Thông thường vườn ươm cây giống được thiết kế như thế nào

Vườn ươm cây giống là gì? Có những loại nào?

Vườn ươm là khu ươm cây để trồng. Trong vườn ươm, những cây non được chăm từ khi hạt để phát triển sao cho có thể chịu đựng được điều kiện đồng ruộng khắc nghiệt. Dù là loài địa phương hay du nhập, cây trong vườn ươm đều có khả năng sống sót tốt hơn so với hạt ươm trên đồng ruộng hoặc qua mọc lại tự nhiên. Vì vậy, các vườn ươm cây con trở thành vật liệu trồng trọt cho các vườn, cho dù là để sản xuất, bảo vệ.

Vườn ươm có hai loại, tức là:

Vườn ươm tạm thời :

Được thiết kế trong hoặc gần nơi trồng. Sau khi cây con để trồng được nuôi dưỡng, sẽ trở thành một phần của khu vực đã trồng

Vườn ươm cố định :

Có thể lớn hoặc bé tùy thuộc vào mục tiêu và số lượng cây nuôi hàng năm. Các vườn nhỏ chứa ít hơn 100.000 cây con cùng một lúc trong khi các vườn ươm lớn chứa nhiều hơn con số này. Trong mọi trường hợp, cố định phải được thiết kế tốt, có vị trí thích hợp và cung cấp đủ nước.

thiết kế vườn ươm cây lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.1 MB, 26 trang ]

Bài thuyết trình
Chủ đề: Kỹ thuật xây dựng vườn ươm
và gieo ươm

GVHD: Trần Ngọc Hải
Nhóm: 3


I. Đặt Vấn đề



Vườn ươm được ví như trái tim của các khu vực tiến hành phục hồi và giàu hóa rừng bằng cây gỗ bản địa. Vườn ươm là nơi mà
những hạt giống sẽ trở về đây và những cây giống sẽ được xuất đi từ đây cho sự hồi sinh của những cánh rừng. Việc xây dựng vườn
ươm và gieo ươm các loài cây có giá trị cao và được người dân sử dụng phổ biến tại mỗi vùng này là rất cần thiết. Vì vậy nhóm 3
chúng em thực hiện bài thuyết trình hôm nay về vấn đề thiết kế vườn ươm cho cây lâm nghiệp.


II. Nội dung

1,Khái niệm vườn ươm
- Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta có thể hiểu vườn ươm là nơi trực tiếp
diễn ra các hoạt động sản xuất và bồi dưỡng cây giống lâm nghiệp [gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu,
gieo hạt tạo ra cây mạ, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc v.v…] đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng
và dịch vụ.
2, Phân loại vườn ươm
-Thông thường, dựa vào đặc điểm và yêu cầu sản xuất chủ yếu, vườn ươm được phân thành hai loại như sau:
[theo sơ đồ......] - Theo tính chất sản xuất:
+ Thời gian
+Loài cây
+ Quy mô


- Theo cách thức sản xuất [kỹ thuật]


Tạm thời

Di chuyển hàng năm

Lâu dài

Cố định nhiều năm

Chuyên nghiệp

Cho một vài loài cây

Tổng hợp

Cho nhiều loài cây

Thời gian

Theo tính chất sản
xuất
Loài cây

CÁC LOẠI
VƯỜN
ƯƠM

Quy mô


Theo cách thức sản
xuất

Lớn và vừa

Lớn hơn 0,5 – 3 ha

Nhỏ

Nhỏ hơn 0,5 ha

Nền nước thấm

Nền đất [luống nền mềm]

Nền không thấm

Nền xây hoặc nền nilon [Luống nền cứng
]

Kỹ thuật
Nền treo

Nền giàn, giá [luống nền treo]


3,THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM

3.1. Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm

- Để sản xuất cây con có hiệu quả, vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a, Vị trí đặt vườn ươm.
+ Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không bị úng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là
tốt nhất đối với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời [ đối với vườn ươm tạm thời càng gần nơi trồng rừng càng tốt].
+ Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất
thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.


b.Yếu tố đất đai.
- Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 50 và tiêu thoát nước tốt. Phải thuận lợi lấy đất làm bầu, đất làm bầu
là đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, mầu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt
c,Yếu tố nguồn nước.
- Có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn,
các chất thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.
d. Nguồn cung cấp điện.
- Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt
vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện


3.2 . Phát dọn thực bì, làm đất và xử lý đất

- Phát dọn thực bì, loại bỏ tất cả các chất thải rắn như gạch, đá và rác không phân hủy
như túi nilon, vỏ/hộp nhựa, pin.
- Cày, bừa đất và phơi ải để thuận lợi cho việc lên luống và hạn chế mầm sâu bệnh.
- Thông thường đất được tiến hành cày 2 lần: Lần 1 cày nông, lần 2 cày sâu [tùy thuộc
vào loại đất lựa chọn khi tiến hành làm vườn ươm]. Sau khi cày nên phơi ải dưới
ánh nắng mặt trời khoảng 1-2 tuần. Sau đó tiến hành bừa đất để tạo mặt bằng và loại
bỏ rễ cây.
- Đất được xử lý bằng cách bón vôi trong quá trình bừa. Liều lượng bón từ 1-1,25
tạ/sào đối với đất rất chua, 0.5-1 tạ/sào đối với đất chua, 0.25 – 0.5 tạ/sào đất ít chua.

Mục đích khử chua, diệt các loại nấm bệnh và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.


3.3 Thiết kế luống ươm, đường đi, mương thoát nước

a,Thiết kế luống ươm nổi
- Đo đạc để chia luống: Cắm cọc định vị, dùng thước dây bao quanh để tạo khung luống.
- Chiều dài luống: tối đa 10 – 12m, nếu dài hơn thì khó xử lý mặt bằng nên dễ bị úng ở một vị trí trên luống;
- Độ rộng của luống: 1 – 1.2m; Độ rộng giữa các luống [cũng là rãnh thoát nước và đường đi giữa các luống]: 45 - 50 cm
-Vét đất làm rãnh bao quanh luống theo khung dây đã đóng; Đất được hất đều sang hai bên luống ươm Phần đất lấy đi tạo thành
đường đi.


Ghi chú:
• Ngoài luống nổi như trên thì tại một số điều kiện cụ thể có thể áp dụng luống chìm [được áp dụng ở vùng khô hạn] và luống bằng [được áp
dụng ở vùng thoát nước tốt].
• Đối với luống xếp bầu thì mặt luống phải phẳng và nén chặt để giữ cho bầu
không bị đổ xiêu vẹo và tránh rễ cây gieo ươm ăn sâu xuống đất.
• Đối với luống gieo hạt cần phải phẳng và mịn. Hạt đất không to quá 2mm.


b. Đường đi và hàng rào
- Trong vườn ươm thường thiết kế đường đi chính và đường phụ.
- Đường chính rộng 1- 4m, được bố trí thẳng từ khu này sang khu kia nhằm thuận tiện cho việc chuyên chở, tập kết nguyên vật liệu. Bên
cạnh đó đường đi chính còn là nơi tập trung chia sẻ học tập.
- Đường phụ: Là khoảng cách giữa các luống ươm, có tác dụng đi lại, thoát nước và các hoạt động khác như nhổ cỏ, chăm sóc cây con.
Hàng rào cần thiết kế chắc chắn để bảo vệ vườn ươm khỏi sự phá hoại của các động vật khác như chó mèo, trâu bò và gia cầm.


c. Rãnh thoát nước

- Có tác dụng thoát nước khi mưa về và dự trữ nước tưới thấm cho cây trồng vào mùa khô. Hệ thống rãnh thoát nước thường được bố trí
xung quanh các khu gieo ươm.
- Kích thước tùy thuộc vào quy mô xây dựng vườn ươm. Rãnh thoát nước thiết kế thấp hơn so với đường đi và luống ươm
- Nếu thiết kế hợp lý mương thoát nước có thể sử dụng làm đường trong từng khu vào mùa khô.


3.4. Thiết kế giàn che, hệ thống tưới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Chức năng chính của giàn che là nơi bảo vệ cây con khỏi các tác động tiêu cực của thời tiết như nắng gắt, mưa to hay sương.
Yêu cầu kỹ thuật:
- Giàn che cần cho phép 50% ánh sáng lọt xuống để đảm bảo nhu cầu ánh sáng của cây con.
- Giàn che cao 1.8m tính từ mặt đất, chiều cao này là phù hợp để thuận tiện cho việc đi lại và hoạt động trong vườn ươm.
- Các tấm lưới, tấm nứa nên được lợp dọc theo chiều luống để tránh nước mưa nhỏ xuống giữa luống làm chết cây.
- Ngoài việc sử dụng lưới đen, tấm nhựa trắng mỏng hay giàn tre nứa; trong trường hợp cần thiết có thể tận dụng tán cây to, hoặc cành cây được
chặt và cắm tạm thời, để che cây con.


- Các loại giàn che:
+ Giàn che cố định: Mục đích sản xuất lâu dài và quy mô sản xuất lớn.
+ Giàn che di động, bán kiên cố: Quy mô sản xuất nhỏ thường với hộ gia đình hoặc trang trại và thời gian ươm trồng ngắn.
- Hệ thống tưới cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước thường xuyên và đáp ứng được nhu cầu của cây con ở các điều kiện thời tiết và thời kỳ sinh
trưởng của cây. Khi cây còn nhỏ thì cần tưới phun, nhẹ nhàng để cây không bị nghiêng, đổ, xói rễ; kích thước giọt nước tưới và cường độ tăng
khi cây con lớn dần.


1.5 Các dụng cụ cơ bản trong quá trình vận hành vườn ươm

1. Cuốc, xẻng

7. Thùng, xô, chậu [để xử lý hạt]


2. Xe rùa

8. Rổ

3. Ghế ngồi

9. Bao tải để ủ hạt

4. Sàng đất, phân

10.Khay đựng hạt giống, cây con

5. Que cấy cây con, hạt

11. Dao, kéo

6. Túi bầu

12. Túi đựng cây giống để đi trồng


4. Gieo ươm các loại cây

4.1. Chuẩn bị đất và đóng bầu
a. Chuẩn bị hỗn hợp đất dinh dưỡng
- Đất: Thường là đất thịt nhẹ. Đất được đập nhỏ và sàng mịn trước khi đóng bầu.
- Đất tầng mặt thường được sử dụng vì giàu dinh dưỡng, nhưng đất ở tầng B [cách tầng mặt 30 - 40cm] nên cân nhắc để dùng nhằm hạn
chế cỏ, mầm sâu bệnh và tạp chất trong đất [so với tầng đất mặt].
- Cát: Thường là cát vàng, nếu có sỏi thì cát cần được sàng để lấy cát mịn.

- Phân: Phân chuồng hoai hoặc phân giun được sàng nhỏ; [phân chuồng ủ 1 – 2 tháng, không nên ủ với vôi vì sẽ làm mất đạm trong phân].


- Hỗn hợp được trộn theo tỷ lệ 5:3:2 [5 cát: 3 đất: 2 phân]. Tỷ lệ này có thể thay đổi khi đất đóng bầu có nhiều cát; ngoài ra, bổ sung thêm
trung bình 10kg vôi bột cho 1 m3 đất để khử mầm bệnh; lượng vôi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tính chất của đất được sử dụng làm hỗn
hợp đóng bầu.
- Đổ đất, cát, phân thành đống sau đó dùng xẻng trộn đều;
Chú ý:
- Khi trộn, mỗi thành phần đất, cát và
phân không được quá ẩm;
- Nếu hỗn hợp bầu quá khô, trước khi
đóng bầu ta nên tưới một ít nước.


b. Kỹ thuật đóng bầu và xếp bầu
Túi bầu: Loại túi bầu phổ biến nhất ở các vườn ươm hiện nay là túi nilon. Tuy nhiên, lá cây hay bẹ chuối cũng có thể được sử dụng để làm túi bầu.
Túi bầu bằng nilon có đáy là loại thông dụng nhất, vì vậy kỹ thuật đóng bầu trình
bày dưới đây sử dụng loại túi bầu này.
Kích thước: 9cm x 13cm

Cách làm

Bước 1: Mở túi bầu

1.Thao tác tay: Tùy thuộc vào người đóng mà sử dụng
ngón cái với ngón trỏ hoặc ngón cái với ngón giữa để
mở miệng túi bầu;

2.Vị trí đặt tay: Vào hai mép viền của túi bầu và độ sâu
đến 2 đốt ngón tay đối với ngón trỏ và ngón giữa, 1 đốt

đối với ngón cái.


Bước 2: Cho đất vào túi bầu
• Một tay mở miệng túi bầu, tay kia úp ngửa hình chữ U [đây là tư thế mà xúc được
nhiều đất nhất].
• Đầu tay xúc đất tiếp xúc với miệng bầu đồng thời cho đất vào túi bầu;

Bước 3: Nén đất
• Khi cho đất vào 1/3 túi bầu thì bắt đầu nén đất;
• Dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa để nén đất ở hai góc túi bầu, giữa bầu;
• Tiếp tục cho đất đầy bầu sau đó dùng ngón tay nén đất ở các vị trí giữa và xung quanh túi bầu;
• Tiếp tục cho đất và dùng tay nén nhẹ phần đất ở trên mặt túi bầu.


Bầu cần đạt các tiêu chuẩn sau:
• Hai mép đáy bầu phải căng, đất được chặt vừa;
• Thành bầu không bị nhăn, gãy hoặc gấp khúc;
• Bầu đóng xong phần đáy cứng và mềm dần khi lên đến đỉnh bầu.



Khi xếp, đẩy đáy bầu đang xếp sát với đáy bầu phía trước, như thế bầu được xếp thẳng đứng, không
nghiêng đổ. Dãy bầu sau được xếp so le với dãy bầu trước. Số lượng bầu trên mỗi hàng là bằng nhau




Sau khi xếp bầu, đắp/kè má luống để đảm bảo bầu không bị đổ



4.2. Hạt giống và kỹ thuật gieo ươm

-

Việc xác định cây mẹ trong khu vực lân cận để thu hái hạt giống là rất quan trọng. Cây mẹ là cây sẽ cung cấp hạt giống cho vườn
ươm. Cây mẹ nên là những cây khỏe mạnh, thân thẳng, tán đều và xum xuê. Cây mẹ nên chọn những cây từ 15 – 30 tuổi và cao hơn
4m. Khi đến mùa có hạt thì tốt nhất nên đi thăm cây mẹ mỗi tuần một lần để thu hái hạt giống ngay khi hạt chín.
Xử lý hạt giống là biện pháp tác động từ bên ngoài vào hạt nhằm kích thích cho hạt giống nẩy mầm nhanh và đều với tỷ lệ cao. Có thể
dùng phuong pháp như đốt, nhâm nước ấm theo các ngưỡng nhiệt độ khác nhau, ngâm với các hóa chất chuyên dùng


a, Gieo hạt lên luống và cấy cây con vào bầu.
Hạt sau khi đã xử lý được gieo lên luống, đến khi cây con đủ kích thước thì sẽ tiến hành cấy vào bầu dinh dưỡng để chăm sóc. Cấy cây con vào bầu
bước chuyển cây con từ luống ươm vào bầu dinh dưỡng để thuận tiện cho quá trình chăm sóc và xuất ra khỏi vườn ươm.
Thời điểm phù hợp khi lá mầm đã trưởng thành, cây con bắt đầu có lá thật. Nếu cấy khi cây quá nhỏ thì động tác cấy khó khăn, cây yếu và dễ bị tổn
thương hoặc bị chết. Nếu cấy khi cây đã lớn thì rễ đã dài, dễ đứt làm ảnh hướng xấu đến cây và khó khăn khi cấy vào bầu.
Thời gian cấy cây nên tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn hoặc cấy vào ngày mát mẻ.


b. Gieo hạt giống trực tiếp vào bầu
- Tạo hố gieo hạt ở giữa bầu
- Chiều sâu bằng hai phần ba chiều dài của hạt. Đặt hạt vào rồi phủ đất xung quanh hạt
- Trong thời tiết nắng nóng thì chiều sâu của hố lớn hơn chiều dài của hạt để phủ đất lên hạt hoàn toàn.


4.3 Chăm sóc và đảo bầu cây con






Tưới nước: Cây mầm cần phải thường xuyên được tưới vào sáng sớm và chiều tối. Lượng tưới phụ thuộc vào thời tiết để điều chỉnh.

Bón thúc được tiến hành 2 lần trong cả chu kỳ ươm cây, đó là: khi cây cao 15 – 20cm và khi cây con cao 40 – 45cm. Sử dụng phân
ủ hoặc phân chuồng hoai mục, ngâm vào nước rồi tưới lên lá theo một tỉ lệ phù hợp.
Đảo bầu: Thường được tiến hành 3 tháng/lần. Đảo bầu nhằm phân loại cây theo mức độ sinh trưởng để có chế độ chăm sóc phù hợp
cho từng nhóm cây. Đảo bầu là cách di chuyển các cây sao cho những cây cây cao hơn vào giữa luống và thấp dần về phía bờ luống,
để những cây này được nhận nhiều ánh sáng hơn.


4.4 Xuất vườn
- Dỡ giàn che 1 tháng trước khi xuất vườn để cây làm quen với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Trước khi xuất vườn 2 tuần đến một tháng thì cần tiến
hành hãm cây, mục đích của việc hãm cây là để cây cứng cáp, tập làm quen với môi trường tự nhiên trước khi đem trồng, dễ thích nghi với điều kiện
đất trong rừng, đảm bảo tỉ lệ sống cao.
- Cách hãm cây bao gồm: hạn chế tưới nước và bón thúc; tiến hành đảo bầu, cắt rễ và phân cấp cây con.
- Trước ngày xuất thì không nên tưới nước để thuận lợi cho việc xếp bầu và vận chuyển.
- Cây đủ tiêu chuẩn thì xuất vườn, đối với cây lâm nghiệp thì thường 50 – 60cm, thân thẳng, khỏe mạnh, không sâu bệnh.


Quy trình thiết kế xây dựng vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [136.59 KB, 10 trang ]

……………o0o…………….

QUY TRÌNH
THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM

1. MỤC TIÊU

HÀ NỘI – 2015

1


1. MỤC TIÊU
Quy trình kỹ thuật này giới thiệu những thông số và thiết kế cơ bản để xây
dựng vườn ươm.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình kỹ thuật này được áp dụng trong tất cả các thành phần kinh tế, ở
những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp cho việc nhân giống Keo trong cả
nước.
3. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG
3.1. Điều kiện khí hậu
• Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 21 - 27 oC, tối cao tuyệt
đối dưới 42oC, tối thấp tuyệt đối trên 0oC.
• Lượng mưa hàng năm: từ 1700 mm trở lên
• Số tháng có lượng mưa trên 100 mm: ít nhất 5 tháng
• Lượng bốc hơi hàng năm: dưới 1500 mm
3.2. Điều kiện nhân lực
Có đủ nhân lực được tập huấn về kỹ thuật nhân giống các loài Keo, có
hiểu biết về kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật nhân giống, trồng rừng và phòng chống
sâu bệnh. Hộ gia đình trồng rừng Keo tai tượng cần có tư vấn của cán bộ chuyên
môn.


3.3. Cơ sở vật chất
- Có đủ các thiết bị và thuốc phòng chống sâu bệnh và các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động
- Nơi sản xuất hom phải có nhà giâm hom với hệ thống phun sương được
vận hành tốt hoặc có khu giâm hom với đủ thiết bị tưới phun
3.4. Vốn
2


- Có khả năng đầu tư xây dựng cơ sở nhân giống hom với đủ thiết bị tưới
phun cần thiết.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Một số thông tin cơ bản.
Khái niệm
Vườn ươm là nơi tập trung sản xuất bồi dưỡng cây con để phục vụ cho rừng
cho cây ăn quả và cây nông nghiệp.
Mục đích ý nghĩa
• Để sản xuất cây con đủ và tốt nhằm đáp ứng về nhu cầu giống và nông lâm
nghiệp.
• Vườn ươm sẽ tổ chức sản xuất thực hiện kỹ thuật liên hoàn chặt chẽ có
điều kiện đầu tư tiền vốn, nhân công, vật tư kỹ thuật nhờ vậy mà cây giống sản
xuất ra thỏa mãn yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp.
Phân loại vườn ươm
Thông thường, dựa vào đặc điểm và yêu cầu sản xuất chủ yếu, vườn ươm
được phân thành hai loại như sau: [theo sơ đồ......]
- Theo tính chất sản xuất:
+ Thời gian
+ Loài cây
+ Quy mô
- Theo cách thức sản xuất [kỹ thuật]

Theo nguồn vật liệu giống chia ra:
a] Vườn ươm hữu tính: là loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống
b] Vườn ươm vô tính: là loại vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm
hom, nuôi cấy mô, chiết ghép… từ các vật liệu giống vô tính.
3


Theo kỹ thuật chia ra:
a] Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước: là loại vườn
ươm tạo ra cây con được ươm trực tiếp trên luống đất.
b] Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước: là loại vườn
ươm tạo ra cây con được gieo ươm trong bầu đất dinh dưỡng xếp trực tiếp trên
luống đất.
c] Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền cứng không thấm nước: là loại
vườn ươm tạo ra cây con được cấy trong bầu đất xếp trong bể xây không thấm
nước, có thể chủ động điều chỉnh lượng nước dinh dưỡng trong bể.
d] Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng: là loại vườn ươm
tạo ra cây con không có vỏ bầu mềm, thay vào đó là vỏ bầu nhựa cứng có thể
dùng nhiều lần. Thành phần ruột bầu không phải là đất, thay vào đó là các chất
hữu cơ [cành lá, rơm rạ, vỏ cây…] đã được xử lý khử độc và lên men. Không sử dụng
luống đất hoặc bể xây, các khay bầu được xếp trên giá cách khỏi mặt đất.

Theo quy mô chia thành 3 loại:
a] Vườn ươm nhỏ: diện tích dưới 0,5 ha và/hoặc công suất dưới 500.000
cây/năm
b] Vườn ươm trung bình: diện tích từ 0,5-1,0 ha và/hoặc công suất từ
500.000 - 1.000.000 cây/năm.
c] Vườn ươm lớn: diện tích trên 1,0 ha và/hoặc công suất lớn hơn
1.000.000
cây/năm

Diện tích, công suất của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1

4


Bảng 1. Quy mô vườn ươm
Vườn ươm từ hạt
TT

Quy mô

Diện tích
vườn [ha]

Công suất
[triệu cây tiêu
chuẩn/năm]

Vườn ươm từ hom
Công suất

Diện tích

[triệu cây tiêu

vườn [ha]

chuẩn/năm]

1 Nhỏ


Dưới 0,5

Dưới 0,5

Dưới 0,7

0,1đến 0,5

2 Trung bình

0,5 đến 1

0,5 đến 1

0,7 đến 1,5

0,5 đến 1

3 Lớn

Trên 1

Trên 1

Trên 1,5

Trên 1

Diện tích quy định ở bảng 1, tính cho vườn ươm từ hạt để tạo cây tiêu

chuẩn dưới 1 năm tuổi và liên canh [không luân canh]. Cách tính diện tích vườn
ươm và các khu đất sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho vườn ươm từ
hạt trên 1 năm tuổi, luân canh và vườn ươm từ hom dưới 6 tháng tuổi, không luân
canh, theo phụ lục 1 kèm theo tiêu chuẩn này.

Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại:
a]. Vườn ươm tạm thời:
• Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thường không quá 3 năm nhằm phục vụ
cho việc tạo rừng ở một khu vục nhất định, khi nhận và tạo rừng hoàn thành thì
vườn ươm cùng sản xuất.
• Thường sử dụng các vật liệu rẻ tiền để làm.
b]. Vườn ươm bán lâu dài:
c]. Vườn ươm lâu dài:
- Vườn gieo ươm cây con cung cấp liên tục cho những chương trình
trồng rừng dài hạn quy mô lớn lên được sử dụng trong thời gian trên 10 năm.
Thời gian sử dụng của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 2
Bảng 2: Thời gian sử dụng vườn ươm

5


Loại vườn ươm

Thời gian sử dụng

Tạm thời

Dưới 3 năm

Bán lâu dài


Từ 3 đến 10 năm

Lâu dài

Trên 10 năm

Tiêu chuẩn phân loại vườn ươm ở trên quy định những nguyên tắc và yêu
cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống hoặc từ
hom đến khi đủ tiêu chuẩn đem trồng.
4.2. Lựa chọn địa điểm
- Lựa chọn khu đất xây dựng vườn ươm phải đủ lớn để đáp ứng với quy
mô sản xuất cây giống. Có địa hình tương đối bằng phẳng [độ dốc không quá
5%]. Nếu quá dốc phải san ủi, vườn ươm phải nằm ở khu vực cao ráo, thoát
nước tốt, nhiều ánh sáng nhưng không quá lộng gió. Phải có đường đi lại để
thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và cây giống.
- Cự li từ vườn ươm đến nơi trồng rừng [hoặc nơi cung ứng] cũng phải
hợp lý. Nguồn nước sạch phải đủ để phục vụ cho việc tưới cây trong năm.
- Đất vườn ươm phải có thành phần cơ giới nhẹ, có thể là đất thịt nhẹ pha
cát. Nguyên tắc chung là phải có chất lượng đất tốt, giàu thành phần dinh dưỡng,
dễ thoát nước, không phải là đất bạc màu hoặc đất dễ nhiễm bệnh….
4.3. Các hạng mục công trình trong khu vườn ươm
Tùy theo mục đích sản xuất giống, phương pháp nhân giống [từ hạt, giâm
hom, chiết ghép, mô tế bào…] để xác định các hạng mục công trình trong vườn
ươm. Thông thường vườn ươm có các hạng mục công trình như sau :
• Nhà giâm hom
• Nhà huấn luyện cây hom
• Vườn ươm chung
• Nhà tác nghiệp ; kho chứa vật tư, phân bón
6



• Hệ thống đường nội bộ
• Hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước và tưới phun
4.3.1. Nhà giâm hom
Có hai kiểu nhà giâm hom là nhà mái rút bằng lưới nilon và nhà có mái
che thường sử dụng tấm tôn nhựa trắng.
Diện tích nhà giâm hom phụ thuộc vào công suất sản xuất cây giống của
vườn ươm, ví dụ như : Nhà giâm hom có công suất 1 triệu cây/năm thì diện tích
xây dựng là 1000 m2, công suất dưới 500.000 cây/năm thì diện tích xây dựng là
500 m2.
Nhà giâm hom bao gồm phần nền, nhà, lưới che, luống giâm hom và hệ
thống tưới phun.
4.3.1.1. Nhà mái rút bằng lưới nilon
Nền nhà giâm hom phải tương đối cao ráo để dễ thoát nước và không bị
ngập úng. Xung quanh nhà giâm hom được xây cao 30 cm [nếu có điều kiện thì
nên làm một lớp lưới cố định và một lớp lưới di động để sử dụng khi thời tiết quá
nắng hoặc quá nóng].
Mái rút bằng lưới nilon xanh hoặc đen có độ che 75% lắp cách mặt nền
nhà 2,7 - 3,0 m. Nếu có điều kiện thì nên làm 1 lớp lưới cố định và 1 lớp lưới di
động để sử dụng khi thời tiết quá nắng nóng. Xung quanh nhà xây tường cao
30cm [có chừa phần cửa ra vào], từ độ cao 30cm trở lên được che bằng lưới
nilon có độ che 75%.
4.3.1.2. Nhà mái che bằng tấm tôn nhựa trắng
Nhà mái che bằng tôn nhựa trong là nhà hai mái có độ dốc 15 o, mép dưới
mái đặt cao cách nền 3,0 m và rộng hơn nền 0,4 m. Cách nền 2,7 - 3,0 m lắp dàn
che kéo rút bằng lưới nilon có độ kín 75%. Xung quanh nhà xây tường cao 30
cm [có chừa phần cửa để ra vào], từ độ cao 30 cm trở lên được che bằng lưới
nilon có độ che 75%.
7



4.3.2. Luống giâm hom
Luống giâm hom được xây theo dạng bể nông trong nhà giâm hom.
Luống có chiều rộng phía ngoài 1,4 m, phía trong 1,2 m [ở giữa cao hai bên thấp
theo dạng sống trâu có độ dốc 3% để thoát nước]. Xung quanh là thành bể cao 5
cm, dày 10 cm. Chiều dài luống giâm hom thay đổi theo điều kiện cụ thể ở các
nhà giâm hom. Mặt bể và thành bể được láng xi măng để không ngấm nước.
Luống giâm hom cách nhau 50 cm và có độ dốc 2% theo hệ thống tiêu nước của
nhà giâm hom.
Luống giâm hom có thể có khung vòm che hoặc không [Khu vực miền
Trung].
Luống có khung vòm che thì trên luống có khung vòm được làm bằng sắt
tròn có đường kính 8 mm, uốn theo hình cung có chiều rộng phía dưới 1,43 m
[để bao lên khung bể], cao 90 cm, được cố định bằng các thanh dằng. Thanh
dằng phía dưới được lắp cách chân khung vòm 10 cm, các thanh dằng phía trên
đựợc lắp cách thanh dằng phía dưới một các hợp lý.
Các khung vòm được hàn với nhau bằng các thanh dọc đặt phía ngoài cứ
2 khung thành một khối liền. Các thanh dọc phía trên khung vòm được đặt sao
để nilon phủ ngoài không bi đọng nước khi mưa.
4.3.3. Phun sương
Phun sương cho hom giâm được thực hiện theo chế độ phun tự động, bán
tự động, hoặc phun tay [nơi chưa có điều kiện]. Các vòi phun có lỗ phun [pép
phun] 1,0 mm được lắp cách nhau 1 m trên hệ thống ống dẫn nước đặt giữa các
luống giâm hom. Nước dùng phun sương là nước đã được lọc khử sắt và nhôm.
Khi phun sương theo kiểu phun ngang [được áp dụng cho các bể có khung
vòm] thì vòi phun có chiều cao 30 cm được lắp trên các gờ [cao 5 cm] nằm giữa
từng luống giâm theo chiều dọc luống.

8



Khi phun sương từ trên xuống [áp dung cho các luống giâm hom không
có vòm che] thì vòi phun được đặt ở độ cao 2,0 m dọc theo các luống giâm hom
[khoảng cách vòi phun trên ống nước vẫn là 1 m].
4.3.4. Nhà huấn luyện cây hom:
Được thiết kế có chiều cao từ 2.8 – 3m; phía trên được phủ 1 lớp nilon
đên để điều chỉnh độ tàn che khoảng 50%. Phía dưới có thể là nền cứng hoặc
nền bình thường và hệ thống tưới phun hợp lý.
4.3.5. Vườn ươm chung
Vườn ươm được xây dựng gần khu giâm hom, khu huấn luyện thuận lợi
cho việc tưới tiêu nước và chăm sóc cây ươm. Khi thiết kế vườn ươm phải có
đường đi lại cho người và các phương tiện cơ giới, nơi có điều kiện thì lắp đặt
hệ thống tưới.
Vườn ươm có công suất 1 triệu cây/năm phải có diện tích 2000 m 2. Vườn
ươm có công suất dưới 500.000 cây/năm có diện tích 1.000 m2.
Xây dựng vườn ươm được tiến hành theo các bước san ủi nền, nhặt hết cỏ
dại, làm luống.
Luống rộng một mét, rãnh luống rộng 30-50 cm, chiều dài luống thay đổi
theo điều kiện cụ thể ở từng nơi. Hướng luống phải phù hợp với điều kiện địa
hình và thuận tiện cho việc tiêu nước.
- Phòng trừ sâu bệnh ở vườn ươm
Trong mùa đông - xuân ở các tỉnh miền Bắc thường có bệnh phấn trắng.
Khi cây bị bệnh phải kịp thời phun các thuốc diệt bệnh có hợp chất lưu huỳnh,
trong đó dung dịch vôi - lưu huỳnh [Calci-polysulfur] là loại thuốc rất có hiệu
quả. Thuốc này được phun ở nồng độ tính theo thể tích "nước cốt" khoảng 2%
với lượng phun 8 - 10 lít/100 m2 vào buổi chiều hoặc vào những ngày mát trời
để phòng chống trước lúc bệnh xẩy ra. Khi có triệu chứng bệnh thì cứ hai ngày
một lần phải phun dung dịch vôi - lưu huỳnh cho đến lúc hết bệnh thì thôi.
9



"Nước cốt" được chuẩn bị bằng cách lấy 1 kg vôi sống tôi với nước thành
dạng sệt. Sau đó cho từ từ 2,3 kg bột lưu huỳnh, trộn đều, đổ thêm 10 lít nước và
tiép tục khuấy đều. Đun nhỏ lửa và khuấy đều cho đến khi sôi, tiếp tục đun,
khuấy và cho thêm nước để giữ lượng nước như ban đầu. Khi dung dịch ngả
màu nâu sẫm thì đun thêm 15 phút nữa, sau đó cho lắng đọng và lọc lấy nước
trong.
Khi có dế phá hại phải dùng bã độc bằng cách trộn cám gạo với thuốc
Diptex theo tỷ lệ 1% rắc lên luống lúc chiều tối để diệt hoặc đào hố và đổ nước
để bắt giết kịp thời. Khi xuất hiện các loại sâu hại khác đều cần kịp thời bắt giết
vào đầu buổi sáng, khi sâu còn ở trên cây, không để xẩy ra dịch.
Khi sâu bệnh có triệu chứng trở thành dịch thì cần xin tư vấn của các cơ
quan bảo vệ thực vật để có biện pháp diệt trừ kịp thời, không để sâu bệnh lan ra
diện rộng.

10



Khu cây giống

Khu này để trồng các cây mẹ lấy hạt ươm gieo cây con; gieo cây gốc ghép; lấy cành chiết, cành giâm. Khu này còn bao gổm một phần diện tích làm vườn nhân gỗ ghép [cành ghép].

Nhờ có khu cây giống ta không phải đi mua mắt ghép ở xa, nhất là những cành chiết, cành giâm, khi chuyển từ xa về sức sống sẽ giảm sút rất nhiều. Mặt khác mua cành giống ở xa một cách ồ ạt, chúng ta không có điều kiện kiểm tra, xem xét các đặc tính tính trạng của cây mẹ. Vườn sản xuất cây ăn quả lâu năm không cho phép sử dụng những giống trồng như vậy.

Khu cây giống phải được nhân từ những cây đầu dòng của các vườn giống nguyên chủng hoặc giống cấp I.

Chế độ chăm bón cho cây “mẹ” ở vườn này cũng phái được đặc biệt chú ý hơn so với vườn sán xuất; chế độ bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh phải đặc biệt nghiêm ngặt. Người phụ trách vườn hoặc gia đình phải có sổ theo dõi hàng ngày về chế độ chăm bón, tình hình sinh trưởng, diễn biến năng suất của vườn cây giống. Ở mỗi cây nên có báng ghi số, đánh dấu.

Diện tích khu cây giống tùy thuộc vào quy mô của vườn ươm, có thể từ 0,5 – 1 ha.

Khu nhân giống

Khu vực này là phần chủ yếu của vườn ươm. Trong thực tế sán xuất, do điều kiện cấp thiết đòi hỏi phái có cây giống ngay để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất, thường khu nhân giống được xây dựng trước. Những năm đầu có thể mua hạt gốc ghép, cành chiết, cành giâm ở những nơi khác. Song nhất thiết phải kiểm tra kỹ lưỡng các đặc tính tính trạng những cây đầu dòng của cơ sở mà ta định sử dụng.

Khu nhân giống được chia thành các khu nhỏ sau:

Vườn gieo hạt

Để gieo hạt lấy cây con đem trồng và sử dụng làm gốc ghép. Vườn này lại được chia thành nhiều phần riêng biệt cho từng giống, từng chủng loại cây ăn quả mà ta định nhân.

Yêu cầu cày đất sâu 18 – 20 cm, bừa nhỏ có đường kính viên dưới 5 mm chiếm 60 – 70%, 5 – 10 mm chiếm 20 – 25% và trên 10 mm dưới 15%.

Lên luống rộng 1m, cao 20 cm, chiều dài không quá 15m, để dễ thoát nước. Rộng rãnh luống 30 cm.

Bón lót từ 50 – 100 tấn phân chuổng hoai mục cho 1 ha; lân suppe 1.000 kg/ha; 500 kg clorua kali/ha; 600 – 1.000 kg vôi bột/ha.

Vôi bột bón khi cày vỡ; phân chuồng, phân lân, phân kali bón khi cày bừa lại. Có thể xử lý đất trước khi gieo 10 ngày bằng các loại thuốc trừ nấm và vi khuẩn.

Trong khu vực này nên bố trí có một nhà giâm cây chiết, giâm cành. Thể thức và quy cách sẽđược trình bày trong phần kỹ thuật giâm cành ở phần sau.

Khu ra ngôi, chờ ghép và huấn luyện cây con

Khu này dùng để ra ngôi cây gốc ghép, ra ngôi cành chiết, cành giâm, chăm bón các loại cây con để chuẩn bị xuất vườn.

Đất ra ngôi, chờ ghép cũng cày bừa như đất gieo hạt. Tùy đất tốt, xấu mà có thể bón lót cho 1 ha như sau: phân chuồng từ 60 – 100 tấn, vôi bột 1.000 kg, lân suppe từ 500 – 1000 kg, clorua kali 200 – 300 kg/ha.

Xử lý đất trước khi trồng từ 10 – 15 ngày để chống nấm và vi khuẩn trong đất nếu thấy cần thiết.

Nhiều vườn ươm tiên tiến trên thế giới, người ta dùng túi bầu PE cho việc ra ngôi cây con chờ ghép, cây giâm cành và cây chiết. Đặc biệt phổ biến đối với cây chiết và cây giâm cành.

Sau nhiều thí nghiệm, chúng tôi thấy kích thước loại túi PE thích hợp với nhiều loài cây giống ở nước ta là 15 x 10 cm đối với cây ghép là 13 – 15 cm đối với cây chiết và giâm cành.

Chọn đất xây dựng vườn ươm

Những tiêu chuẩn chọn đất

Gần vườn sản xuất, gần nơi tiêu thụ cây giống, tiện vận chuyển để giảm bớt chi phí.

Gần nguồn nước tưới.

Đất phải thoát nước, bằng phẳng, kín gió, dễ bố trí hệ thống mương tưới và ống dẫn nước. Địa hình phải bằng phẳng thoáng mát, không bị ảnh hưởng nặng nề của sương muối. Đất cần có tầng dày từ 30 – 40 cm trở lên; tơi xốp nhưng không nên nhẹ quá, độ màu mỡ phải cao. Độ chua của đất phải tuỳ thuộc vào yêu cầu riêng của từng loại cây ăn quả. Ví dụ cây cam quýt cần có pH từ 6 – 6,5; dứa 5 – 5,5; chuối từ 5 – 8.

Chia lô, thiết kế vườn ươm

Diện tích vườn ươm thường nhỏ nên chia lô thiết kế vườn không phức tạp lắm. Nguyên tắc chung là: chia tỷ lệ diện tích cân đối giữa các khu vực trên nhu cầu cây giống của từng năm để có thể luân canh hợp lý.

Mương tưới và tiêu cần đào kết hợp với vành đai bảo vệ, đường trục và đường phụ trong lô. Trên bờ mương, ven đường trục có thể kết hợp trồng cây mẹ để có bóng che cho cây con mới ra ngôi hoặc những cây con mới bứng để vận chuyển đến nơi sản xuất.

Xung quanh vườn cần trồng đai rừng chắn gió, có thể xây dựng đai rừng thấp và kín với 4 hàng cây bắt đầu từ bờ mương tiêu bao quanh vườn ra phía ngoài. Đai rừng còn có tác dụng chống trâu bò, tăng thêm phần thu nhập cây làm củi, lấy gỗ…

Bên trong vườn ở mỗi khu cũng cần có bể ngâm phân và ao thả cá ở giữa, kết hợp với chuồng trại chăn nuôi để có phân bón chủ động.

Cần kết hợp việc thiết kế vườn ươm với việc làm đẹp cảnh quan khu vực và ý thức cải thiện môi sinh.

Video liên quan

Chủ Đề