Thực trạng đạo đức của học sinh trung học cơ sở hiện nay

MỘT VÀI KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS

1. Phần mở đầu:

1.1. Lý do chọn sáng kiến:

Bác Hồ kính yêu có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong quá trình suy nghĩ và hành động của một con người. Người có đạo đức tốt ắt hẳn suy nghĩ và hành động đúng.

Trong trường học giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người. Vì thế, trong nhà trường phải luôn chú trọng cả đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập khu vực và quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thắng lợi, yêu cầu đòi hỏi nhân tài cho đất nước ngày càng cao hơn, chất lượng hơn.

Vì vậy, hơn bao giờ hết nhận thức và hành động của việc “giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức phải chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục học sinh”.

Từ nhận thức đó, là người làm công tác quản lý, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở cố tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Đó là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục đạo đức học sinh THCS”.

1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của đề tài:

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đó xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân [Điều23-Luật giáo dục].

Hội nhập kinh tế, nền kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.

Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.

Để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ QLGD.

SKKN này áp được áp dụng trong phạm vi trường THCS.

2.  Phần nội dung:

2.1.Thực trạng đạo đức học sinh THCS hiện nay:

Khoa học ngày càng phát triển, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện, kế hoạch dân số của Đảng và Nhà nước mỗi cặp vợ chồng có 1 đến 2 con có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho cha mẹ có khả năng nuôi nấng, chăm sóc con nên đại bộ phận học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng đều chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập và tham gia các hoạt động khác.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hiện tượng tiêu cực của xã hội, phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến nhân cách, tình bạn bè, lòng kính thầy cô giáo, cha mẹ của một số em học sinh.

Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trò chơi ăn tiền, chơi game chát... ngày càng nhiều, đó là những cạm bẫy đối với học sinh mà các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn được.

Xuất thân từ con em nông dân nên bản chất các em học sinh trường THCS tôi quản lý đều ngoan, thật thà, lễ phép với thầy, cô giáo. Các em được gia đình chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ nên các em rất quý trọng người lao động, góp phần xây dựng kinh tế gia đình. Nhìn chung các em chăm học, chăm làm, cần cù khiêm tốn, có tinh thần tập thể, đoàn kết nhất trí, luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và đó xuất hiện nhiều tấm gương tốt trong đạo đức, học tập.

Các em đã thể hiện trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn như ủng hộ cho quỹ “Vì học sinh có nguy cơ bỏ học”, thăm hỏi bạn bè ốm đau, thực hiện tốt phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ học sinh vùng cao, hội người mù Quảng Bình…

Bên cạnh đại bộ phận học sinh tốt vẫn còn những học sinh chưa tốt, vi phạm hành vi đạo đức học sinh. Đó là vô lễ với thầy cô giáo, không nghe lời cha mẹ, gây gổ đánh nhau, uống rượu, hút thuốc, nhuộm tóc, sử dụng điện thoại ở lớp học, ăn cắp tiền, xe đạp, máy tính casio, ăn quà vặt vặt và làm bẩn sân trường, thực hiện an toàn giao thông không nghiêm túc, yêu đương trai gái, đam mê chơi gem chát dẫn đến học yếu, bỏ học…

Nguyên nhân chủ yếu là: Có gia đình, cha mẹ cưng chiều con quá thái, con đòi gì được nấy đến lúc nhu cầu không được đáp ứng thì quậy phá. Ngược lại, có những người cha giáo dục con bằng những lời đe nạt, mạt sát, đòn roi, còng xiềng hoặc vỡ cha mẹ bỏ nhau để con bơ vơ bị kẻ xấu rủ rê, mua chuộc, lợi dụng, xúi dục. Có cha mẹ nói con không nghe đành chịu. Cũng có em sinh tâm, tự ý làm việc xấu…

Kết quả khảo sát chất lượng hạnh kiểm học sinh đầu năm học 2013-2014 như sau:

Sĩ số

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

365

235

64,4

98

26,8

25

6,8

7

1,9

2.2. Các giải pháp:

2.2.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ đảng trường học:

- Xây dựng chi bộ Đảng nhà trường thành tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh có ý nghĩa tăng cường hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức trong nhà trường.

- Xây dựng Nghị quyết của Chi bộ năm, tháng trong đó chú trọng về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Chỉ đạo hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên thường xuyên làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh hỗ trợ cho trường nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2.2.Tăng cường hiệu lực quản lý của BGH trong công tác giáo dục đạo đức học sinh:

Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng phải lấy mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung công tác giáo dục đạo đức làm kim chỉ nam xuyên suốt quá trình chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Công việc quản lý trường học của người Hiệu trưởng rất phong phú và đa dạng. Nào là lên kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ, chăn lo chất lượng đại trà, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, ôn tuyển sinh, xây dựng CSVC, công tác phổ cập… Nhưng song song với tất cả mọi công việc kể trên thì nội dung giáo dục đạo đức học sinh- người hiệu trưởng phải xác định- là một hoạt động hết sức quan trọng, phải thật sự quan tâm và quan tâm thường xuyên.

Mỗi em học sinh có một hoàn cảnh khác nhau. Có em cha mẹ song toàn, kinh tế đời sống ổn định, có phương pháp giáo dục con cái đó là điều thuận lợi cho nhà trường. Ngược lại có em cha mẹ ly hôn phải ở với ông bà ngoại đã già. Có em cha mẹ đi làm ăn xa nên thời gian quản lý con cái ít. Có em thường xuyên bị cha mẹ chửi mắng, đánh đập, còng chân. Cũng có em a dua theo người xấu, bị bạn bè rủ rê vào con đường chơi bời như đam mê chơi game, thiếu tiền dẫn đến ăn cắp tiền, tài sản của người khác. Và cũng có em muốn khẳng định mình trước bạn bè [nhưng tự khẳng định mang tính tiêu cực] như uống rượu, hút thuốc, tức ghen, tranh giành bạn trai, gái bằng những cú đấm, cái đạp hoặc chửi mắng nhau. Một số em khác vi phạm nội quy của nhà trường như ném vỡ kính cửa sổ, móc nốt bàn phím máy vi tính, đập vỡ ống dẫn nước, dùng bút xóa viết lên bàn, sử dụng điện thoại, ăn kẹo cao su nhả bả làm bẩn nền nhà, vứt giấy vụn, bao bóng khắp sân trường, phòng học….

Trước hiện thực ấy, người hiệu trưởng tỏ thái độ thờ ơ cũng chẳng sao vì hiệu trưởng đã có lệnh cho giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội thực hiện rồi. Để mặc cho đội ngũ thử hỏi phương pháp giáo dục có bằng mình không? [giáo viên còn lo giảng dạy, kinh nghiệm chưa nhiều, còn việc gia đình nữa…].

Người hiệu trưởng tắc trách trong việc giáo dục đạo đức học sinh thì thật là tai hại, nền móng cơ sở của nhà trường sẽ đổ vỡ hay còn có nghĩa là “ vỡ trận”.

Trong lớp, khi đang học có em hay nói ngang, nói leo, ngũ trên bàn, chạy chỗ này qua chỗ khác, xô đẩy bàn, không làm bài cũ, không học bài mới hỏi làm sao giáo viên dạy được?

Em này mất tiền, em kia mất máy tính Casio, đánh lộn nhau thì an ninh của lớp học, của trường sẽ yên ổn sao? Người đời đã dạy: “Ăn ngon không bằng ở yên” hoàn toàn đúng.

Nhìn vào một nhà trường, trước hết phải xem phong quang có sạch sẽ không? Nề nếp dạy và học, nét mặt của giáo viên và học sinh đã phản ánh phần nào về phong trào tốt hoặc chưa tốt của nhà trường!

Muốn có phong trào, muốn đạt được chất lượng giáo dục thì người hiệu trưởng phải đi tiên phong, phải vào cuộc mới giáo dục được học sinh.

Thực tế cho thấy: khi học sinh vi phạm đạo đức nằm ở trong khung kỷ luật từ phê bình đến đuổi học có thời hạn phải mất ít nhất bốn buổi để giải quyết nên rất mất thời gian [gọi học sinh đến tự viết bản kiểm điểm, đưa ra lớp kiểm điểm, nhà trường mời phụ huynh đến trao đổi lỗi sai của học sinh, họp hội đồng kỷ luật nhà trường].

Biết mất thời gian nhưng phải làm, làm để giáo dục những em vi phạm và những em khác lấy đó để rút kinh nghiệm. Trong thời gian làm quản lý ở trường THCS, bản thân tôi thực hiện biện pháp sau đối với học sinh vi phạm đạo đức:

- Nắm được lỗi sai, hoàn cảnh của gia đình học sinh, hiểu tâm lý các em.

- Gọi lên phòng hiệu trưởng [từng em] để trao đổi. Hình thức nhỏ nhẹ, gợi mở, chân thành, quan tâm như tình cha với con, đúng nghĩa thầy và trò và trở thành chỗ dựa về mặt tinh thần cho học sinh. Một số lỗi học sinh vi phạm lần đầu nếu các em thành thật nhận lỗi tôi bỏ qua [có em lấy cắp xe đạp được nhiều người có trách nhiệm thẩm vấn nhưng không có kết quả, tôi gặp gỡ, nói đúng tâm lý, đảm bảo bí mật giữ danh dự thì em đó khai nhận].

- Những em vi phạm nhiều lần, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm đưa ra lớp kiểm điểm. Bản thân học sinh vi phạm tự nhận mức kỷ luật, lớp và giáo viên chủ nhiệm đề nghị hình thức kỷ luật.

- Mời phụ huynh lên gặp nhà trường để trao đổi, dự báo cho phụ huynh biết mức kỷ luật để phụ huynh hiểu, thỏa mãn khi hiệu trưởng ra hình thức kỷ luật.

- Họp hội đồng kỷ luật học sinh: Thành viên hội đồng kỷ luật nắm được khuyết điểm của học sinh, thống nhất hình thức kỷ luật, ra QĐ kỷ luật.

Phương châm giáo dục lấy khen thưởng, tuyên dương là chủ yếu, trách phạt là thứ yếu nhưng khi cần thiết phải kiên quyết thực hiện kỷ luật để giáo dục, răn đe. Trong năm học, tôi đó ra quyết định kỷ luật 10 em với các lỗi vi phạm: Chơi game, chơi ăn tiền, vô lễ với thầy cô giáo… với hình thức phê bình, khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học có thời hạn.

Trong thời gian học sinh bị kỷ luật, HT bố trí một số giáo viên dày dạn kinh nghiệm theo dõi giúp đỡ thêm để học sinh nhanh chóng tiến bộ.

2.2.3. Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong việc giáo dục đạo đức học sinh:

Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng giáo dục chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục, là “bộ máy chính” để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục đạo đức được quán triệt sâu sắc trong từng tiết lên lớp, trong từng hoạt động cụ thể.

Giáo viên bộ môn, theo Điều lệ trường học, có nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giảng dạy, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục.

Mỗi biểu hiện sai trái của học sinh trong 1 tiết học, giáo viên bộ môn cần tìm hiểu, nắm bắt nguyên nhân, tránh mạt sát học sinh, bắt học sinh đứng suốt buổi sau tường hoặc đuổi học sinh ra khỏi lớp và phải phản ánh kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm để cùng phối hợp giáo dục, có trách nhiệm cùng tham gia ý kiến trong việc đánh giá hạnh kiểm học sinh. Trong thực tế vẫn còn hiện tượng giáo viên bộ môn chỉ có biết dạy, hết tiết là xong, nề nếp lớp mình dạy thế nào không cần biết cho đó là của GVCN thì thật là tắc trách và vô trách nhiệm.

GVCN là người được Hiệu trưởng giao trọng trách quản lý một lớp. GVCN phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm cao, nhiệt tình kiên trì, gần gũi yêu thương học sinh, có khả năng tổ chức tập hợp và được phụ huynh, học sinh tin cậy, kính trọng. GVCN là người hiểu hoàn cảnh học sinh hơn ai hết, hiểu rõ nguyên nhân học sinh vi phạm đạo đức và có nghệ thuật trong việc giáo dục học sinh. Nhẹ nhàng tâm sự, gọi riờng gúp ý, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục, tổ chức lớp giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, khích lệ biểu dương khi thấy HS có dấu hiệu tiến bộ.

Hàng tháng, kì, năm tổ chức cho học sinh bình bầu hạnh kiểm cho nhau. Việc làm này có ý nghĩa là tạo ra sự dân chủ thật sự trong học sinh. Chính các em tự giáo dục lẫn nhau. Cuối tháng, GVCN nộp danh sách những HS có hạnh kiểm TB, yếu cho Tổng phụ trách Đội để cùng phối hợp giáo dục HS. GVCN chỉ quyết định xếp loại hạnh kiểm HS khi đã có danh sách dự kiến xếp loại của GV dạy môn GDCD và họp với các em tổ trưởng trên tinh thần khách quan, công bằng.

2.2.4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Chi đoàn, của Tổng phụ trách Đội:

Đoàn thanh niên trong Nhà trường là tổ chức đoàn thể có sức thu hút, là chỗ dựa tin cậy của học sinh. Để hoàn thanh nhiệm vụ chính trị của mình, Đoàn phải luôn luôn cải tiến phương pháp, nội dung chương trình hoạt động cho phù hợp, đáp ứmg với nhu cầu, sở thích của học sinh. Việc thu hút tuổi trẻ với tổ chức Đoàn vì mục tiêu lí tưởng của Đảng là một vấn đề quan trọng trong hoạt của Đoàn thanh niên.

Đoàn phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác tuyên truyền , giáo dục, rèn luyện, làm lễ trưởng thành Đội cho học sinh lớp 9, chủ động mở các lớp tìm hiểu về Đoàn, tổ chức kết nạp thanh niên đủ điều kiện, có nguyện vọng vào Đoàn để Chi đoàn tăng thêm về số lượng, chính là tăng thêm về nhân tố tích cực, đi đầu trong mọi hoạt động và cảm hóa, giúp đỡ những học sinh chậm tiến.

Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục lí tưởng, truyền thống, pháp luật, ý thức công dân cho học sinh, nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước và tương lai của tuổi trẻ, xây dựng ý thức trách nhiệm, tự chủ vượt khó, học tập, rèn luyện, có hoài bão và khát vọng vươn lên, nắm vững kiến thức và làm chủ khoa học công nghệ vì sự nghiệp phát triển của thanh thiếu niên, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Xây dựng và phát động phong trào thi đua theo chủ điểm từng tháng dựa vào các ngày lễ lớn: 20/11, 22/12, 3/2 , 8/3, 26/3, 30/4, 1/5, 7/5,15/5, 19/5…. Nội dung các phong trào thiết thực, hấp dẫn, có sức thu hút, có phát, có động, có tổng kết đánh giá, khen chê kịp thời. Tổ chức tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Quân đội, truyền thống địa phương, nhà trường để các em tự hào noi theo, về căn bệnh thế kỷ như HIV/AIDS, an toàn giao thông, ma túy… giúp học sinh có kiến thức phòng chống.

Tổng phụ trách Đội, ngoài nội dung thực hiện chức năng theo qui định, còn được Hiệu trưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát cho được những học sinh có hành vi chưa tốt như hay bỏ tiết bỏ buổi, gây gỗ đánh nhau, chơi game chát, ăn cắp, vô lễ, vi phạm nội quy bảo vệ CSVC, sử dụng điện, ATGT, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường…Tổ chức phát thanh Măng non nhân các ngày 20/11, 22/12, 3/2, 26/3 và 30/4 nhằm tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ đồng thời biểu dương học sinh có thành tích và nhắc nhở những học sinh vi phạm.

Lỗi vi phạm của học sinh rất đa dạng. Có lỗi nhẹ, mới vi phạm lần đầu nhưng cũng có lỗi nặng lặp đi lặp lại nhiều lần. Trước hiện thực ấy, người TPT nếu bàng quan, chủ quan, thờ ơ hoặc có giải quyết nhưng mang tính chất chiếu lệ cho có thì thật là tai hại. Học sinh vẫn vi phạm, nề nếp của trường bị phá vỡ, trật tự trường học lộn xộn sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

Cuối mỗi tháng, TPT nắm và tập hợp thống kê học sinh bị xếp HK trung bình, yếu

[từ GVCN báo] để đầu tháng sau, tổ chức gặp gỡ tư vấn cho học sinh. Trong công tác tư vấn, TPT phải thân thiện, chỉ cho học sinh thấy rừ khuyết điểm và định hướng cho học sinh sửa chữa khắc phục. TPT làm tốt công tác tham mưu cho HT về việc xếp loại HK học sinh vào cuối kỳ, cuối năm.

 2.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục:

Môi trường giáo dục là nơi giúp học sinh phấn đấu rèn luyện toàn diện, chuẩn mực về đạo đức, tránh xa tệ nạn xã hội. Ban giám hiệu chú trọng xây dựng môi trường giáo dục: Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp có tường rào, cổng trường, sân chơi bãi tập, áp phích tuyên truyền, ghế đá, khu vực vệ sinh, có cây cảnh bóng mát, kết hợp với địa phương làm tốt công tác vệ sinh môi trường tạo không khí trong lành cho học sinh.

Nhà trường luôn tạo ra khoảng không gian bình yên cho học sinh là nơi giao tiếp văn minh, tình nhân ái, lòng yêu thương con người ...

Lãnh đạo nhà trường bàn bạc, thống nhất, có bản cam kết với Hội cha mẹ học sinh. Bản cam kết nêu cụ thể trách nhiệm của nhà trường, của hội cha mẹ học sinh đối với việc giáo dục học sinh.

Trong quá trình làm việc, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông tin kịp thời tình hình học sinh cho phụ huynh biết để có phương án phối hợp giáo dục.

Đối với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, Hiệu trưởng đó tranh thủ các diễn đàn để phát biểu ý kiến nhằm tranh thủ sự đồng tình từ phía lãnh đạo địa phương về phương án phối hợp giáo dục một cách có trách nhiệm, chặt chẽ, hiệu quả. Bởi sự tham gia của Xã đoàn, Công an, Mặt trận xó với chính quyền thôn với Ban giám hiệu nhà trường trong việc kiểm tra các quán Internet nên số lượng học sinh chơi game, đánh nhau giảm nhiều hoặc học sinh đánh nhau, gây rối, tham gia giao thông bất cẩn… cũng được công an xó nhắc nhở, giáo dục.

KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CUỐI NĂM NĂM HỌC 2013-2014:

Tổng số học sinh

Tốt

Khá

TB

Yếu

365

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

241

66

108

29,6

12

3,3

02

0,5

3. Phần kết luận:

3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:

Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đến nay đã thu được những thành tựu to lớn về chính trị, văn hoá xã hội, ngoại giao và kinh tế. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Sự nghiệp đổi mới đang ở giai đoạn đầu, thuận lợi, thời cơ có nhiều nhưng thách thức, khó khăn cũng lắm nhất là mặt trái, cái tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng đến nhân cách của một bộ phận học sinh. Công tác giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh trong trường học là nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi mọi người, mọi ngành nhất là ngành giáo dục, các nhà trường vì con em mà có những kế sách, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường phải là nơi giáo dục rèn luyện đạo đức cho học sinh nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Người học sinh phải được đào tạo cả đức lẫn tài.

Thế hệ học sinh trong các trường THCS hiện nay đang được hưởng chế độ ưu việt nhờ sự chăm lo của Đảng và Nhà nước. Các em là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế, Chi bộ Đảng, Nhà trường, Đoàn thanh niên, Công đoàn, gia đình, xã hội phải thực sự hết sức quan tâm dành sự ưu ái nhất cho việc giáo dục các em trở thành những con người có niềm tin yêu sự nghiệp vĩ đại của dân tộc mình, tin yêu Đảng, ra sức học tập, rèn luyện để khi ra trường cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hơn ai hết, người Hiệu trưởng phải nhận thức, xác định giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường, nhất là trường THCS. Thật sự quan tâm, thể hiện trách nhiệm một cách cụ thể đối với từng học sinh vi phạm đạo đức. Đối xử với các em nhẹ nhàng, thân mật, gợi mở để học sinh tự nhận ra lỗi vi phạm và định hướng cho học sinh hướng khắc phục. Theo dõi thấy các em tiến bộ kịp thời biểu dương động viên. Tạo ra sức mạnh tổng hợp, vòng tròn khép kín để giáo dục học sinh. Đó là: Tập thể lớp, đội ngũ thầy cô giáo nhất là GVCN, Tổng phụ trách Đội, phụ huynh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

Với sự nghiên cứu trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn trong thời gian làm quản lý, bằng những biện pháp vận dụng có hiệu quả ở trường THCS do tôi quản lý, rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường, Hội đồng khoa học ngành Giáo dục-Đào tạo Lệ Thủy góp ý, giúp đỡ để SKKN của tôi hoàn chỉnh hơn trong quản lý về công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh ở trường THCS.

3.2, Kiến nghị, đề xuất :

- Toàn thể HĐSP xác định giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm hết sức có ý nghĩa quan trọng nên thực hiện đồng bộ, có trách nhiệm.

- UBND xã có kế hoạch chỉ đạo việc kiểm tra học sinh chơi gem ở các quán inter vì đây là môi trường tiêu cực nhiều nhất.

SKKN trên đã được thực hiện tại trường mà tôi là người áp dụng đã đem lại những kết quả khả quan. Biết rằng còn thiếu sót kính mong HĐ xét SKKN của Trường, Ngành góp ý thêm cho SKKN của tôi được hoàn chỉnh.

Xin trân trọng cám ơn !

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề