Câu chuyện bài tập làm văn lớp 3 khuyên chúng ta điều gì

Câu 1. Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn?

Gợi ý:

a. Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? 

b. Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ?

c. Anh trả lời thế nào ? 

d. Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

Trả lời:

a. Anh thanh niên đã ngồi hai tay ôm mặt trên xe buýt

b. Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh: Cháu nhức đầu à ? Có cần dầu xoa không ?

c. Anh trả lời: 

- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

d. Em nhận thấy, anh thanh niên:

  • Anh thanh niên là đàn ông mà không biết nhường chỗ ngồi cho cụ già và phụ nữ.
  • Anh thanh niên ích kỉ, không muốn nhường chỗ ngồi cho người khác lại giả vờ lịch sự.
  • Anh không nỡ nhìn người già và phụ nữ đứng thì anh thanh niên nên đứng lên nhường chỗ.

Kể chuyện: Không nỡ nhìn

Hằng ngày, em được thầy cô, bố mẹ kể cho nhiều câu chuyện khác nhau. Mỗi câu chuyện để lại cho em những bài học sâu sắc và ý nghĩa. Và câu chuyện "Không nỡ nhìn" mà cô giáo vừa kể xong cũng là một trong những câu chuyện như vậy. Mời các bạn cùng nghe:

Trên chuyến xe buýt đông người, những hàng ghế đã chật kín hết. Ngay cả người già cũng không có chỗ để ngồi. Bỗng có anh thanh niên ngồi trên ghế, lấy hai tay ra ôm mặt. Thấy lạ, bà cụ ngồi cạnh liền hỏi:

- Cháu nhức đầu à? Cần xoa dầu không? Cụ có mang theo dầu đây.

Anh thanh niên liền nói khẽ:

- Không ạ! Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

Câu chuyện đã nói lên sự thờ ơ của anh thanh niên nọ. Anh thiếu quan tâm và không nhường ghế cho các cụ già, phụ nữ nhưng lại giả nhân, giả nghĩa. Câu chuyện cũng thể hiện lòng nhân ái của bà cụ trên xe. 

=> Qua câu chuyện này em rút ra bài học: Chúng ta cần có nếp sống văn minh nơi công cộng

Câu 2. Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp :

Gợi ý về nội dung cuộc họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.

Ví dụ: 

  • Tôn trọng luật đi đường.
  • Bảo vệ của công.
  • Giúp người có hoàn cảnh khó khăn 

Trả lời:

1. Lí do và mục đích cuộc họp.

Thưa các bạn ! Hôm nay tổ chúng ta họp bàn về việc giúp người có hoàn cảnh khó khăn, và cụ thể đó là gia đình bạn Ngọc Mai của chi đội chúng ta.

2. Tình hình gia đình bạn Ngọc Mai

Như chúng ta đã biết, gia đình ban Ngọc Mai có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố bạn bị bệnh tâm thần mấy năm nay, không có sức lao động nuôi gia đình. Mẹ bạn Mai một mình đi lao động thuê để nuôi Mai ăn học và người bố bệnh tật. Nhiều hôm, Mai đã phải nghỉ học để phụ mẹ bắt cua, ốc, cá kiếm thêm tiền.

3. Hình thức giúp đỡ

Trước hoàn cảnh khó khăn của bạn, chúng ta là những người bạn cùng lớp, chúng ta hãy cùng chung tay, giúp đỡ dù một phần nhỏ nhoi để khích lệ bạn vươn lên trong cuộc sống và vươn lên trong học tập. Như vậy:

  • Mỗi bạn sẽ trích 50.000 tiền sinh hoạt của mình để ủng hộ bạn
  • Lớp trích ra một khoản tiền quỹ để mua một món quà nhỏ tặng gia đình bạn Mai.
  • Cán bộ lớp thu tiền đầy đủ từ các bạn và gửi lại cô giáo, cuối tuần đại diện lớp đến nhà Mai trao quà giúp đỡ bạn.

4. Phân công.

Trên đây là toàn bộ kế hoạch giúp đỡ gia đình bạn Mai có hoàn cảnh khó khăn. Mong các bạn trong lớp đều hưởng ứng nhiệt tình để giúp đỡ bạn Mai vượt qua khó khăn.

Lời giải chi tiết

1. Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ?
Trả lời : Cô giáo ra cho lớp đề văn : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ".

2. Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ?
Trả lời : Cô-li-a thấy khó viết bài văn vì khi ở nhà bạn ấy chưa làm gì để giúp mẹ cả.

3. Thấy các bạn viết dài, Cô-li-a làm gì để viết dài ra.
Trả lời: Thấy các bạn viết dài, Cô-li-a cũng cố kéo dài bài mình ra bằng cách viết vài việc mình mới làm qua một, hai lần, bằng cách nhớ lại những việc mà mẹ bạn ấy thường làm. Cô-li-a còn viết ra cả những điều mà có lẽ từ trước đến nay bạn ấy chưa nghĩ tới là: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả".

4. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo :a] Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên ?

b] Sau đó, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ.

Trả lời:a] Lúc đầu, nghe mẹ bảo mình đi giặt quần áo, Cô-li-a tròn xoe mắt tỏ vẻ rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo và Cô-li-a cũng chưa bao giờ làm việc này.b] Sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ, vì bạn ấy chợt nhớ ra mình đã viết điều ấy trong bài tập làm văn mà. Lời nói phải đi đôi với việc làm mà!

Nội dung: Lời nói phải đi đôi với việc làm, học phải gắn với hành.


 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 3

- Soạn bài Bài tập làm văn, phần Kể chuyện
- Soạn bài Bài tập làm văn, phần Chính tả


Soạn bài Tập đọc Soạn bài Bài tập làm văn được biên soạn theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu phần Tập đọc trang 46 Tiếng Việt 3. Các em hãy tham khảo để việc chuẩn bị bài ở nhà của mình được hiệu quả hơn.

Soạn bài Cuốn sổ tay trang 118 - 119 SGK Tiếng Việt 3 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II [tiết 3] trang 163 SGK Tiếng Việt 4 Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Người bán quạt may mắn, Tập làm văn, Nghe kể Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Chương trình xiếc đặc sắc, Tập đọc Ôn tập giữa học kì I tiết 3 trang 69 SGK Tiếng Việt 3 Soạn bài Mưa trang 134 - 135 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Bài tập làm văn trang 46 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ?

Bài đọc

Bài tập làm văn

1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?"

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."

2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi." 

Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhỡ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."

3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."

4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi:

- Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé !

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA

[Tiếng Việt 3, 1995]

Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay.

- Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.

Ngắn ngủn: rất ngắn [có ý chê].

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề