Thuốc lobenguan i123 là gì

Chúng tôi có bán bao gồm các sản phẩm mà chúng tôi nghĩ là hữu ích cho bạn đọc của chúng tôi. Nếu bạn bấm mua trên trang này thì liên kết sẽ chuyển hướng về cửa hàng trực tuyến của chúng tôi. Cửa hàng trực tuyến Parapharmacy

  • Sertraline là thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế tái thu hồi Serotonine đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc kê đơn.
  • Chứng trầm cảm.
  • Chứng hoảng sợ kèm hoặc không kèm sợ khoảng trống.
  • Chứng rối loạn ám ảnh – cưỡng bức.
  • Trạng thái căng thẳng tâm lý sau chấn thương.
  • Rối loạn cảm xúc trước kỳ kinh.
  • Chứng xuất tinh sớm.
  • Ghét sợ xã hội.

Cách dùng:

Nên uống thuốc một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều. Thức ăn ít ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Viên nang sertralin phải uống vào bữa ăn. Đối với dạng thuốc dung dịch, sau khi đã tính được liều thích hợp, phải đong chính xác bằng ống nhỏ giọt đã định lượng do nhà sản xuất cung cấp rồi hòa vào dung môi kèm theo thuốc, nếu không có, có thể thay bằng 120 ml nước đun rồi để nguội, nước ngọt có ga hoặc dung dịch nước cam, nước quít. Đổ dịch thuốc đã tính liều vào dung môi hòa loãng rồi uống ngay không được để lâu. Sau khi trộn, dịch thuốc có thể hơi đục nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng, trừ khi pha xong để lâu mới uống. Muốn ngừng thuốc phải giảm liều từ từ. Không nên ngừng thuốc đột ngột để tránh hội chứng cai thuốc.

Không cần điều chỉnh liều ở người suy thận. Dùng thận trọng và giảm liều hoặc giảm số lần dùng ở người suy gan do thuốc chuyển hóa nhiều ở gan.

Liều lượng:

Bệnh trầm cảm: Người lớn, liều khởi đầu 50 mg/lần, ngày 1 lần. Cứ sau ít nhất 1 tuần, nếu không có đáp ứng lâm sàng có thể tăng thêm từng bậc 50 mg cho đến liều tối đa 200 mg/ngày. Đa số người bệnh đáp ứng với liều 50 – 100 mg/ngày. Tác dụng điều trị thường biểu hiện trong 7 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài nhiều tháng [thường khoảng 6 tháng] để đề phòng nguy cơ tái phát. Không có chỉ định dùng cho người bệnh dưới 18 tuổi. Người cao tuổi bị trầm cảm kèm sa sút trí tuệ kiểu Alzheimer: 12,5 – 25 mg/lần/ngày. Sau đó liều có thể tăng dần cách nhau 1 – 2 tuần cho tới tối đa 150 – 200 mg/lần/ngày.

Rối loạn ám ảnh – cưỡng bức: Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên, liều khởi đầu 50 mg/lần/ngày; trẻ em 6 – 12 tuổi liều khởi đầu 25 mg, ngày 1 lần. Cứ sau ít nhất 1 tuần, nếu bệnh không cải thiện được thì tăng thêm mỗi ngày 50 mg [trẻ em 6 – 12 tuổi tăng 25 mg] cho đến liều tối đa 200 mg/ngày. Đa số người bệnh đáp ứng với liều 50 – 100 mg mỗi ngày [trẻ em 6 – 12 tuổi 25 – 50 mg]. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chưa biết thời gian tối ưu dùng sertralin để phòng tái phát. Hiệu quả của sertralin trong điều trị chứng rối loạn ám ảnh – cưỡng bức được duy trì trong thời gian tới 28 tuần ở người bệnh dùng liều 50 – 200 mg/ngày. Phải định kỳ đánh giá ích lợi của thuốc.

Rối loạn hoảng sợ: Người lớn, liều khởi đầu 25 mg/lần/ngày. Cứ sau 1 tuần nếu bệnh không được cải thiện thì tăng thêm mỗi ngày 25 mg cho đến liều tối đa 200 mg/ngày. Thời gian điều trị tối ưu chưa biết. Lượng giá có hệ thống sertralin cho thấy hiệu quả của thuốc trong xử trí chứng hoảng sợ được duy trì trong một thời gian tới 28 tuần ở người bệnh dùng 50 – 200 mg/ngày. Cần phải định kỳ đánh giá ích lợi của thuốc khi dùng kéo dài.

Rối loạn tâm lý sau chấn thương: Người lớn, liều khởi đầu 25 mg/ lần/ngày. Sau một tuần, phải tăng liều lên thành 50 mg/lần.ngày. Nếu không có cải thiện lâm sàng rõ rệt, cứ sau ít nhất 1 tuần có thể tăng thêm từng bậc cho đến liều tối đa 200 mg/ngày. Không dùng cho trẻ em. Chưa biết thời gian tối ưu dùng thuốc để phòng tái phát. Hiệu quả của sertralin đối với chứng này được duy trì trong thời gian tới 28 ngày ở người dùng liều 50 – 200 mg/ngày.

Rối loạn cảm xúc trước kỳ kinh: Liều đầu tiên: 50 mg/ngày cho liên tục suốt chu kỳ kinh hoặc chỉ cho trong thời kỳ hoàng thể [nghĩa là bắt đầu 2 tuần trước ngày đầu dự đoán kỳ kinh và tiếp tục đến hết ngày đầu kinh nguyệt]. Nếu không có cải thiện rõ về lâm sàng, liều có thể tăng thêm 50 mg lúc bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt mới cho tới tối đa 150 mg/ngày khi cho liên tục hoặc 100 mg/ngày khi chỉ cho trong thời gian hoàng thể. Nếu liều 100 mg/ngày đã dùng trong thời kỳ hoàng thể, liều có thể tăng dần trong 3 ngày đầu của mỗi thời kỳ hoàng thể. Trong thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả của thuốc đối với chứng này đã được chứng minh khi dùng liều 50 – 150 mg/ngày nhưng hiệu quả của liệu pháp sertralin quá 3 chu kỳ kinh nguyệt chưa được chứng minh. Phụ nữ tuổi càng cao thì các triệu chứng càng nặng lên và mất đi khi bắt đầu mãn kinh. Nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng kéo dài khi người bệnh đáp ứng. Có thể cần phải điều chỉnh liều để duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả [như chuyển phác đồ dùng thuốc liên tục sang phác đồ dùng thuốc trong thời kỳ hoàng thể].

Ghét sợ xã hội: Người lớn: Liều khuyến cáo đầu tiên: 25 mg/lần/ ngày. Sau 1 tuần, có thể tăng tới 50 mg/lần/ngày. Nếu không đỡ, có thể tăng tới liều tối đa 200 mg/ngày sau ít nhất 1 tuần. Hiệu quả của thuốc trong điều trị chứng này được duy trì tới 24 tuần tiếp theo 20 tuần điều trị với liều 50 – 200 mg/ngày. Điều chỉnh liều để người bệnh được duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả và định kỳ phải đánh giá để xác định cần thiết phải tiếp tục điều trị.

Rối loạn xuất tinh sớm: Liều trung bình 25 – 50 mg/ngày.Không sử dụng trong trường hợp sau [Chống chỉ định]

Mẫn cảm với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Dùng dung dịch uống sertralin đồng thời với disulfiram [vì trong dung dịch có 12% ethanol] và các thuốc khác có khả năng gây phản ứng giống disulfiram [thí dụ metronidazol].

Đang dùng hoặc đã dùng IMAO trong vòng hai tuần, có thể dẫn đến tử vong.

Đang dùng pimozid.

Tác dụng không mong muốn [Tác dụng phụ]

Tác dụng không mong muốn của sertralin tương tự các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin khác [fluoxetin, paroxetin]. Vì sertralin là một thuốc ức chế chọn lọc cao tái hấp thu serotonin và ít hoặc không có tác dụng đến các chất dẫn truyền thần kinh khác nên ít có các phản ứng phụ như kháng cholinergic [khô miệng, táo bón], tác dụng xấu đến tim mạch, buồn ngủ, và tăng cân như các thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy vậy, một số tác dụng phụ tiêu hóa [như nôn, ỉa chảy, chán ăn] và thần kinh [run, mất ngủ] thường xẩy ra hơn với sertralin và các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin khác so với các thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nhìn chung, các ADR của sertralin ở người lớn bị trầm cảm, chứng rối loạn ám ảnh – cưỡng bức, hoặc bị hoảng loạn đều tương tự.

ADR thường gặp trên tiêu hóa [buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy] và trên TKTW [run, mất ngủ].

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Hệ TKTW: Đau đầu [21%] mất ngủ [19%], chóng mặt [11%], buồn ngủ [13%], run, dị cảm, tăng trương lực cơ, loạn vị giác, rối loạn chú ý, giảm tập trung, trầm cảm, ác mộng, lo âu, cáu gắt, giảm tính dục, nghiến răng.
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy [18%], buồn nôn [24%], khô miệng [14%]. Đau bụng, nôn, táo bón, đầy bụng khó tiêu.
  • Da: Phát ban, ra mồ hôi nhiều.
  • Cơ xương: Đau cơ.
  • Hô hấp: Viêm mũi, ngáp, viêm họng.
  • Tiết niệu sinh dục: Chậm xuất tinh [14%], rối loạn cương dương.
  • Tim mạch: Đánh trống ngực, bốc hỏa.
  • Toàn thân: Mệt mỏi [10%], đau ngực.

Ít gặp: 1/1 000 < ADR

Chủ Đề