Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu

TS. Trần Xuân Nguyên, Hội Đông y Việt Nam

Thời tiết thay đổi, nhất là khi trở lạnh, rất nhiều người gặp phải triệu chứng đau đầu. Những cơn đau này thường do phong hàn hoặc đàm thấp gây ra.

Thông thường đau đầu do thời tiết sẽ chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ nhưng quãng thời gian "ngắn" đó cũng khiến người bệnh cảm giác như dài bất tận bởi đau đớn kéo theo những cản trở trong hoạt động. Cơn đau có thể khiến người bệnh buồn nôn, nhức mắt, thậm chí có người đau nặng còn không thể làm được việc gì.

Theo TS. Trần Xuân Nguyên, để cải thiện chứng đau đầu do thời tiết, nếu nguyên nhân từ phong hàn có thể dùng bài thuốc Xuyên khung trà điều tán, còn nếu nguyên nhân từ đàm thấp có thể dùng bài thuốc Nhị trần thang.

Đau đầu do thời tiết khiến người bệnh mệt mỏi.

1. Bài thuốc Xuyên khung trà điều tán

Đây là bài thuốc với tác dụng khu phong tán hàn, chủ trị đau đầu do phong hàn, chóng mặt, nghẹt mũi, sợ gió, và có thể bị sốt.

Mỗi thang thuốc gồm có:

  • Kinh giới: 16 gam
  • Khương hoạt: 8 gam
  • Bạch chỉ: 8 gam
  • Phòng phong: 6 gam

Các vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia 3 lần. Mỗi đợt điều trị, uống thuốc trong 3 – 5 ngày.

Tuỳ thể trạng, có thể gia thêm gừng tươi, tía tô giúp tăng hiệu quả khu phong hàn, trị đau đầu.

Lưu ý: không dùng bài thuốc này với các trường hợp đau đầu lâu ngày khí huyết hư, hoặc do can thận bất túc hay đau do ảnh hưởng từ sự mất điều hòa các cơ quan nội tạng.

2. Bài thuốc Nhị trần thang

Người bị đau đầu do đàm thấp thường có biểu hiện: Nhức đầu, mặt mày xây xẩm, khạc đờm, tức bụng, tức ngực, lưỡi rêu trắng nhờn, mạch huyền hoạt.

Mỗi thang thuốc gồm có:

  • Bán hạ: 8-12 gam [giúp táo thấp hóa đàm, hòa vị chỉ ẩm].
  • Trần bì: 8-12 gam [giúp lý khí hóa đàm, khí thuận làm giảm đờm, khí hóa làm tiêu đàm].
  • Phục linh: 12 gam [giúp kiện tỳ lợi thấp].
  • Cam thảo: 4 gam [giúp hòa trung bổ tỳ].

Thuốc sắc lấy nước uống ngày một thang, chia 2 lần. Thời gian điều trị mỗi đợt từ 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Các vị thuốc trong bài có thể gia giảm tùy thể trạng người bệnh. Ngoài ra, thuốc được dùng phải là những loại lâu năm thì mới có tác dụng cao.

3. Phòng ngừa đau đầu do thời tiết

Thông thường những người bị đau đầu do thời tiết là những người mẫn cảm với sự thay đổi về nhiệt độ, tiết khí. Do đó, để phòng ngừa triệu chứng này, nên chủ động chuẩn bị sức khỏe cho bản thân bằng những món ăn tăng cường sức đề kháng, cũng như chăm sóc bản thân trước những thay đổi của thời tiết bằng cách:

  • Không để bị nhiễm lạnh, 
  • Luôn giữ ấm cơ thể, 
  • Hạn chế ra ngoài khi thời tiết thay đổi, 
  • Nhất là khi trời chuyển lạnh, gió mùa.

Mời quý vị theo dõi thông tin đang được chú ý:

Sáng 13/10: TP. HCM cho chạy xe khách liên tỉnh thế nào? | SKĐS


Vào những ngày thời tiết thay đổi tôi hay bị đau đầu, nhiều lần phải dùng thuốc giảm đau. Vậy xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

Nguyễn Thị Lan [Yên Bái]

Đau đầu do thời tiết thường gặp ở những người quá mẫn cảm với thời tiết. Thường biểu hiện này không kéo dài mà chỉ sau vài giờ là khỏi nhưng cũng gây không ít phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống.

Khi bị ù tai cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu cho rằng với mức tăng nhiệt khoảng 5 độ C thì ngày hôm sau, tỉ lệ người đau đầu gia tăng lên 7,5% và khi áp suất không khí giảm, hiện tượng xảy ra trước khi trời mưa cũng liên quan đến việc gia tăng số người bị đau đầu trong 48-72 giờ sau đó. Nguyên nhân là do mạch máu bị giãn khi có sự thay đổi của khí hậu như từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng, đang nắng chuyển sang mưa, hướng gió thay đổi...

Bệnh này thường chỉ điều trị được về triệu chứng và hầu như không điều trị dứt điểm. Uống thuốc giảm đau chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng nhưng lưu ý không lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ nên uống khi cơn đau quá dữ dội. Cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả là tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể bằng các loại thuốc bổ như vitamin B1, B6, B12...; ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi... Khi đi ngoài trời nắng nên đội mũ rộng vành, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Luyện tập các môn thể dục nhẹ nhàng giúp cho nâng cao thể trạng để thích nghi với thời tiết sẽ giảm được đau đầu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng


15/10/2019

- Đau đầu khi thời tiết thay đổi là một bệnh lý đau đầu xuất hiện khi thời tiết có những thay đổi, biến đổi bất thường như nhiệt độ đột ngột tăng cao hay hạ thấp, biên độ nhiệt chênh lệch giữa đêm và ngày lớn, trưa nắng chiều mưa, nóng lạnh thất thường… Bệnh đau đầu khi thời tiết thay đổi thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu hay dễ mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết.

- Theo một số khảo sát nhỏ cho thấy nếu nhiệt độ có sự tăng hoặc giảm đột ngột từ 5 độ C trở lên thì tỷ lệ người mắc bệnh đau đầu sẽ tăng lên gấp rưỡi. Hay khi áp suất không khí giảm [trước lúc trời mưa] thì sau từ 48 đến 72 giờ, số người đến bệnh viện điều trị đau đầu sẽ tăng lên. Nguyên nhân của bệnh đau đầu khi thời tiết thay đổi là do cơ thể không thể kịp thích ứng với những sự biến đổi của thời tiết, dẫn đến tình trạng lượng máu cung cấp lên não không ổn định, khiến xuất hiện các cơn đau đầu từ cường độ nhẹ đến mạnh, gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu.

Những cơn đau đầu hết sức phiền toái và mệt mỏi

- Triệu chứng đau đầu khi trời lạnh cũng thường xảy ra khi bạn mắc chứng đau nửa đầu Migraine [còn gọi là đau đầu vận mạch], một loại bệnh lý thần kinh phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Nguyên nhân đau nửa đầu Migraine là do rối loạn co bóp mạch máu não và chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Cơn đau nửa đầu Migraine cũng có thể khởi phát hoặc tăng nặng hơn trong thời tiết lạnh. Người bệnh có thể đau nửa đầu kéo dài vài giờ cho đến vài ngày, đau một bên hoặc đau lần lượt từ bên này sang bên kia, thường kèm theo sợ ánh sáng, đau tăng khi vận động.

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ

- Đau đầu khi thay đổi thời tiết có thể chỉ đơn thuần do cơ địa nhạy cảm với sự chênh lệch nhiệt độ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu quan trọng cho thấy hoạt động não có vấn đề, đặc biệt là các tổn thương mạch máu, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý não nguy hiểm.

Thay đổi thời tiết có thể gây đột quỵ

- Cơn đau đầu kéo dài hoặc tăng nặng trước tác động của ngoại cảnh như thời tiết, căng thẳng, mất ngủ… có thể gây ra những tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não, khiến não phản ứng bằng cảm giác đau. Khi hệ thống mạch máu não đã gặp phải các tổn thương như viêm, xơ vữa động mạch, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết trở lạnh đột ngột sẽ khiến động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não có thể dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ. Quá trình tắc nghẽn mạch máu kéo dài còn có thể dẫn đến nhồi máu não.

- Vì vậy bạn không thể chủ quan với những cơn đau đầu khi trời trở lạnh, nhất là khi bạn có tiền sử bệnh đau đầu, tim mạch, huyết áp.

Cách chữa trị:

Đau đầu do thời tiết thường chỉ kéo dài vài giờ là khỏi, nhưng gây khó chịu, mệt mỏi, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, học hành, nhất là với những người làm nghề lái xe, điều khiển máy móc… Có rất nhiều cách đơn giản giúp cắt nhanh cơn đau đầu bạn có thể tham khảo sau đây:

- Nhiều bác sỹ khuyên rằng ngay khi xuất hiện chứng đau đầu bạn nên nằm nghỉ nơi yên tĩnh, thoáng khí với tư thế chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, cơn đau đầu sẽ dẫn thuyên giảm và biến mất.

- Chỉ uống thuốc giảm đau [Paracetamol] theo đơn của bác sỹ khi cơn đau đầu quá dữ dội. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây nhờn thuốc.

Cẩn thận khi sử dụng Paracetamol

- Người bệnh cũng có thể áp dụng cách chữa trị của Đông y, đó là xông hơi trị chứng đau đầu bằng các loại lá thuốc thảo dược.

- Khi cơn đau chớm xuất hiện, người bệnh có thể tự trị bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ bấm 2 huyệt ở hai đầu trong của hai lông mày, rồi di theo cung lông mày đến 2 huyệt thái dương, ấn huyệt bách hội ở đỉnh đầu, sau đó khum hai bàn tay chải tóc sát da đầu xuôi xuống mỗi lần 5 – 10 phút. Hoặc đơn giản là khi đau đầu hãy xoa ấn huyệt thái dương, ấn đường, phong trì và bách hội... để nhanh giảm cơn đau đầu.


Massage đầu để giảm cơn đau

- Trong dân gian có nhiều cách chữa đau đầu do thời tiết thay đổi đột ngột bằng cách dùng đồ bạc đánh gió vùng trán, lông mày, thái dương và xoa bóp vùng da đầu, gáy. Hoặc ngâm tay trong nước ấm nóng, uống trà gừng hoặc nước đường sẽ giảm nhanh cơn đau đầu. Hoặc dùng khăn bông nhỏ nhúng dấm trắng rồi vắt nhẹ, đắp lên trán, nhắm mắt thư giãn 15 phút. Có thể đốt nến có tinh dầu bạc hà, oải hương trong phòng cũng giúp dần giảm bớt cơn đau đầu.

Phòng đau đầu đơn giản, hiệu quả

- Bạn cần tăng cường thể lực bằng tập thể dục, dưỡng sinh, đều đặn để chống chọi với thời tiết, giải tỏa được stress và đẩy lùi cơn đau đầu tái phát.

Tăng cường tập thể dục để máu được lưu thông tốt

- Đối với phụ nữ, bạn không nên buộc tóc quá chặt. Vì buộc tóc quá chặt hay mang những thứ như mũ chật, bang đô chặt và cứng... cũng có thể làm cho da đầu của bạn nhạy cảm hơn và gây đau nhức đầu.

- Không được bỏ bữa vì điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu và các chất dinh dưỡng khác có thể gây nhức đầu. Ngay cả khi bạn không cảm thấy thích ăn, thì vẫn phải cố gắng ăn vào một cái gì đó trong suốt cả ngày, không để bụng đói rỗng.

- Không hoạt động quá nhiều: Ngoài việc nhức đầu khi trời chuyển mưa, bạn cũng có thể bị đau đầu do hoạt động quá nhiều. Những người chạy nhiều hoặc làm công việc nặng nhọc cũng có thể đau đầu. Thậm chí, một số người bị nhức đầu sau khi quan hệ tình dục.

- Giữ ấm cơ thể: Những ngày thay đổi thời tiết, nhất là khi trời trở lạnh cần mặc đủ ấm, giữ ấm chân, tay, cổ và tai để tránh trung gió và cảm lạnh gây đau đầu.

Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể

- Vào mùa Đông, bạn nên ăn uống đồ ấm nóng để cơ thể không bị mất nhiệt và tốt cho tiêu hóa. Tăng cường vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin như rau củ, hoa quả [chuối, nước chanh, cam…], thuốc bổ vitamin B1, B2, B6, B12… để bồi bổ, giúp cơ thể thoát khỏi trạng thái mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể hiệu quả [khoảng 1/2 - 1 cốc nước 230 -250ml/ giờ].

Uống nước để hạn chế những cơn đau đầu

- Ngoài ra cần tránh đi lại ở những chỗ đông người, nơi ồn ào, không khí ngột ngạt… dễ dẫn đến bị tụt huyết áp và hay gây ra những cơn đau đầu.

- Giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh tối đa căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống để cơn đau đầu không còn cơ hội tấn công bạn.

Video liên quan

Chủ Đề