Thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em

1. Trẻ bị viêm da cơ địa do đâu ?

  • Do di truyền: Trong gia đình cho cha hoặc mẹ bị bệnh chàm da, viêm da cơ địa… thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.
  • Do cơ địa: Những người có cơ địa dịa ứng khi gặp phải các tác nhân gây nên bệnh viêm da sẽ kích bệnh phát triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mạn tính.
  • Do sự thay đổi của thời tiết: Đặc biệt là vào mùa lạnh

2. Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

  • Khoảng 3 tuần sau sinh, trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa sẽ bắt đầu có các đợt bùng phát cấp tính của bệnh với các đám đỏ da gây ngứa
  • Da của bé cũng bắt đầu có các mụn nước nông, xuất tiết, đóng vảy tiết, dễ vỡ, có thể dẫn tới bội nhiễm,
  • Có dấu hiệu sưng các hạch lân cận
  • Các vùng da thường bị tổn thương do viêm da cơ địa phần lớn gặp ở vùng da mặt, da vùng cổ, tay chân và thân mình. Phổ biến nhất là viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh.
  • Một đặc điểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là không gây ra tình trạng thương tổn vùng da quấn tã như các dạng hăm tã, mẩn ngứa do thời tiết, do đó phụ huynh cần chú ý để tránh nhầm lẫn trong nhận diện triệu chứng của các bệnh này.

3.Viêm da cơ địa có ảnh hưởng thế nào đến trẻ

  • Hầu hết trẻ mắc viêm da cơ địa thường khỏi sau 18 – 24 tháng tuổi. Một số khác có thể kéo dài đến khoảng 10 tuổi. Cá biệt cũng có một số ít trẻ mắc viêm da cơ địa kéo dài tới tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. Tuy nhiên tỉ lệ này khá hiếm gặp. Trong thời gian mắc viêm da cơ địa, trẻ có thể trải qua các đợt bùng phát cấp của bệnh hoặc tái đi tái lại theo từng đợt khoảng vài lần mỗi năm nếu chuyển sang dạng mạn tính.
  • Nhìn chung bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có những ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của trẻ, khiến trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc, mất ngủ, kén ăn, suy dinh dưỡng,… Do đó khi bị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, các bật phụ huynh cũng cần chú ý chế độ chăm sóc và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

4.Điều trị viêm da cơ địa

Nguyên tắc khi điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc cần đạt được một số mục tiêu chính bao gồm: làm dịu da, chống khô da, chống nhiễm trùng, chống viêm ngoài da, giảm ngứa,… Tùy theo trường hợp cụ thể mà có thể dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp.

Thuốc bôi viêm da cơ địa
Tùy theo mục tiêu điều trị cần đạt được mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một trong số các loại thuốc bôi ngoài da hoặc sử dụng phối hợp để đạt hiệu quả cao, gồm có:

  • Thuốc làm ẩm ngoài da: thường dùng urea 10%, petrolatum và các thuốc có dược tính tương tự trên vùng da bị khô để giảm khô và bong da
  • Thuốc đắp: thường sử dụng thuốc đắp Jarish, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch thuốc tím tỉ lệ 1/10.000
  • Thuốc điều trị chính: các thuốc hoạt tính yếu như hydrocortison 1 – 2,5% để hạn chế kích ứng da
  • Thuốc điều trị trung bình: gồm clobetason butyrat, hoạt lực mạnh hơn hydrocortison, dùng khi không đáp ứng thuốc hoạt tính yếu
  • Thuốc điều trị mạnh: corticoid như clobetasol propionat dùng cho các trường hợp nặng có kèm dầy da, lichen hóa trên da
  • Thuốc bạt sừng, bong vảy: gồm các nhóm như mỡ goudron, crysophanic, ichthyol, mỡ salicyle 5% và 10%,…
    Tác dụng chính của các loại thuốc bôi là điều trị tại chỗ, ngăn chặn bùng phát các triệu chứng ngoài da do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Đa số những loại thuốc này giúp cắt triệu chứng bệnh trong thời gian tương đối ngắn

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là nhóm thuốc có hoạt lực cao cần hết sức cẩn thận và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc điều trị mạnh không được dùng kéo dài mà thường có chỉ định sử dụng điều trị theo từng đợt ngắn. Hết mỗi đợt phải ngưng thuốc và theo dõi tiến triển của bệnh.

Thuốc uống

Bên cạnh các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân để cải thiện tình trạng mẫn cảm ngoài da. Những loại thuốc này gồm có:

  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: thuốc kháng histamine H1: Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin dùng cho những trường hợp viêm da cơ địa do kích ứng, dị ứng, giúp giảm ngứa
  • Nhóm thuốc kháng sinh: cephalosphorin và các thuốc có hoạt tính tương tự, được chỉ định sử dụng khi có nhiễm khuẩn ngoài da trong đợt bùng phát viêm da cơ địa, đặc biệt là nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng
    khi dùng các loại thuốc này nên có chỉ định từ bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể, tránh tự ý sử dụng để hạn chế thấp nhất nguy cơ kích ứng, dị ứng.

5. Cách chăm sóc da cho trẻ đúng cách
Ngoài dưỡng ẩm, 5 chú ý sau đây sẽ giúp trẻ tránh được viêm da cơ địa bùng phát vào mùa đông này.

Không tắm lá mát

Quan niệm sai lầm của các bà các mẹ tắm lá giúp mát da, tốt cho da trẻ, nhưng thực sự tắm lá khiến da khô hơn do làm thay đổi độ PH da và có chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Vì vậy, tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông, là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Do đó, để tránh những tổn thương cho da của trẻ, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, đồng thời pha nước có nhiệt độ vừa phải để bé tắm. Nhiệt độ nước tắm dao động từ 36 – 38 độ C là phù hợp.

Chọn sữa tắm có độ PH thích hợp cho bé

khi tắm rửa vệ sinh da cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chúng ta không nên dùng xà phòng thông thường mà thay vào đó hãy lựa chọn loại sữa tắm dành riêng cho bé, có tính acid nhẹ, sẽ giúp tái tạo và duy trì pH da, rửa sạch chất bẩn, không làm khô da và cũng không chứa các thành phần gây kích ứng. Tránh các yếu tố gây bùng phát bệnh ở trẻ Dị ứng thức ăn, dị ứng lông chó mèo, mạt bụi nhà, thuốc lá… Chọn quần áo có chất liệu mềm mại

Bố mẹ nên chọn những món đồ được làm từ các chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi đồ len dạ tiếp xúc trực tiếp với trẻ vì có thể khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, kích ứng da.

Hạn chế cào gãi tổn thương

Viêm da cơ địa có triệu chứng khô da, gây ngứa ngáy khó chịu thường khiến trẻ cào gãi đến trầy da. Bố mẹ nên canh chừng trẻ, khi nhìn thấy bé có động tác kỳ gãi, chà xát thì can thiệp ngay. Bên cạnh đó, khi trẻ ngứa ngáy có thể bôi dưỡng ẩm và xịt khoáng thường xuyên trong ngày để làm dịu da, giảm kích ứng và giúp trẻ không còn ngứa ngáy muốn cào gãi, có thể sử dụng kháng histamin giảm ngứa cho trẻ.

6.Cách phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Phòng tránh viêm da cơ địa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em và trẻ sơ sinh vì đa số trường hợp viêm da cơ địa là mãn tính và hay tái phát. Ngoại trừ nguyên nhân do di truyền, các nguyên nhân khác gây viêm da cơ địa đến từ môi trường có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau:

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website://benhvienquoctehoanmy.vn/

Viêm da cơ địa là một bệnh da mãn tính, thường gặp ở trẻ em từ vài tháng tuổi cho đến tuổi đi học. Biểu hiện của bệnh phong phú: trẻ nhỏ ở thời kỳ bú mẹ hay gặp chàm sữa là tình trạng khô đỏ hai má [như hình ảnh minh họa], lớn hơn trẻ có thể bị những đám mụn, ngứa ở những vùng da cọ xát nhiều như cổ, bàn tay chân, thân mình, các vùng nếp kẽ… Bệnh không  gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ngứa nhiều có thể làm trẻ mất ngủ; việc tái phát, điều trị lâu dài ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và người chăm sóc. Chính vì vậy, trẻ bị viêm da cơ địa cần có kế hoạch quản lý bệnh hiệu quả với mục tiêu là  điều trị giảm nhanh triệu chứng khô da và viêm da  và hạn chế đợt bùng phát của bệnh. Các thuốc điều trị bao gồm:

Thuốc bôi chứa corticoid

Các loại thuốc mỡ chứa corticoid để giảm triệu chứng viêm da trong  giai đoạn cấp của bệnh khi da viêm đỏ, có mụn nước và ngứa.Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ, thuốc chỉ nên dùng trong thời gian khoảng 2 tuần, bôi hàng ngày từ 1-2 lần. Chuyển sang giai đoạn duy trì có thể bôi 1-2 lần/ tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên bôi thuốc chứa corticoid ở những vùng da đỏ, có mụn, bong vảy và ngứa. Cha mẹ nên bôi và xoa  cho đến khi thuốc ngấm vào da , có thể thoa thuốc chứa corticoid một lớp mỏng, từ 1 đến 2 lần mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phải bôi 2 lần, có thể bôi một lần trước khi ngủ và một lần khác trong ngày. Đọc kĩ đơn thuốc để nắm chắc cách dùng, vị trí bôi của từng loại thuốc và tần suất dùng. Lưu ý, mỗi loại thuốc bôi corticoid phù hợp với từng vùng da khác nhau, do vậy không bôi thuốc dành cho vùng da dày như da bàn tay, chân lên vùng da mỏng như da mặt để tránh tác dụng phụ.

Trong những giai đoạn viêm cấp, dùng thuốc bôi có corticoid để kiểm soát bệnh.

Sản phẩm dưỡng ẩm

Sản phẩm dưỡng ẩm rất quan trọng để điều trị khô da trong viêm da cơ địa. Sản phẩm dưỡng ẩm rất đa dạng bao gồm dạng bôi như kem, sữa, mỡ, dầu hoặc dạng tắm. Cần nhớ rằng điều trị chống khô da là yếu tố quan trong giúp giảm triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát, do vậy trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa cần sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên và duy trì lâu dài. Cách dùng dưỡng ẩm bôi và tắm như sau:

– Thoa dưỡng ẩm lên vùng da khô, có thể thoa trên diện rộng nếu có khô da diện rộng. Số lần bôi có thể linh hoạt tùy vùng da, theo mùa [ví dụ như mùa hè trời nóng ẩm, có thể thoa 2 -3 lần/ ngày, mùa đông hanh khô có thể thoa nhiều lần hơn]. Tuy nhiên, nên bôi tối thiểu 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là lần bôi ngay sau khi tắm xong. Duy trì bôi dưỡng ẩm lâu dài ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm.

– Tắm bằng nước ấm vừa trong tối đa 10 phút. Nước quá nóng sẽ làm tổn thương thượng bì và tăng mất nước qua da. Không nên dùng sữa tắm có xà phòng và hạn chế các sữa tắm có hương thơm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ

– Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng thấm khăn khô lên da cho khô, không lau mạnh hoặc chà xát. Sau đó, bôi ngay các sản phẩm dưỡng ẩm lên da .

Thuốc kháng sinh

Trong những trường hợp nặng, tổn thương da chảy dịch nhiều, có mụn mủ là triệu chứng của nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng bôi và/hoặc dạng uống cho trẻ. Chỉ dùng những loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Thuốc chống ngứa

Ngứa là triệu chứng rất hay gặp trong viêm da cơ địa  gây cảm giác rất khó chịu cho trẻ, làm cho trẻ cào gãi, chà xát, ăn kém, khó ngủ. Vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn  thuốc chống ngứa nhóm kháng histamin. Không phải mọi lứa tuổi đều được dùng thuốc chống ngứa và những loại thuốc này có thể gây ra một số biến chứng nhất định nếu dùng không đúng chỉ định. Vì vậy, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kì loại thuốc nào không trong đơn thuốc.

Sản phẩm dưỡng ẩm vô cùng quan trọng trong viêm da cơ địa ở trẻ em

Phòng tránh các yếu tố làm tăng bệnh

Viêm da cơ địa có thể tái phát hoặc nặng lên do tác động của một số yếu tố như: Sự chà xát [trẻ cào gãi, các cọ xát do hoạt động sinh hoạt, vui chơi của trẻ,…], tiếp xúc ẩm ướt [nghịch nước, ngậm mút tay, ngâm tắm lá, ra mồ hôi…], tiếp xúc hóa chất [xà phòng, mỹ phẩm, đồ chơi..], các nhiễm trùng khác [viêm họng, tiêm vaxcin…] và còn nhiều yếu tố khác. Do vây, cha mẹ cần kiểm soát và phòng tránh các yếu tố nêu trên. Bệnh viện Da liễu Trung ương là tuyến đầu điều trị các bệnh da trong đó có viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ khám và tư vấn kỹ hơn.

Bài viết: Phòng chỉ đạo tuyến

Đăng bài: Phòng CTXH

Video liên quan

Chủ Đề