Thống kê cho khoa học xã hội là gì

Các nhà thống kê học nổi tiếng trên thế giới đều thống nhất đưa ra nhận định sau đây về đối tượng nghiên cứu của thống kê.

Thống kê học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Từ nhận định này, chúng ta cần hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của thống kê ở các điểm chính sau.

1. Thống kê học là một môn khoa học xã hội

Thống kê học là một môn khoa học xã hội, bởi vì thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội hay quá trình kinh tế xã hội. Các hiện tượng và quá trình đó thường là:

* Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng như cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ, chế biến sản phẩm...

* Các hiện tượng về phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm [marketing] như giá cả, lượng hàng xuất, nhập hàng hoá, nguyên liệu...

* Các hiện tượng dân số, lao động như tỷ lệ sinh, tử, nguồn lao động, sự phân bố dân cư, lao động...

* Các hiện tượng về văn hoá, sức khoẻ như trình độ văn hoá, số người mắc bệnh, các loại bệnh, phòng chống bệnh...

* Các hiện tượng về đời sống chính trị, xã hội, bầu cử, biểu tình...

* Ngoài ra thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội, như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, của các biện pháp kỹ thuật tới quá trình sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

2. Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội

a] Mặt lượng [những biểu hiện cụ thể, đo lường được]:

* Quy mô của hiện tượng: Các mức độ to nhỏ, lớn bé, rộng hẹp.

Ví dụ: Diện tích canh tác của 1 doanh nghiệp nông nghiệp A năm 2005 là 500 ha, dân số trung bình của Việt Nam 2003 là 80,90 triệu người [Niên giám thống kê 2003], tổng số sinh viên của 1 lớp năm học 2005 - 2006 là 80 người.

* Kết cấu của hiện tượng: Hiện tượng tạo nên từ các bộ phận nào, mỗi bộ phận chiếm bao nhiêu %;

Ví dụ: Lớp có 50 học sinh, nam là 40 học sinh, chiếm 80%, nữ là 10, chiếm 20%.

* Tốc độ phát triển của hiện tượng: So sánh mức độ của hiện tượng theo thời gian để thấy mức độ tăng hay giảm của hiện tượng;

* Trình độ phổ biến của hiện tượng: Tính cụ thể phạm vi xảy ra hiện tượng, cá biệt hay phổ biến từ đó thấy được ảnh hưởng của nó tới hiện tượng lớn hơn.

Ví dụ: Tỷ lệ tai nạn giao thông xe máy năm 2004 là 2%, có nghĩa là cứ 100 người đi xe máy thì có 2 người tai nạn...

* Mối quan hệ tỷ lệ giữa các hiện tượng hoặc giữa các tiêu thức của cùng một hiện tượng.

b] Liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng:

* Thông qua các mặt lượng của hiện tượng để đánh giá bản chất của hiện tượng như quy mô to nhỏ, bộ phận nào nhiều hay ít, xu hướng tiến lên hay giảm đi, mức độ phổ biến của hiện tượng thế nào... nhưng để đánh giá một cách khách quan bản chất của hiện tượng thì mặt lượng của hiện tượng phải được thể hiện ở số lớn đơn vị chứ không phải ở từng đơn vị cá biệt.

Ví dụ, đánh giá kết quả học tập 2 sinh viên A, B cần dựa vào kết quả học tập nhiều học kỳ, nhiều môn; dựa vào ý thức phấn đấu, sự tham gia các phong trào đoàn, quan hệ bạn bè... Việc làm như vậy người ta gọi là nghiên cứu mặt lượng ở số lớn .

Nhưng để hiểu sâu sắc hơn bản chất của hiện tượng, người ta cũng nghiên cứu những đơn vị tiên tiến, hoặc lạc hậu là những biểu hiện cá biệt.

* Thống kê không nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng, mà thông qua mặt lượng có thể đánh giá được bản chất và tính quy luật của hiện tượng.

3. Thống kê nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể

Mỗi hiện tượng, hay quá trình kinh tế xã hội ở thời gian, địa điểm khác nhau thì mặt lượng cũng khác nhau. Do đó, đối tượng nghiên cứu của thống kê học cũng cần cụ thể hoá ở thời gian nào, địa điểm nào hay trả lời câu hỏi bao giờ ? và ở đâu ? 

Nguồn: PGS. TS. Ngô Thị Thuận [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định.

Thống kê được sử dụng nhiều trong các bài báo cáo tổng hợp hay các văn bản liên quan nhằm mục đích tóm lược các nội dung cần truyền tải. Để hiểu thêm về thống kê là gì? chúng tôi xin chia sẻ với Quý vị các thông tin hữu ích về vấn đề này.

Thống kê là gì?

Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định.

Thống kê được chia làm hai lĩnh vực: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối với mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng riêng. Xác định được mục đích thống kê là gì giúp chủ thể lựa chọn được cho mình phương pháp thực hiện, qua đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất khi thực hiện thống kê.

Phương pháp thống kê

Để thống kê được mang lại những kết quả như mong muốn, cần hiểu rõ các phương pháp thống kê là gì?, qua đó có thể thực hiện nghiên cứu đối tượng tốt nhất. Thống kê sử dụng 4 phương pháp cơ bản: thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán, cụ thể như sau:

– Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp số liệu có sự hỗn độn, dữ liệu chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Chính vì thế cần tiến hành xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán. Từ đó kết quả sẽ giúp khái khoát đặc trưng tổng thể.

– Điều tra chọn mẫu là sử dụng phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.

– Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: phương pháp thống kê này hướng tới những mối liên hệ của các hiện tượng với nhau.

– Dự đoán. Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng trong hoạt động thống kê. Từ các phương pháp trên thu thập được các đặc trưng, số liệu,… có thể đưa ra những dự đoán.

Các bước cơ bản để nghiên cứu thống kê

Việc nắm bắt được các bước nghiên cứu thống kê là gì? giúp các chủ thể thực hiện thực hiện và mang lại kết quả chính xác nhất. Về cơ bản cần có 5 bước khi thực hiện nghiên cứu thống kê, bao gồm:

– Bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu thống kê. Bao gồm việc tìm hiểu các số liệu để trả lời nghiên cứu bằng việc sử dụng các thông tin như: ước tính sơ lược của kết quả điều tra, các thuyết,…;

– Bước 2: Thiết kế nghiên cứu thống kê. Nhằm ngăn sự ảnh hưởng của các biến gây nhiễu và phân bố mẫu ngẫu nhiên của hệ số đáng tin cậy cho các đối tượng;

– Bước 3: Kiểm tra các nghiên cứu sau các giao thức thử nghiệm và phân tích;

– Bước 4: Kiểm tra thêm các dữ liệu thiết lập trong phân tích thứ cấp, đề xuất giả thuyết mới cho nghiên cứu;

– Bước 5: Tìm kiếm tài liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

Ý nghĩa của thống kê trong đời sống

– Thống kê có vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những con số có ý nghĩa phân tích giúp cho các nhà phân tích thống kế có được những kết quả xác thực nhất để cải thiện các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội.

– Từ những hiện tượng trong đời sống thông quá việc thống kê các nhà phân tích, nghiên cứu có thể tạo ra các bảng biểu bao gồm số lượng, dữ liệu, biểu đồ thể hiện những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi người.

– Kết quả của việc thống kê chính là căn cứ, là cơ sở cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo nhà nước có thể đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến tình hình chung đời sống xã hội của con người.

Tư vấn thống kê bởi Luật Hoàng Phi

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị phần nào hiểu được thống kê là gì?, qua đó có thể tiến hành đánh giá một đối tượng tốt nhất. Việc nghiên cứu thống kê một đối tượng cần phải thực hiện đúng phương pháp và đầy đủ các bước khi thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề