Thực trạng bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

GV Lawyers| Giới thiệu bài viết pháp luật

Bảo lãnh ngân hàng: Còn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp

GV Lawyers trân trọng giới thiệu đến quý độc giả một bài viết của Luật sư Đỗ Đức Anh có tiêu đề: “Bảo lãnh ngân hàng: Còn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp” được đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 31-2021 [1.598] ngày 29/07/2021.

***

“Bảo lãnh ngân hàng” được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25-06-2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [Thông tư 07]. Đây là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Nhưng thực tế có khi không đơn giản như vậy.

Bảo lãnh ngân hàng phát sinh chủ yếu do nhu cầu trong các giao dịch thương mại nói chung và giao dịch mua bán nói riêng, không phải lúc nào bên mua cũng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn; thậm chí nhiều trường hợp bên mua có chủ định chiếm dụng vốn nên đã tìm cách kéo dài thời gian thực hiện thanh toán. Để tránh rủi ro, bên bán trong một số trường hợp đã yêu cầu bên mua phải cung cấp cho bên bán một cam kết bảo lãnh của ngân hàng với niềm tin của bên bán rằng, ngân hàng là một chủ thể uy tín sẽ đảm bảo thanh toán thay cho bên mua khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với bên bán.

Tuy nhiên, niềm tin của bên bán đặt vào ngân hàng đôi khi không được như họ mong đợi. Và sự thật là không ít bên bán đã phải khởi kiện để yêu cầu tòa án buộc ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tại sao phải khởi kiện ngân hàng?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 21 Thông tư 07, chậm nhất sau năm ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh, ngân hàng có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thay vì thực hiện ngay nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn như quy định nêu trên, ngân hàng thường thuyết phục bên bán và bên mua thỏa thuận với nhau để thống nhất lại lịch thanh toán. Việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán này có thể được giải thích là ngân hàng muốn ngăn ngừa sự hình thành của một khoản “nợ xấu”. Bởi khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên mua [là bên được bảo lãnh] phải nhận nợ với ngân hàng, khi đó giữa ngân hàng và bên mua hình thành quan hệ cấp tín dụng, và khoản tín dụng này sẽ phải được phân loại nợ theo quy định của ngành ngân hàng.

Song, thực tế này thật khó chấp nhận khi xem xét rằng “bảo lãnh ngân hàng” là một hoạt động sinh lời của ngân hàng, và để phát hành cam kết bảo lãnh thì ngân hàng đã thu phí bảo lãnh.

Theo đó, khởi kiện ngân hàng là việc cực chẳng đã mà bên bán buộc phải làm sau khi bị bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán, và ngân hàng vi phạm cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên không phải lúc nào việc khởi kiện cũng gặp suôn sẻ.

Bản gốc “cam kết bảo lãnh” đã không còn nằm trong tay bên bán

Khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, đa số trường hợp bên bán sẽ phải nộp bản gốc cam kết bảo lãnh cho ngân hàng, vì thường khi phát hành cam kết bảo lãnh, ngân hàng sẽ quy định hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm bản gốc cam kết bảo lãnh. Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nhưng vì ngân hàng ở vị thế mạnh hơn, nên thường sẽ “nắm đằng chuôi” trong thỏa thuận này.

Khi đó, rủi ro sẽ nghiêng về phía bên bán bởi trong tay họ gần như không còn tài liệu gì để chứng minh ngân hàng có cam kết bảo lãnh đối với họ. Và chính vì vậy, bên bán sẽ rất khó khăn khi phải chứng minh với tòa án rằng ngân hàng đã vi phạm cam kết với bên bán. Và có thể sẽ còn khó khăn hơn khi vụ việc ở vào tình trạng dưới đây.

Ngoài ra, còn có trường hợp do sai phạm của nhân viên ngân hàng. Có thể kể đến vụ việc được đăng trên báo điện tử Thanh Niên[1] có liên quan đến ngân hàng A mà ở đó, một lãnh đạo ngân hàng này cho rằng “việc bảo lãnh không làm hồ sơ, không đăng ký đảm bảo, không phương án kinh doanh, thế chấp, không thu phí, không hạch toán và cũng không có hồ sơ lưu ở ngân hàng” và “khi việc phát hành chứng thư bảo lãnh sai thì ngân hàng sẽ từ chối nghĩa vụ thanh toán”.

Qua đó để thấy rằng việc chứng minh có tồn tại cam kết bảo lãnh hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công tác hồ sơ của ngân hàng. Trường hợp vì một lý do nào đó, ngân hàng không có/không lưu hồ sơ về bảo lãnh, thì chỉ cần một lời khai của ngân hàng như lời khai của vị lãnh đạo trên đây sẽ khiến cho bên bán như bị “chôn chân tại chỗ”, bởi lẽ hồ sơ ngân hàng lưu, đến cam kết bảo lãnh là tài liệu duy nhất mà bên bán được tiếp cận cũng nộp cho ngân hàng khi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh rồi, vậy bên bán sẽ dựa vào đâu để chứng minh là mình có quyền yêu cầu đối với ngân hàng? Do đó việc ngân hàng yêu cầu bên bán phải nộp bản gốc cam kết bảo lãnh do chính ngân hàng phát hành là một điều bất lợi cho bên bán trong nghĩa vụ chứng minh của mình.

Về bản chất, quan hệ dân sự được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí giữa các bên; và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hiện hành cũng ghi nhận như vậy. Tuy nhiên, trong mối quan hệ mà ngân hàng, với tiềm lực lớn mạnh của mình, là bên có ưu thế rất lớn trong việc quyết định các điều khoản thì dường như yếu tố “bình đẳng”, “thỏa thuận” và “tự do ý chí” không thực sự được đảm bảo; mà ở quan hệ này, bên yếu thế chỉ có lựa chọn: [i] không sử dụng dịch vụ của ngân hàng, hoặc [ii] có sử dụng dịch vụ thì buộc phải chấp nhận các điều khoản mà ngân hàng đưa ra.

Làm sao để hạn chế rủi ro?

Như người viết đã chỉ ra trên đây, hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên, do vậy, cần tận dụng mọi cơ hội để có thể thỏa thuận với ngân hàng rằng chỉ phải nộp bản sao [mà không phải là bản gốc] của cam kết bảo lãnh khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp ngân hàng không đồng ý với thỏa thuận này, thì nên yêu cầu ngân hàng cấp cho một bản sao của chính cam kết bảo lãnh đó để bên bán có tài liệu để lưu lại.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng không chấp nhận thỏa thuận, cũng không đồng ý cấp cho bên bán bản sao của cam kết bảo lãnh thì sao? Nếu ở trường hợp như vậy, khi giao bản gốc cam kết bảo lãnh cho ngân hàng, bên bán cần yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện này tại trụ sở ngân hàng để làm chứng cứ lưu lại khi cần.
[*] Công ty Luật Global Vietnam Lawyers.
[1] //thanhnien.vn/thoi-su/agribank-bi-hang-tram-cong-nhan-vay-doi-no-488144.html
Để tải về bài viết này, vui lòng nhấp vào TẢI VỀ.

Tài liệu "Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM" có mã là 118942, file định dạng docx, có 27 trang, dung lượng file 58 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Luật > Luật ngân hàng. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 27 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

1I. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.1.Bảo lãnh ngân hàng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng1.1 Khái niệm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD [ bên bảo lãnh] với bên có quyền [ bên thụ hưởng bảo lãnh ] về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng [ bên được bảo lãnh ]. Khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay.Như vậy, xét theo các hình thức tín dụng của ngân hàng thì bảo lãnh là một hình thức tín dụng đặc biệt, “tín dụng chữ ký- signature credit”. Đây là một hình thức tín dụng mà ngân hàng không trực tiếp cho vay bằng tiền. Nhưng bằng uy tín [chữ ký] của mình, ngân hàng tạo điều kiện để khách hàng sử dụng vốn của người khác và đảm bảo thanh toán cho khách hàng. Tuy cũng là một hình thức tín dụng của ngân hàng nhưng trong quá trình hạch toán bảo lãnh không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản mà được hạch toán ngoại bảng. Nghiệp vụ bảo lãnh có thể được thực hiện bởi những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, các quỹ, các tổ chức bảo hiểm…. Chức năng của bảo lãnh ngân hàngThứ nhất, bảo lãnh ngân hàng là công cụ bảo đảm [ Security Instrument]Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Đó là việc ngân hàng cung cấp cho bên thụ hưởng một khoản bồi thường về tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh gây ra. Như vậy, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người thụ hưởng từ đó tạo cho họ lòng tin tưởng, sự yên tâm để thực hiện tốt hợp đồng. Bảo lãnh là một công cụ đảm bảo chứ không phải là công cụ thanh toán. Do vậy, bảo lãnh chỉ được dùng cho mục đích đảm bảo an toàn cho bên thụ hưởng khi có biến cố vi phạm hợp đồng chứ không phải lập ra là để nhằm thanh toán cho người thụ hưởng. Người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh phải cố gắng hết sức có thể để thực hiện tốt những điều đã được quy định trong hợp đồng. Vì vậy những khả năng xảy ra nghĩa vụ bồi thường của ngân hàng thường rất nhỏ. Theo thống kê của các nhà ngân hàng 2Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số các bảo lãnh được phát hành ở nước này bị người thụ hưởng yêu cầu thanh toán. Qua đó, ta có thể thấy rằng bảo lãnh là một công cụ đảm bảo chứ không phải là một công cụ thanh toán.Thứ hai, bảo lãnh ngân hàng là công cụ tài trợ [Financing Instrument]Đối với người được bảo lãnh, bảo lãnh thực sự là một công cụ tài trợ về mặt tài chính. Trong nhiều trường hợp, khách hàng bắt buộc phải trả cho phía đối tác một khoản tiền ứng trước, khoản đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Nhưng sau khi được ngân hàng phát hành bảo lãnh thì khách hàng [ người được bảo lãnh ] không phải xuất quỹ mà vẫn có thể thực hiện hợp đồng, thậm chí họ có thể được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, bảo lãnh ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự.Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu vốn tín dụng cũng không ngừng tăng lên. Vì thế, bảo lãnh ngân hàng càng có ý nghĩa quan trọng, nó đáp ứng được kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng làm giảm bớt sự căng thẳng về vốn cho khách hàng.Thứ ba, bảo lãnh ngân hàng có chức năng đôn đốc việc thực hiện hợp đồng.Trong bảo lãnh ngân hàng, người được bảo lãnh phải trả khoản tiền đã được đảm bảo trong bất kỳ trường hợp nào có tổn thất xảy ra. Nếu anh ta vi phạm hợp đồng đã cam kết với ngưòi thụ hưởng bảo lãnh thì chính anh ta phải chi trả khoản thiệt hại cho ngân hàng sau khi ngân hàng đã thanh toán cho ngưòi thụ hưởng. Như vậy, người được bảo lãnh luôn ý thức cao trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình để tránh trường hợp có thể gây tổn hại đến những cam kết trong hợp đồng.Ngân hàng bảo lãnh cũng phải chịu áp lực của việc phải thanh toán thay nếu như người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ. Mặc dù sẽ nhận được một khoản tiền bồi hoàn từ việc người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng nhưng ngân hàng cũng không muốn tình trạng này xảy ra. Để giữ vững uy tín của mình, ngân hàng cũng luôn tìm cách để đôn đốc người được bảo lãnh phải hoàn tất hợp đồng đã ký kết.Như vậy, bảo lãnh ngân hàng mang ý nghĩa ràng buộc, đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Chức năng này có mối liên hệ rất chặt chẽ với chức năng bảo đảm vì khi người được bảo lãnh luôn bị đôn đốc thực hiện tốt hợp đồng thì khả năng được bảo đảm cuả người thụ hưởng sẽ càng cao.1.2.Các hình thức bảo lãnh ngân hàng.3F. Phân loại theo bản chất của bảo lãnh. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ [ Accessory Guarantee –Suretyship]Đây được coi là một loại hình bảo lãnh mang tính truyền thống nếu dựa trên cơ sở nguồn gốc ra đời của nó. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ có đặc điểm là ngân hàng và người bảo lãnh có cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên và chỉ khi có sự xác nhận nghĩa vụ này bị vi phạm thì ngân hàng mới thực hiện nghĩa vụ bổ sung của mình. Đặc điểm này gây bất lợi cho ngân hàng, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp bất kể vì lý do gì người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở. Chính vì thế mà ngân hàng thường xuyên phải can thiệp khá sâu vào giao dịch hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh để tìm hiểu về khả năng hoàn thành nghĩa vụ và đốc thúc việc hoàn thành nghĩa vụ của người được bảo lãnh, tránh trường hợp người này không có sự nỗ lực cố gắng hết sức trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình.Loại bảo lãnh này thường được dùng chủ yếu trong giao dịch ở phạm vi nội địa, ít được sử dụng trong quan hệ với nước ngoài. Bảo lãnh độc lập [ Independent Guarantee ]Trái với bảo lãnh đồng nghĩa vụ, trong bảo lãnh độc lập, nghĩa vụ của ngân hàng và của người được bảo lãnh là hoàn toàn độc lập, tách rời. Ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng khi những điều kiện thanh toán đã được thoả mãn. Vì vậy, do được tạo ra từ yêu cầu, đòi hỏi trong thực tiễn nên bảo lãnh độc lập được coi là một dạng bảo lãnh ngân hàng hiện đại.Bảo lãnh độc lập đem lại nhiều thuận lợi cho ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng, vì vậy nó đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong thương mại quốc tế.FPhân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh trực tiếp [Direct Guarantee]:Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh sẽ tiến hành phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh mà không thông qua trung gian nào. Ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi người được bảo lãnh số tiền đã bồi thường cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ của mình.Khi người thụ hưởng là người nước ngoài, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh sẽ thông qua quan hệ đại lý của mình với một ngân hàng tại nước ngoài thụ hưởng để yêu cầu ngân hàng này chuyển thư bảo lãnh đến người thụ hưởng.Loại bảo lãnh này chịu sự chi phối bởi pháp luật được áp dụng ở nước của người được bảo lãnh. Và ngân hàng phát hành bảo lãnh có thể trực tiếp 4thanh toán cho người thụ hưởng mà không cần có sự hoàn trả thư bảo lãnh gốc. Do đó nếu người thụ hưởng thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, thiếu hiểu biết về pháp luật nước ngân hàng phát hành thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi, nhất là khi xảy ra tranh chấp.Vài trò của ngân hàng thông báo là kiểm tra tính chân thực của bảo lãnh khi nhận được bảo lãnh từ ngân hàng phát hành, sau đó thông báo và chuyển nội dung thư bảo lãnh [bằng telex, Swift] cho người thụ hưởng. Sự xuất hiện của ngân hàng thông báo không làm ảnh hưởng đến quan hệ cũng như nghĩa vụ giữa người được bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho người thụ hưởng khi phát sinh rủi ro và yêu cầu bồi hoàn thanh toán từ người được bảo lãnh.Hình 1: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp:NGÂN HÀNG PHÁT HÀNHNGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNHNGÂN HÀNG THÔNG BÁONGƯỞI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNHGhi chú:1. Hợp đồng cơ sở được ký kết giữa người thụ hưởng bảo lãnh và người được bảo lãnh.2. Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn.3. Ngân hàng phát hành phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp văn bản bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnh. 3’. Trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài, ngân hàng phát hành sẽ chuyển văn bản bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Bảo lãnh gián tiếp [ Indirect Gurantee].5Bảo lãnh gián tiếp là một loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh [ Ngân hàng chỉ thị - Instructing Bank ] dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng [ Counter Guarantee ]. Vì vậy, trong bảo lãnh gián tiếp người thụ hưởng không có quyền yêu cầu ngân hàng chỉ thị thanh toán bảo lãnh cho mình vì giữa ngân hàng chỉ thị bảo lãnh và người thụ hưởng không có quan hệ ràng buộc gì về nghĩa vụ và trách nhiệm. Ngân hàng phát hành hoàn toàn cũng không có quyền yêu cầu người được bảo lãnh bồi hoàn, thậm chí ngân hàng chỉ thị bị phá sản. Ngân hàng chỉ thị mới là bên phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho ngân hàng phát hành.Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng. Khi đó ngân hàng trong nước [ngân hàng chỉ thị] uỷ quyền cho ngân hàng phát hành thực hiện phát hành để tạo thuận lợi cho người thụ hưởng giao dịch hoặc đòi tiền sau này. Trong trường hợp ngân hàng phát hành và ngân hàng chỉ thị ở cùng nước với người được bảo lãnh thì ngân hàng phát hành cũng có thể yêu cầu ngân hàng đại lý của mình ở nước người thụ hưởng thông báo và chuyển văn bản bảo lãnh cho người thụ hưởng như bảo lãnh trực tiếp.Bảo lãnh đối ứng chỉ là một công cụ trung gian giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh đối ứng là thời hạn mà ngân hàng phát hành phải xuất trình yêu cầu thanh toán đến ngân hàng chỉ thị. Thời gian đó cho phép ngân hàng phát hành có đủ thời gian xử lý và gửi chứng từ xuất trình đến ngân hàng chỉ thị đòi thanh toán bảo lãnh đối ứng, sau khi đã thanh toán cho bảo lãnh chính. Như vậy, ngân hàng phát hành chỉ có thể đòi tiền ngân hàng chỉ thị tối đa bắng số tiền bảo lãnh mà ngân hàng phát hành đã thanh toán cho người thụ hưởng.Hình 2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp:6NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THÔNG BÁONGÂN HÀNG PHÁT HÀNHNGÂN HÀNG CHỈ THỊNGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH Ghi chú: 1. Hợp đồng cơ sở được ký kết giữa người thụ hưởng bảo lãnh và người được bảo lãnh2. Người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng phát hành phát hành bảo lãnh 3. Ngân hàng chỉ thị chỉ thị cho ngân hàng phát hành tiến hành phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng, đồng thời cam kết bồi hoàn dựa trên bảo lãnh đối ứng 4. Ngân hàng phát hành trực tiếp phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng 4’. Ngân hàng phát hành phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo Đồng bảo lãnh [ Syndicated Guarantee]:Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, các ngân hàng muốn bảo lãnh cho khách hàng thì buộc phải tham gia vào đồng bảo lãnh. Vì theo nguyên tắc sử dụng vốn của một NHTM, các ngân hàng không được phép thực hiện bảo lãnh cho một khách hàng vượt qúa giới hạn tối đa[

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề