trạng sau đây:

  • Rối loạn lưỡng cực
  • Lo âu
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc bị rối loạn
  • Huyết áp cao
  • Tâm thần
  • Chán ăn nghiêm trọng
  • Lạm dụng thuốc
  • Hội chứng Tourette

Nếu các thuốc hướng thần không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định atomoxetine. Thuốc này thường không có hiệu quả nhanh như thuốc hướng thần, nhưng có thể hữu ích cho một số người.

Khi bắt đầu, bác sĩ thường sẽ tăng liều sau mỗi 5-14 ngày cho đến khi tìm được liều thích hợp. Các tác dụng phụ tương tự như thuốc hướng thần và cũng có thể kèm theo táo bón, giảm ham muốn tình dục và đau dạ dày.

Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc này thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị ADHD, nhưng nó có thể hiệu quả đối với một số người. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định thuốc này nếu bạn lạm dụng thuốc hoặc các chất hoặc rối loạn tâm trạng.

Các liệu pháp điều trị

Hầu hết người trưởng thành đều giảm triệu chứng ADHD bằng thuốc, nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống hàng ngày hoặc thiếu tự tin do mắc chứng rối loạn thiếu tập trung suốt đời. Việc kết hợp thuốc với liệu pháp điều trị sẽ giúp người bệnh kiểm soát và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hiệu quả hơn. Các liệu pháp chữa trị hội chứng ADHD gồm:

  • Trị liệu hành vi nhận thức [CBT]
  • Liệu pháp hành vi biện chứng [DBT]

Những liệu pháp này có thể giúp người bệnh nhận ra những khó khăn mà hội chứng gây ra trong cuộc sống và đưa ra cách xử lý phù hợp.

Thay đổi lối sống để kiểm soát hội chứng ADHD ở người lớn

Các yếu tố môi trường đóng một vai trò không nhỏ khiến các triệu chứng ADHD ở người lớn nghiêm trọng hơn. Do đó, việc thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh:

  • Giấc ngủ: Việc nghỉ ngơi đầy đủ [7-9 giờ ngủ mỗi đêm] có tác động tích cực đến não, do đó có thể giúp kiểm soát triệu chứng.
  • Tập thể dục: Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục, yoga hoặc thiền có tác động tích cực đến não và có thể giúp giảm triệu chứng.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng cũng tốt cho sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng. Ngoài ra, việc bổ sung thêm sắt, kẽm và magie ở người bị ADHD cũng rất cần thiết.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rối loạn giảm chú ý-tăng động [Attention Deficit / Hyperactivity Disorder- ADHD] là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Đặc tính nổi bật nhất của bệnh lý này là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, hay phấn khích, kích động... Các rối loạn này thường gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ...


Một phân tích tổng hợp từ 175 nghiên cứu trên toàn thế giới về tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ em dưới 18 tuổi cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng tăng động - giảm chú ý trên toàn cầu khoảng 7,2%. Trẻ nam có xu hướng mắc cao hơn trẻ nữ. Một khảo sát quốc gia tại Mỹ tiến hành trong 8 năm [2003 – 2011] cho thấy cứ 11 trẻ trong độ tuổi từ 4 – 17 tuổi thì có 1 trẻ bị bệnh, trẻ nam bị bệnh cao gấp 2 lần trẻ nữ.

Trong thời đại hiện nay, việc trẻ em tiếp xúc với nhiều những nguồn thông tin khác nhau, không có tính chọn lọc, bảo vệ cũng như thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.

Do vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm, kiên trì sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.

1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh

Áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-TR-IV:
a. Giảm chú ý: có 6 [hoặc nhiều hơn] trong các triệu chứng sau của giảm chú ý, biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần: 1. Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác. 2. Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động chơi. 3. Thường biểu hiện dường như không lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ. 4. Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc [không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn]. 5. Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động. 6. Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần [như làm bài tập trường hoặc ở nhà]. 7. Thường đánh mất những vật dụng cần thiết [như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác]. 8. Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài. 9. Thường quên các hoạt động hằng ngày.

b. Tăng hoạt động: có 6 [hoặc nhiều hơn] trong các triệu chứng của tăng hoạt động – xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.


Tăng động: 1. Cử động chân tay liên tục hoặc không ngồi yên. 2. Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ. 3. Thường chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp [ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn]. 4. Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng. 5. Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được “gắn động cơ”.

Xung động:

1. Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh 2. Thường không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.

3. Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác [Ví dụ: xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác].

2. Điều trị

Điều trị bằng hóa dược kết hợp với liệu pháp tâm lý.

2.1. Hóa dược

- Các thuốc này thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần gây nghiện có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương như Dextroamphetamine dùng cho trẻ em trên 3 tuổi và methylphenidate cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên với liều lượng được khuyến cáo cho kết quả tốt và không có nguy cơ gây nghiện.

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin: là lựa chọn thứ 2 sau các thuốc kích thích tâm thần cho những trường hợp kháng với các thuốc trên và kèm theo trầm cảm lo âu.

- Clonidine: Đồng vận α-Adrenergic là lựa chọn thứ 3 và đối với các trường hợp kèm rối loạn Tic, hội chứng Gille de la Tourette và có những hành vi gây hấn.

2.2. Liệu pháp tâm lý

Riêng liệu pháp hóa dược sẽ hạn chế các kết quả mong muốn nên cần kết hợp nhiều phương thức khác. Trong đó liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng và xuyên suốt trong quá trình điều trị của trẻ. Bố mẹ cần có sự quan tâm đúng mực tới trẻ và tình trạng bệnh lý của trẻ để đem lại liệu quả cao nhất. Một số biện pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:

- Luôn đưa ra các quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Trẻ cần hiểu rõ, chính xác cha mẹ mong muốn gì ở mình. - Hãy giao việc cho trẻ, điều này giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng của trẻ. - Tập cho trẻ thói quen làm việc có kế hoạch. Cha mẹ hãy cùng trẻ lập kế hoạch, theo dõi và giúp đỡ trẻ hoàn thành kế hoạch.

- Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói.

- Tạo ra sự quan tâm đúng mực tơi trẻ, tìm điểm mạnh để động viên kích lệ và điểm yếu để giúp đỡ trẻ hoàn thiện. - Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, tránh chơi game, trò bạo lực. - Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao theo sức khỏe và lứa tuổi của trẻ - Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đên nơi công cộng. - Thái độ luôn kiên trì, khi dứt khoát, đôi khi ra lệnh. Giao việc có phần thưởng tích cực mỗi khi trẻ làm một điều đúng đắn.

- Tránh đánh mắng trẻ.

Trẻ em vốn đáng yêu nhưng lại có tính tò mò, hiếu động nhưng lại rất dễ tổn thương. Tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hướng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy mỗi bậc cha mẹ hãy dành cho con trẻ những yêu thương và quan tâm đúng mực, đồng hành cùng trẻ cả hiện tại và tương lai.

BS. Lê Trương Minh Tuyết –

Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Video liên quan

Chủ Đề