Trẻ sơ sinh bao lâu thay bỉm 1 lần

Giải đáp: Trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày? Cách thay bỉm cho bé

Thứ Hai ngày 23/05/2022

  • Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
  • Lý do vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy?

Thay bỉm cho con là một trong những công việc quá quen thuộc đối trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày, thay bỉm thế nào cho đúng cách thì chưa chắc đã được nhiều phụ huynh để ý.

Thay bỉm cho con là một trong những công việc quá quen thuộc đối trong quá trình chăm sóc trẻ. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh sử dụng một số lượng bỉm tương đối lớn mà chưa chắc nhiều bậc phụ huynh đã để ý. Vậy thực tế trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm mỗi ngày? Thay bỉm cho trẻ như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Khi nào cần thay bỉm cho trẻ sơ sinh?

Mặc dù lượng phân hay nước tiểu của trẻ không quá nhiều tuy nhiên bố mẹ cũng cần đặc biệt để ý để có thể thay bỉm cho trẻ bất cứ lúc nào. Sau đây là một số dấu hiệu bạn cần thay bỉm cho trẻ sơ sinh:

  • Khi thấy bỉm của bé bị bẩn hay bị ướt. Nếu để lâu có thể làm cho bé cảm thấy ướt át, khó chịu và dễ bị hăm.

  • Sau khi bé đi nặng, cần thay bỉm ngay lập tức để tránh mất vệ sinh cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  • Thời điểm sau khi ăn cũng như khi mới ngủ dậy thường là lúc bé hay đi vệ sinh, vì thế bố mẹ cần chú ý kiểm tra thay bỉm cho bé.

Một số trường hợp mẹ nên thay bỉm cho bé

Hiện nay, hầu hết các loại bỉm đều được thiết kế bao gồm vạch báo bỉm đầy ở phía bên ngoài. Khi vạch chuyển từ đỏ sang vàng thì đó là thời điểm cần thay bỉm cho bé mà không nhất thiết phải kiểm tra bên trong. Thông thường khoảng 2 - 3 giờ bố mẹ nên thay bỉm cho bé một lần với trường hợp bé chỉ đi tiểu nhẹ, còn bé đi ị thì cần thay càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày?

Theo như tần suất thay bỉm là 2 - 3 giờ/lần thì cũng có thể hình dung được trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống và hệ tiêu hóa của trẻ. Sau đây là một bảng thống kê trung bình số lượng bỉm cần dùng cho mỗi bé:

Số tháng tuổi

Số lượng bỉm trong một ngày

Số lượng bỉm trong một tháng

0 - 1

10 - 12

300 - 360

1 - 5

8 - 10

240 - 300

5 - 9

8

240

9 - 12

7

210

Như vậy có thể thấy, trung bình một ngày trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi cần được thay từ 10 - 12 bỉm/ngày, càng lớn thì tần suất thay bỉm cho con sẽ càng giảm.

Hướng dẫn cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bố mẹ có thể không cần quá quan tâm đến việc trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày, nhưng làm thế nào để thay bỉm cho trẻ đúng cách và an toàn thì rất cần lưu ý. Sau đây là một số bước trong quy trình thay bỉm cho bé

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn một vài thứ như: Đệm lót, vải, khăn ướt, nước ấm, bông gòn và bỉm mới chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra cần lưu ý chọn chỗ thay bỉm khô ráo, thoáng mát và bằng phẳng để bé không lăn hay quậy phá.

  • Bước 2:Đặt bé nằm ngửa sau đó nhẹ nhàng nhấc hai chân lên để tháo bỉm cũ ra. Tiếp đó dùng khăn ướt hoặc khăn mỏng nhúng với nước ấm để lau sạch vùng da quanh khu vực đeo bỉm cho bé thật sạch rồi mới lau lại bằng vải khô nếu cần.

Tháo bỉm cũ và vệ sinh sạch sẽ cho bé

  • Bước 3: Mở bỉm theo các mép có sẵn sau đó dùng tay nâng các nếp gấp chồng tràn lên.

  • Bước 4: Nhẹ nhàng nhấc chân bé lên rồi đặt bỉmsạch bên dưới sau đó mới cho bé nằm đè lên bỉm. Đặt bỉm sao cho lõi thấm hút chất lỏng chạm vào da bé, cạnh trên của bỉm ở vị trí giữa lưng bé.

  • Bước 5: Cố định các miếng dán để bỉm vừa vặn với người bé. Kiểm tra lại xem bỉm có quá rộng hay quá chật không, như vậy là việc thay bỉm đã hoàn thành một cách nhanh chóng.

Cố định các miếng dàn vừa với người của bé

Với cấu tạo của bỉm thông thường có thể chứa được 1- 3 lần đi tè của bé, một số loại đặc biệt có thể chứa tối đa 3 - 4 lần. Vì vậy, nếu như trẻ sơ sinh chỉ tè thì cha mẹ có thể để tối đa 2-3 tiếng thay bỉm một lần cho con.

Một số lưu ý trong khi thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc trẻ sơ sinh mấy tiếng thay bỉm 1 lần thì cha mẹ cần căn cứ vào chất lượng bỉm và mức độ đi vệ sinh của bé để có thể thay bỉm cho bé thoải mái nhất. Ngoài ra, cần lưu ý một số những vấn đề trong cách thay bỉm cho trẻ như sau:

  • Trong quá trình thay bỉm, không nên đặt trẻ ở phòng thông gió hay bật điều hòa, quạt quá lạnh bởi có thể dễ khiến bé bị cảm cúm, sổ mũi.

  • Với bé trai, trong quá trình thay bỉm cần điều chỉnh bộ phận sinh dục hướng xuống để bé không tiểu tràn ra ngoài hay có cảm giác khó chịu khi đóng bỉm.

  • Với bé gái, nên vệ sinhkỹ bộ phận sinh dục để tránh trường hợp bị viêm, nhiễm.

  • Cần dán các điểm trên bỉm sao cho vừa vặn với trẻ nhất, tránh trường hợp quá rộng khiến bé dễ đi vệ sinh tràn ra ngoài hay quá chật làm bé khó chịu.

  • Khi thay bỉm cần tránh kích thích cuống rốn khiến trẻ bị đau.

  • Trước khi thực hiện thay bỉm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Ngoài ra nên thao tác nhanh gọn để hoàn thành việc thay bỉmnhanh nhất.

Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay bỉm cho bé

  • Không nên thay bỉm khi trẻ đang ngủ bởi có thể làm bé giật mình, quấy khóc.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lựa chọn loại bỉm phù hợp với con, nên ưu tiên các sản phẩm có mức độ thấm hút tốt, mềm mại và thoải mái cho bé.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày. Bên cạnh đó là hướng dẫn cách thay bỉmvà một số lưu ý bố mẹ cần biết để việc thay bỉm cho trẻ trở nên dễ dàng đồng thời tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho con. Hy vọng Nhà Thuốc Long Châu đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh

Tã dán dùng trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tháng tuổi của bé. Với trẻ 0 – 1 tháng tuổi, mẹ cần thay tã dán 2h/lần. Với trẻ lớn hơn, thời gian cần thay tã thường là 3 – 4h/lần. Để biết rõ thời điểm nên thay tã dán cho bé, mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!

Tã dán dùng trong bao lâu tùy theo độ tuổi của bé

1. Thời điểm nên thay tã dán cho bé

Việc sử dụng tã trong thời gian dài khiến da bé phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu gây bí bách, tã chảy xệ, thậm chí là các vấn đề về da như hăm tã, rôm sảy,… Đó là lý do, mẹ cần bỏ túi ngay những kinh nghiệm về thời gian thay tã cho bé đúng chuẩn dưới đây!

Theo khuyến cáo của chuyên gia, bé yêu cần được thay tã sau 4 tiếng sử dụng ngay cả khi tã vẫn còn “sạch trơn”. Thực tế, ở mỗi tháng tuổi, số lần đi tiểu và ị của bé sẽ khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sử dụng tã dán.

Mẹ tham khảo thời điểm thay tã dán cho bé theo tháng tuổi dưới đây:

Số tháng tuổi Thời gian nên thay bỉm Số lượng bỉm cần dùng trong 1 ngày Lưu ý
0 – 1 tháng tuổi 2 tiếng/lần 10 – 12 miếng Giai đoạn này bé đi phân su nhiều. Mẹ cần thay ngay khi bé đi phân su, không nên đợi đúng 2 tiếng vì bé dễ bị hăm
1 – 5 tháng tuổi 2.5 tiếng/lần 8 – 10 miếng Giai đoạn này bé chỉ bú sữa nên tần suất đi tiểu nhiều hơn so với các giai đoạn sau.
5 – 9 tháng tuổi 3 tiếng/lần 8 miếng Giai đoạn này lượng phân và nước tiểu thải ra ít hơn, đi nhẹ khoảng 6 – 10 lần/ngày, đi nặng 1 – 2 lần/ngày.
9 – 12 tháng tuổi

4 tiếng/lần

6 miếng

Giai đoạn này bé ít đi nặng hơn [thường 1 lần/ ngày], lượng nước tiểu mỗi lần nhiều hơn các giai đoạn trước.

Lưu ý: Để mẹ không phải lọ mọ dậy thay tã cho con giữa đêm, mẹ ưu tiên sử dụng tã dán có thiết kế chuyên biệt, thấm hút, chống tràn tốt có thể đóng được suốt 12h đêm để con yêu và cả nhà mình có giấc ngủ ngon mẹ nhé, đặc biệt là chọn tã dán dưới 3 kg của trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết khi nào nên thay tã dán cho bé

Ngoài những thời điểm ở trên, Góc của mẹ tổng hợp thêm dấu hiệu nhận biết dễ dàng mỗi khi “đến giờ thay tã” cho con.

  • Khi bỗng dưng bé quấy khóc: Bé đang chơi hoặc ngủ ngon bỗng dưng khóc, có thể tã đầy, tã ẩm ướt hoặc lạnh đó mẹ. Mẹ kiểm tra tình trạng tã để thay cho con nhé.
  • Khi ngửi thấy mùi khó chịu quanh chỗ bé nằm: Mùi khó chịu này có thể là do bé “ị đùn” hoặc mùi nước tiểu quá nhiều. Đây là dấu hiệu đến lúc thay tã cho bé rồi đó!
  • Khi thấy vạch báo đầy chuyển màu: Ngày nay, tã dán đã được cải tiến nhiều hơn, có thêm vạch báo đầy, cực tiện để mẹ biết và thay tã cho bé. Mỗi loại tã có màu sắc vạch báo đầy khác nhau, mẹ tham khảo và tìm hiểu kỹ tính năng này trước khi sử dụng cho bé nhé. Ví dụ với tã dán Mamamy, vạch báo đầy nằm ở phía dưới bỉm, ở trạng thái bình thường có màu vàng, khi cần thay thì các vạch này sẽ chuyển màu xanh.
Ở trạng thái bình thường, vạch báo đầy của tã sẽ có màu vàng. Khi tã đã đầy, vạch báo sẽ chuyển sang màu xanh

Lưu ý: Sau khi ăn và ngủ dậy, bé có thể đi ị hoặc đi tiểu nhiều hơn, mẹ cần chú ý và thay tã ngay khi bé ị hoặc tã đầy sau 1 giấc ngủ.

Mẹ xem thêm: Tã dán là gì? Phân biệt tã dán và các loại tã khác

3. Hướng dẫn các bước thay tã dán đúng chuẩn

Hầu hết bé đều cần mặc và thay tã mỗi ngày. Việc thay tã đúng chuẩn giúp bảo vệ da bé, tăng cường tác dụng của việc mặc tã đồng thời tiết kiệm thời gian cho mẹ. Mamamy – Góc của mẹ sẽ bật mí mẹo để thay tã dán vừa chuẩn, vừa nhanh ngay dưới đây ạ!

Chuẩn bị: Mẹ nên chuẩn bị 1 số đồ dùng sau giúp quá trình thay tã cho bé nhanh và an toàn hơn:

  • Tã dán phù hợp với cân nặng của bé
  • Khăn lau vệ sinh: Ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp để làm sạch và bảo vệ da bé tốt hơn.
  • Quần áo mặc hàng ngày của bé.
  • Đồ chơi cho bé: Mẹ có thể chuẩn bị thêm núm ngậm, đồ chơi cho bé để làm bé phân tâm, giúp mẹ dễ dàng thay tã dán hơn.
Chuẩn bị vật dụng để thay tã cho con

Mẹ cởi bỏ tã cũ và vệ sinh vùng mặc tã cho bé. Mẹ chú ý lau sạch vùng bẹn, đùi có nhiều nếp nhăn, vì những vị trí này chưa nhiều nước tiểu, vi khuẩn hơn. Sau đó sẽ thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Lấy tã mới, đặt dưới em bé
  • Bước 2: Kéo nửa trước tã lên bụng của bé
  • Bước 3: Điều chỉnh miếng dán để vừa với bụng bé, mẹ lưu ý dán 2 bên cho cân đối
  • Bước 4: Bóc miếng dán ở 2 bên và dán cố định. Mẹ lưu ý không nên dán tã quá chật vì có thể gây mẩn đỏ, khó chịu cho bé. Sau khi dán, mẹ mặc quần áo cho con như bình thường.
  • Bước 5: Gấp tã cũ lại
  • Bước 6: Cố định miếng tã cũ bằng miếng dán ở 2 bên và bỏ vào thùng rác. Sau đó, mẹ rửa tay thật sạch.
Các bước thay tã dán cho bé yêu

4. Lưu ý khi sử dụng tã dán cho bé

Để sử dụng tã dán hiệu quả nhất cho con, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé!

4.1. Lưu ý trong quá trình thay tã

Khi thay tã cho bé, mẹ cần kiểm tra tã trước khi thay cho con, đảm bảo tã không bị bẩn hay rách. Cùng với đó, mẹ cần chú ý:

  • Với bé gái: Vệ sinh cho bé từ trước ra sau và tránh bôi phấn rôm vì phấn rôm có thể gây một số bệnh về đường sinh dục cho bé gái như viêm âm đạo, nấm,…
  • Với bé trai: Chú ý đặt đầu bộ phận sinh dục hướng xuống phía dưới để tránh bé đi tiểu bị tràn lên trên.

Ngoài ra, với bé mới sinh, mẹ nên gập tã xuống 1 chút, không để bỉm che mất phần cuống rốn vì dễ gây bí bách, nhiễm khuẩn.

4.2. Khi nào mẹ có thể cân nhắc chuyển từ tã dán sang tã bỉm?

Tã dán thông thoáng nên được nhiều mẹ ưu ái sử dụng cho bé hơn so với tã quần. Tuy nhiên, giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, bé sẽ vận động nhiều, có thể không hợp tác khi mẹ thay tã cho bé. Lúc này, nếu mẹ gặp khó khăn khi dùng tã dán thì tã quần sẽ là lựa chọn thay thế tốt hơn cho mẹ.

Mẹ xem thêm: Tã dán khác miếng lót như thế nào?

Như vậy, với câu hỏi tã dán dùng trong bao lâu, sẽ cần phụ thuộc vào số tháng tuổi của con. Thời gian thay tã trung bình là 3 – 4 tiếng/lần, nhưng với bé dưới 1 tháng tuổi thì mẹ nên thay tã khoảng 2 tiếng/lần để giúp bé dễ chịu và ngừa hăm tối đa.

Nếu còn băn khoăn về việc sử dụng tã dán cho bé, mẹ hãy liên Hotline 094.695.6269 để được tư vấn mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề