Thuốc ngộ độc thực phẩm tiêu chảy

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân tiêu chảy cấp. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì? Cần làm gì khi gặp trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn?

1. Triệu chứng tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn

Dưới đây là những triệu chứng bạn sẽ gặp phải nếu bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn:

– Đi ngoài phân lỏng nhiều lần [> 4 lần/ngày] nhưng không phải kiểu đi xối xả như những người bị tả.

– Phân có mùi khó chịu, phân nát hoặc lỏng, có thể có lẫn chất nhầy hoặc máu.

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân tiêu chảy cấp

– Người bị ngộ độc thức ăn sẽ có dấu hiệu buồn nôn, nôn ra thức ăn.

– Đau bụng, có những cơn đau quặn vùng bụng khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, khó chịu

– Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị sốt. Hầu hết là sốt nhẹ.

2. Điều trị bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn

Khi bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn, việc sơ cấp cứu ban đầu tại nhà là vô cùng cần thiết.

2.1. Bù dịch cho bệnh nhân tiêu chảy cấp

Việc đi ngoài phân lỏng liên tục, có thể kèm theo nôn sẽ khiến cơ thể bạn bị mất đi một lượng dịch [bao gồm nước và các chất điện giải] đáng kể. Chính vì vậy mục tiêu điều trị đầu tiên là bù lại lượng dịch này.

Khi bị tiêu chảy cấp, bệnh nhân cần được cho uống oresol và nước lọc để bù nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy cấp, bệnh nhân cần được cho uống oresol và nước lọc:

  •  Uống nước lọc, nước hoa quả như nước dừa, nước cam, nước chanh…
  •  Uống nước Oresol thành từng ngụm nhỏ, uống từ từ, từng chút một.

2.2. Điều trị sốt

Thường xuyên theo dõi sát nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân. Nếu người bệnh sốt trên 38,5 độ thì nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt Paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng, 2 lần cách nhau tối thiểu 4 – 6h, uống không quá 4 lần/ngày.

2.3. Kiểm soát nôn, buồn nôn:

+ Tránh ăn những thức ăn đặc cho đến khi không còn nôn nữa.

+ Không ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên, xào, nướng, …. để tránh bị đầy bụng gây đau bụng khó chịu. Không ăn thức ăn có vị cay hoặc các thức ăn chứa nhiều đường.

2.4. Chế độ dinh dưỡng:

  • Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân bị mất nước, mất sức, cơ thể mệt mỏi. Cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh bằng cách cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa phải.
  • Người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, được nấu loãng như cháo hoặc súp. Đây là những món ăn vừa giàu chất dinh dưỡng, lại dễ hấp thu.
  • Người bệnh có thể uống thêm sữa.
  • Không nên ăn cơm hoặc những đồ ăn cứng khó nuốt.

2.5. Một số lưu ý khi dùng thuốc

  • Không nên dùng thuốc chống nôn hoặc chống tiêu chảy cấp khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng Loperamid. Đây là thuốc làm giảm nhu động ruột, khiến độc tố không thải trừ được ra ngoài, gây nguy hiểm với cơ thể người bị ngộ độc thức ăn.

3. Khi nào bệnh nhân tiêu chảy cấp cần tới gặp bác sĩ?

Bệnh nhân tiêu chảy cấpcần tới gặp bác sĩ ngay khi có một trong các biểu hiện sau:

– Đi ngoài phân lỏng nhiều lần liên tục, buồn nôn và nôn nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Sốt cao, uống thuốc hạ sốt mà không đỡ.

– Đau bụng quằn quại.

– Các dấu hiệu bất thường khác nghi ngờ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

4. Phòng tránh ngộ độc thức ăn, cách tốt nhất để phòng tiêu chảy cấp

4.1. Ăn chín, uống sôi

Đây là một trong những điều quan trọng nhất để đảm bảo cho bạn tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bạn nên thực hiện một số nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, nhất là đối với trẻ nhỏ:

  • Không ăn các thức ăn tái, sống như các món gỏi, tiết canh, các loại nem làm từ thịt sống, …
  • Không uống nước mưa, nước lã, …

4.2.  Chọn thực phẩm an toàn

Thực phẩm không đảm bảo an toàn, chứa chất bảo quản hay hóa chất chính là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. Để đảm bảo an toàn, nên mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín.

4.3. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Nên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc làm này sẽ giúp các vi khuẩn từ tay chân không có cơ hội tấn công, xâm nhập vào cơ thể trẻ.

4.4. Bổ sung men vi sinh để đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Các lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các vi khuẩn có hại.

Bs. Mai Ánh Điệp 

Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội

[Visited 6.172 times, 6 visits today]

Ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà tình trạng này còn khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và gây nguy hiểm cho tính mạng. Do vậy, khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như: đau bụng tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt bạn cần đến ngay cơ sở ý tế để khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.XEM THÊM:>> Ngộ độc thực phẩm vào mùa hè>> Ngộ độc thực phẩm phải làm gì?

>> Ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết ngộ độc thực phẩm hay còn gọi ngộ độc thức ăn là một bệnh lý xảy ra do người bệnh ăn uống phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thức ăn có chứa các chất độc hại với sức khỏe con người, thức ăn bị ô nhiễm hóa chất, …

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi ngộ độc thức ăn là một bệnh lý xảy ra do người bệnh ăn uống phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thức ăn có chứa các chất độc hại với sức khỏe con người, thức ăn bị ô nhiễm hóa chất, …

Theo thống kế, số ca ngộ độc thực phẩm mùa hè cao hơn nhiều so với những mùa khác trong năm. Nguyên nhân là mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn “tấn công” vào thực phẩm, khiến thực phẩm nhanh bị biến chất và dễ ôi thiu. Khi ăn phải những loại thức ăn bị hỏng đó thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.

Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng điển hình khi bị ngộ độc thức ăn. Người bệnh sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc/thức ăn ôi thiu thường gặp phải tình trạng tiêu chảy, số lần đi ngoài tăng lên, đi ngoài phân nát, phân lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Khi gặp các triệu chứng trên cần thực hiện một số thao tác sơ cứu sau:

  • Cho người bệnh uống nước, sau đó đặt ngón tay chặn xuống lưỡi để kích thích và nôn hết thức ăn ra ngoài

Cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nhiều nước, sau đó đặt ngón tay chặn xuống lưỡi để kích thích và nôn hết thức ăn ra ngoài

  • Trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính từ 5-10g để hấp thụ chất độc
  • Sau khi người bệnh nôn hoặc đi ngoài thì nên cho bệnh nhân uống 1 lít nước pha với 1 gói orezol hoặc pha ½ thìa café muối + 4 thìa café đường với 1 lít nước để tránh tình trạng bị mất nước, bị mất điện giải.

Khuyến cáo:

Với trường hợp bị ngộ độc nhẹ, sau khi nôn hoặc đi ngoài nhiều lần người bệnh sẽ thải hết chất độc.

Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng, tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi do cơ thể bị mất nước, mất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy sau khi sơ cứu hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tuyệt đối không dùng thuốc  cầm tiêu chảy khi không được bác sĩ chỉ định vì nó khiến việc chẩn đoán và điều trị sau đó gặp khó khăn.

Ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn không thể không biết

Ngoài tình trạng tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm còn một số triệu chứng thường gặp khác, chúng ta cần lưu ý để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng

Buồn nôn và nôn ói nhiều

Khi bị ngộ độc thực phẩm, sau vài giờ người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và bắt đầu nôn ói. Nguyên nhân là khi chúng ta ăn các loại thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chúng sẽ tấn công vào đường ruột và hệ miễn dịch, khi đó hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách buồn nôn để đẩy chất độc ra ngoài cơ thể.

Nôn ói nhiều cũng khiến cơ thể mệt mỏi, bị mất nước và mất điện giải giống như triệu chứng tiêu chảy.

Triệu chứng đau bụng

Ngộ độc thực phẩm khiến người bệnh bị đau bụng từng cơn hoặc đau co thắt lưng. Đau bụng thường kèm theo tình trạng đi ngoài.

Đau đầu, choáng váng

Vì cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải do ngộ độc thực phẩm nên người bệnh sẽ bị đau đầu, choáng váng.

Người nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, thở nhanh

Triệu chứng này cũng thường xảy ra sau khi người bệnh nôn ói và bị tiêu chảy nhiều lần.

Trên đây là những thông tin tham khảo về việc sơ cứu khi bị ngộ độc tiêu chảy và các triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm. Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch khám bệnh tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline: 0904 97 0909 để được tư vấn giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề