Thuốc phóng thích có kiểm soát là gì

Các công ty dược phẩm sử dụng nhiều từ viết tắt khác nhau để biểu thị các loại thuốc có tác dụng ngắn và dài. Các từ viết tắt thường được sử dụng bao gồm CR cho “Controlled release” [phóng thích kiểm soát], SR cho “sustained release” [phóng thích duy trì hoặc phóng thích chậm], ER cho “extended release” [phóng thích kéo dài] và IR cho “immediate release” [phóng thích tức thời].

Các dạng biến đổi phóng thích [MR – Modified release] được được thay đổi so với dạng bào chế thông thường [IR – giải phóng tức thời] để đạt được mục tiêu điều trị mong muốn hoặc nhằm đáp ứng với thể trạng của bệnh nhân. Các loại sản phẩm thuốc biến đổi phóng thích bao gồm phóng thích chậm [ví dụ, bao tan trong ruột], phóng thích kéo dài [ER] và viên nén phóng thích qua đường miệng [ODT].

Các dạng thuốc biến đổi phóng thích được công nhận

Thuật ngữ biến đổi phóng thích biến đổi được sử dụng để mô tả các sản phẩm làm thay đổi thời gian và /hoặc tốc độ giải phóng dược chất. Dạng thuốc được thay đổi phóng thích là công thức mà trong đó các đặc tính giải phóng thuốc theo thời gian và/hoặc theo vị trí được lựa chọn để phù hợp với các mục tiêu điều trị. Những tác dụng mà các dạng bào chế thông thường không mang lại được như dung dịch, thuốc mỡ hoặc các dạng bào chế hòa tan nhanh. Một số loại sản phẩm thuốc uống được biến đổi phóng thích được công nhận:

  • Thuốc phóng thích kéo dài [ER – Extended release]. Dạng bào chế cho phép giảm liều lượng ít nhất hai lần so với dạng thuốc thông thường [phóng thích tức thời]. Ví dụ về các dạng bào chế phóng thích kéo dài bao gồm các sản phẩm thuốc giải phóng có kiểm soát, giải phóng duy trì và kéo dài.
  • Thuốc giải phóng chậm [DR – Delayed release]. Dạng bào chế phóng thích chậm một phần hoặc toàn phần vào thời điểm khác nhau với ngay sau khi uống. Một phần ban đầu có thể được giải phóng ngay sau khi uống. Các dạng bào chế điều trị ruột là các dạng giải phóng chậm phổ biến [ví dụ: aspririn bao trong ruột và các sản phẩm NSAID – thuốc chống viêm không steroid khác].
  • Thuốc phóng thích theo mục tiêu [TR – Targeted release]. Thuộc dạng bào chế phóng thích gần hoặc ngay vị trí tác dụng sinh lý dự kiến ​. Các dạng bào chế giải phóng theo mục tiêu có thể có đặc điểm giải phóng tức thời hoặc kéo dài.
  • Viên nén phân hủy bằng miệng [ODT – Orally disintegrating tablets]. ODT đã được phát triển để phóng thích nhanh chóng trong nước bọt sau khi uống. ODT có thể được sử dụng mà không cần thêm nước. Thuốc được phân tán trong nước bọt, có hoặc không cần nước.

Tại sao một số viên thuốc được bao phủ hoặc ở dạng viên nang?

Có nhiều lý do khiến thuốc có thể được bao bọc hoặc đóng trong viên nang. Một lý do là thuốc bọc dễ nuốt hơn đối với một số người; tuy nhiên, những lý do chính phức tạp hơn.

Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Aspirin là một trong những chất này có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa. Do đó, aspirin thường được bọc hoặc đặt trong viên nang để nó không phóng thích ngay cho đến khi đi qua dạ dày, vì vậy nó sẽ không gây hại cho người sử dụng.

Trong trường hợp ngược lại, một số loại thuốc có thể bị phân hủy do axit dạ dày tạo ra trong quá trình tiêu hóa. Để tránh làm mất tác dụng của thuốc, những loại thuốc này được bao hoặc đặt trong viên nang để trì hoãn việc giải phóng thuốc cho đến khi thuốc đi qua các axit có hại này.

Cuối cùng, một số lớp phủ hoặc viên nang được làm bằng ma trận ngăn thuốc được tiết ra ngay lập tức. Khi lớp phủ hoặc viên nang tan chậm, một lượng nhỏ thuốc sẽ được giải phóng để người bệnh nhận được liều duy trì theo thời gian.

Sự khác biệt giữa thuốc tác dụng nhanh và thuốc giải phóng chậm là gì?

Sự khác biệt giữa thuốc tác dụng nhanh và thuốc giải phóng chậm có thể đến từ cách điều trị. Ở dạng thuốc tác dụng nhanh hoặc giải phóng tức thời [IR – Immediate release], liều lượng đầy đủ được cung cấp cho cơ thể ngay lập tức. Điều này không nhất thiết có nghĩa là thuốc hoạt động ngay lập tức và sau đó ngừng hoạt động. Một số loại thuốc tác dụng nhanh sẽ có tác dụng lâu hơn tùy thuộc vào cách cơ thể chuyển hóa chúng, tạo điều kiện cho nồng độ thuốc trong máu tích tụ và duy trì tác dụng theo thời gian.

Mặt khác, thuốc giải phóng chậm [theo từng thời điểm] sẽ hòa tan trong hệ tiêu hóa một khoảng thời gian, do đó, liều lượng đầy đủ sẽ không được giải phóng vào máu ngay lập tức. Thay vào đó, liều được giải phóng từ từ khỏi viên thuốc theo thời gian để mức nồng độ của thuốc có thể không đổi trong cơ thể cho đến liều tiếp theo.

Ví dụ điển hình cho thuốc tác dụng nhanh và thuốc giải phóng chậm là Oxycodone và Oxycontin, về cơ bản là cùng một chất, nhưng sự khác biệt chính là Oxycontin là một dạng oxycodone tác dụng kéo dài. Oxycontin giải phóng oxycodone chậm và liên tục trong 12 giờ và chỉ cần dùng 2 lần / ngày. Oxycodone có tác dụng ngắn và giảm đau trong khoảng 4 đến 6 giờ, vì vậy cần được dùng bốn đến sáu lần một ngày để giảm đau cả ngày.

PTWS 820-MA Hệ hòa tan hoàn hảo cho kiểm tra thuốc phóng thích kéo dài với bộ bổ dung môi trường theo tiêu chuẩn USP EP CP

Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền ?

Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm

thay đổi dược động học của thuốc [hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc] và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.

Có những dạng thuốc viên nào không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ?

Có 6 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ [matrix] chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài.

Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt trong Bảng 1.

Ví dụ một số biệt dược có ở BV có các kí hiệu trên: GLUCOPHAGE XR [metformin], SaVi Trimetazidine MR [trimetazidin], Adalat LA [nifedipin], DUSPATALIN RETARD [mebeverine].

Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: AGGRENOX [aspirin and dipyridamole], PENTASA [mesalamine], PLENDIL [felodipine], NITROMINT [nitroglycerin].

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Bảng 1: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài

Kí hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

LA

Long acting

Tác dụng kéo dài

CR

Controlled release

Phóng thích có kiểm soát

CD

controlled delivery

Phóng thích có kiểm soát

SR

Sustained release

Phóng thích chậm

XL/XR

Extended release

Phóng thích kéo dài

SA

Sustained action

Tác dụng kéo dài

DA

Delayed action

Tác dụng kéo dài

MR

Modified release

Tác dụng kéo dài

ER

Extended release

Tác dụng kéo dài

PA

Prolonged action

Tác dụng kéo dài

Retard

Retard

Chậm

2. Thuốc bao tan trong ruột

Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non [tá tràng] và phóng thích dược chất ở ruột.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton NEXIUM [esomeprazole], OVAC [omeprazole] hoặc PARIET [rabeprazole]; hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày [như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8].

Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc. Ví dụ như thuốc SORBITRATE [isosorbide dinitrate], ERGOMAR [ergotamine].

4. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Một số thuốc như DOLOBIB [diflunisal], FELDENCE [piroxicam], POSICOR [mibefradil] nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Thậm chí có thuốc như PROPECIA [finasteride], PROSCAR[finasteride] được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai [qua đường mũi, miệng] sẽ ảnh hưởng đến thai.

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như ZINNAT [cefuroxim], REMERON [mirtazapine] hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như FOSAMAX [alendronate]. Các thuốc: BETAPEN-VK [Penicillin V], CIPRO [ciprofloxacin], CEFTIN [cefuroxime], DESYREL [trazodone], EQUANIL [meprobamate], BERBERIN [berberin] là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

Bảng 5:  Danh mục thuốc không được nghiền và bẻ tại BV ĐH Y Dược Huế

Hoạt chất

Biệt dược

1. Thuốc giải phóng kéo dài

Ferrous Sulfate + Acid folic

Tardypheron B9

Metformin

Glucophage XR, Panfor SR

Theophyllin

Theostat L.P

Trimetazidin

Savi Trimetazidine 35 MR, Vastarel MR

Gliclazid

Crondia 30 MR, Diamicron MR

Alfuzosin

Gromzat 10mg

Felodipin

Mibeplen 5mg

Glimepiride + Metformin

Perglim M-2

Nifedipin

Cordaflex, Adalat LA

Mebeverin HCl

Duspatalin Retard

2. Thuốc bao tan ở ruột

Mycophenolic acid

Myfortic

Omeprazole

Ovac-20

Rabeprazole

HAPPI, Pariet

Esomeprazole

Nexium

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Chất ly giải vi khuẩn đông khô

Immubron

4. Thuốc viên sủi

Paracetamol + Codein

Panalganeffer codein

Calci lactat + Calci Carbonat

Bodycan

Paracetamol

Partamol Eff, Savipamol 500, Effervescent

5. Thuốc ung thư

Anastrozol

Aremed, Arimidex, Dilonas

Capecitabin

Xeltabine, Xeloda

Bicalutamide

Casodex

Tamoxifen

Nolvadex

Vinorelbine Ditartrate

Navelbine

Ciclosporin

Sandimmun Neoral Cap

Mycophenolate mofetil

Cellcept

6. Thuốc rất đắng, mùi khó chịu

Berberin, Mộc hương

Antesik

 DS. Phan Thị Diệu Hiền, TS.DS. Võ Thị Hà

Tài liệu tham khảo:

1. Which tablets and capsules can be crushed, opened, or split?; 2008, Canadian Pharmacist's Letter; 24[12]:241204.

2. Oral Medications That Should Not Be Crushed or Altered. Lexi-Comp Online ,Hudson, Ohio: Lexi-Comp, Inc. Link: //online.lexi.com/lco/action/doc/retrieve/docid/patch_f/4227 . Accessed October 2013.

2.  "DO NOT CRUSH" List - Institute of Safe Medication Practices. Link:  //www.ismp.org/Tools/default.asp

3. Meds That Should Not Be Crushed. - PL Detail-Document. Pharmacist’s Letter/Prescriber’s Letter. July 2012. Link: www.canadianpharmacistsletter.com

4. Oral medications that should not be crushed or altered - Lexi-Comp. Link:  //online.lexi.com/lco/action/doc/retrieve/docid/patch_f/4227. r

Video liên quan

Chủ Đề