Thương hàn nhập cốt là gì

Phong hàn là bệnh lý được đề cập trong y học cổ truyền gây mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc phải, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về bệnh phong hàn để có biện pháp điều trị và cải thiện hợp lý.

Bệnh phong hàn khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức

Phong hàn là bệnh lý do tà khí, hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nếu gặp điều kiện khí hậu ẩm ướt [thấp nhiệt] thì được gọi là phong hàn thấp.

Phong hàn thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường. Tình trạng này khiến cơ thể không thích nghi được với môi trường, dễ nhiễm lạnh và sinh bệnh.

Có hai nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến phong hàn là nhiễm bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ thể.

Nguyên nhân bên ngoài hoặc nguyên nhân khách quan:

Đây là tình trạng sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thường là do hàn khí xâm nhập vào cơ thể dẫn đến suy nhược và sinh bệnh.

Các nguyên nhân bên ngoài cơ thể dẫn đến 2 loại bệnh phong hàn như:

  • Bệnh phong hàn: Thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm lạnh, đi mưa, phơi sương, ngâm lâu trong nước lạnh. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm chảy nước mũi, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phù thũng. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bao gồm đau xương khớp, thấp khớp,…
  • Chứng phong nhiệt: Phong nhiệt thường xuất hiện vào mùa nóng và có các triệu chứng như cảm nắng. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với gió mang nhiệt, không khí khô dẫn đến cảm, sốt, khó chịu, nóng trong người, nước tiểu đổi màu, sưng đỏ mắt,…

Nguyên nhân gây bệnh từ bên trong [nguyên nhân chủ quan]:

Các nguyên nhân gây phong hàn từ bên trong thương là do tâm lý không ổn định, chế độ ăn uống thất thường khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và dẫn đến phong hàn.

Ngoài ra, một số bệnh lý như cao huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, bao tử hoạt động kém, ngủ không đủ giấc, ăn không ngon miệng,… cũng làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể và nhiễm bệnh phong hàn. Bên cạnh đó, nếu tình trạng mệt mỏi, suy nhược kéo dài có thể dẫn đến rối loạn lưỡng cực, trầm cảm.

Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh phong hàn như sau:

  • Cứng các khớp, khó co duỗi hoặc cử động các khớp.
  • Nhức mỏi toàn thân hoặc bị phù thũng ở thắt lưng và các chi dưới.
  • Thường xuyên đau quặn bụng, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu.
  • Có các triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu, ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, viêm họng.
  • Cảm thấy đau rát trong người, mệt mỏi khi đi đại tiểu tiện.
  • Thay đổi tính chất chất thải bao gồm, thay đổi màu nước tiểu [phân], chất thải có mùi hôi khó chịu.
  • Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Phong hàn khiến người bệnh bị cứng khớp, khó cử động các khớp

Phong hàn được xem là một bệnh cảm mạo thông thường và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp hoặc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh ho mạn tính
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Đau đầu dai dẳng
  • Mất ngủ
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu khí lực
  • Tay chân đau nhức, mất cảm giác, mất sức mạnh

Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị phòng hàn hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng phong hàn, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp điều trị như sau:

Khi người bệnh có các triệu chứng phong hàn, cần đưa ngày vào nơi ấm áp, tránh gió. Để điều trị, có thể thực hiện xoa bóp và day các huyệt sau:

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phong hàn

Tay phải day ấn các huyệt:

  • Huyệt Thái xung. Huyệt thuộc kinh Can, nằm ở giữa ngón chân cái và ngón chân chân trỏ đo lên 2 tấc về phía mu bàn chân.
  • Huyệt Nội quan, là huyệt thuộc kinh Tâm bào. Huyệt nằm ở mặt trước của cẳng tay từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 tấc.
  • Huyệt Tam lý thuốc kinh Vị. Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, dưới xương bánh chè ba tấc và xương mào chày một tấc.
  • Huyệt Thận du thuộc kinh bàng quang. Huyệt nằm ở vùng thắt lưng từ mỏm gai ở đốt sống thắt lưng đo ra 1 tấc rưỡi.

Tay trái day ấn các huyệt Lao cung và Lạc chẩm cùng một lúc. Huyệt Lao cung [thuộc kinh bào] nằm ở kẽ giữa ngón giữa và ngón áp út. Huyệt Lạc chẩm là huyệt nằm ở mu bàn tay cách khe liên khớp ngón giữa và ngón trỏ một tấc rưỡi về phía mu bàn tay.

Lưu ý: Khi bấm huyệt thời gian dao động từ 30 giây đến 1 phút với lực ấn vừa phải, sao cho người bệnh cảm thấy đau nhẹ là được. Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh uống nước hãm nóng và bọc 5 lát gừng già rang gạo vào vải mỏng chườm lên rốn người bệnh.

Khi bị phong hàn, người bệnh có thể xông hơi để xua tàn hàn khí, giúp toát mồ hôi, giải cảm và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt hiệu quả.

Nồi nước xông hơi bao gồm: Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá tre, là sả, cúc tần mỗi loại một nắm tay. Các lá này mang đi rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Dùng nước này xông cả người cho toát mồ hôi sau đó lau sạch và thay quần áo ngay.

Chú ý: Khi xông cần phải chườm kín người, tránh nơi gió lùa. Không áp dụng biện pháp xông hơi điều trị phong hàn cho trẻ nhỏ.

Đánh gió là phương pháp điều trị phong hàn cổ truyền quen thuộc. Cần chuẩn bị một bát con cám gạo tẻ, mang đi sao vàng đến khi có mùi thơm. Sau đó đổ ra một chiếc khăn sạch, cho thêm vài lát gừng tươi, buộc chặt chà xát về cơ thể theo thứ tự: Trán, lưng, bàn chân, bàn tay. Cụ thể:

  • Vùng trán: Chà sát vùng trán từ 2 thái dương xuống má khoảng 20 – 30 lần.
  • Vùng lưng: Chà dọc từ gáy đến hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và sống lưng từ 20 – 30 lần.
  • Vùng tay: Chà sát từ cánh tay đến mu bàn tay từ 20 – 30 lần.
  • Vùng chân: Chà sát từ đùi xuống cẳng chân, mu bàn chân từ 20 – 30 lần.

Sau khi đánh gió xong thì nằm nghỉ, đắp kín chăn để ra mồ hôi. Sau đó lau sạch mồ hôi và thay quần áo.

Ngoài ra, có thể thay cám gạo bằng rượu, tóc rối, gừng hoặc lá trầu không đều được.

  • Bài thuốc chữa phong hàn thứ nhất:

Sử dụng lá Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Dây cam thảo, Hành hòa mỗi loại một nắm, hãm nước sôi cùng một lát Gừng. Dùng uống nóng trong ngày có tác dụng xua tàn hàn khí, cải thiện tình trạng phong hàn.

  • Bài thuốc điều trị phong hàn thứ hai:

Sử dụng Bạch chỉ 6 g, Tía tô 10 g, Kinh giới 10 g, Trần bì [vỏ quýt] 15 g, Địa liền 6 g, Bạc hà 10 g, Gừng tươi 3 lát sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang, liên tục trong 3 ngày.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng 1 trong 2 bài thuốc, khôn nên áp dụng kết hợp cả hai bài thuốc. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà hiệu quả ở các đối tượng bệnh có thể không giống nhau.

Sử dụng bài thuốc Đông y điều trị phong hàn

Hệ thống tiêu hóa của người bệnh phong hàn thường bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động kém. Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số món ăn cho người phong hàn như:

  • Cháo giải cảm: Bao gồm tía tô, Hành hoa mỗi loại một nắm, gừng tươi [một lát] thái nhỏ cho vào một bát to. Nấu cháo gạo tẻ đang sôi đổ vào bát, thêm một ít tiêu và muối ăn ngay khi còn nóng. Sau khi ăn, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi, sau đó lau mồ hôi và thay quần áo.
  • Canh trứng – hành điều trị phong hàn: Cần đánh đều một quả trứng gà ta, sau đó đổ vào một nồi nước đang sôi, thêm một lá hành hoa đã cắt nhỏ, một ít muối và tiêu. Dùng ngay khi còn nóng.
  • Nước đu đủ trị phong hàn: Chuẩn bị 0.5 kh đu đủ chín, gọt vỏ, xay nhuyễn, thêm một lượng nước đủ dùng, một ít nước cốt chanh, đường cát trộn đều và uống ngay.
  • Nước vỏ đậu xanh chữa phong hàn: Lấy 15 gram vỏ đậu xanh đun sôi với một lượng nước vừa phải sau đó thêm đường và dùng ngay khi còn nóng.

Thông thường phong hàn không nguy hiểm và có thể tự cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, lây truyền theo đường tiêu hóa hầu hết do trực khuẩn Salmonella typhi gây nên.

Nguồn lây bệnh chủ yếu là người bao gồm người bệnh, người bệnh trong thời kì hồi phục và người lành mang vi khuẩn mạn tính.

– Salmonella typhi là trực khuẩn gram âm không sinh nha bào dễ mọc ở môi trường nuôi cấy thông thường, trực khuẩn có 3 loại kháng nguyên chính: O, H và Vi.

– Đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột.

– Hiện nay vi khuẩn Salmonella typhi đa kháng các kháng sinh như ampixillin, co-trimoxazol, chloramphenicol, đặc biệt một số chủng vi khuẩn kháng quinolon đã xuất hiện.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

a. Lâm sàng

 + Thời kì nung bệnh: 7 – 15 ngày. Thường không có triệu chứng gì đặc biệt.

 + Thời kì khởi phát: 5 – 7 ngày. Sốt từ từ tăng dần, nhức đầu, mệt mỏi, táo bón.

 + Thời kì toàn phát: 2 – 3 tuần.

 – Sốt cao liên tục 39OC – 40OC, sốt hình cao nguyên.

 – Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân: li bì, môi khô, lưỡi bẩn.

 – Đào ban đường kính 2 – 4mm, ở bụng, phần dưới ngực, hông.

– Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng sệt, màu vàng nâu rất khẳm, 5 – 6 lần/ngày. Bụng trướng, óc ách hố chậu phải, gan lách to.

 – Phổi: có ran, gõ đục đáy phổi phải.

 – Tim: tiếng tim mờ, mạch nhiệt độ phân ly đôi khi có tiếng ngựa phi.

 – Họng: loét họng Duguet.

 + Thời kì lui bệnh: kéo dài vài tuần. Các triệu chứng giảm dần rồi khỏi bệnh.Trong thực tế lâm sàng có thể áp dụng các triệu chứng lâm sàng sau để định hướng chẩn đoán bệnh thương hàn:

 – Sốt > 7 ngày.

 – Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.

 – Rối loạn tiêu hóa [ỉa lỏng, trướng bụng].

 – Gan, lách to.

 – Đào ban.

b. Dịch tễ học

 – Sống ở vùng dịch lưu hành.

 – Tiếp xúc với bệnh nhân thương hàn.

c. Xét nghiệm

● Công thức máu:

– Bạch cầu bình thường hoặc giảm.

– Hồng cầu và tiểu cầu: bình thường.

● Phân lập vi khuẩn: khi phân lập được vi khuẩn cần làm kháng sinh đồ để đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.

 – Cấy máu: là xét nghiệm có giá trị nhất để chẩn đoán xác định. Cần cấy máu trước khi sử dụng
kháng sinh, tỉ lệ dương tính cao trong những tuần đầu của bệnh.

 – Cấy tủy xương: là phương pháp để phân lập vi khuẩn nhất là khi bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh làm giảm tỉ lệ cấy máu dương tính.

 – Cấy phân: tỉ lệ dương tính từ tuần thứ 2 – 3 của bệnh.

● Phản ứng huyết thanh:

 – Phản ứng Widal: kĩ thuật này phải thực hiện 2 lần cách nhau ít nhất 1 tuần nếu hiệu giá kháng thể O > 1/200 ngay từ lần đầu tiên hoặc hiệu giá kháng thể O lần 2 cao gấp 4 lần hiệu giá kháng thể O lần 1 có giá trị chẩn đoán xác định.

 – Các kĩ thuật khác như ELISA; IFA… cũng cho độ nhậy và độ đặc hiệu cao.

2. Chẩn đoán phân biệt

● Bệnh sốt rét:

– Có yếu tố dịch tễ học: sống hay đến vùng dịch tễ sốt rét.

– Biểu hiện lâm sàng cơn sốt rét: sốt cao, rét run vã mồ hôi, cơn xảy ra theo chu kì tùy theo chủng loại kí sinh trùng.

– Xét nghiệm máu tìm thấy kí sinh trùng sốt rét.

● Bệnh sốt mò:

 – Sốt cao, phát ban, da và củng mạc mắt sung huyết, nổi hạch.

 – Vết loét do ấu trùng mò đốt [Eschar].

● Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn [Osler]

 – Sốt, có bệnh cảnh nhiễm trùng, có tổn thương tim.

 – Siêu âm tim có sùi van tim.

● Nhiễm trùng huyết:

 – Có bệnh cảnh nhiễm trùng: sốt cao, gai rét, gan lách to.

 – Có triệu chứng của nhiễm trùng cơ quan ngõ vào.

 – Xét nghiệm: bạch cầu máu tăng, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính.

 – Cấy máu: phân lập được vi khuẩn gây bệnh có giá trị chẩn đoán xác định.

● Bệnh nung mủ sâu:

– Thường gặp nhất áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành…

– Sốt cao kèm rét run, đau bụng, giảm di động cơ hoành.

– Công thức máu: bạch cầu máu tăng với tỉ lệ đa nhân trung tính tăng cao.

– Chẩn đoán dựa vào siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng thấy ổ áp xe.

III. BIẾN CHỨNG

1. Biến chứng đường tiêu hóa

● Xuất huyết tiêu hóa:

– Chiếm 15% các trường hợp, thường ở đoạn cuối ruột non.

– Triệu chứng thường xảy ra vào tuần thứ 2 – 3 của bệnh.

– Xuất huyết tiêu hóa có thể nhẹ, tự khỏi, nhưng cũng có thể gặp bệnh cảnh nặng với các dấu hiệu sốc: mạch nhanh, huyết áp hạ, da xanh, bụng trướng, đi ngoài phân đen.

– Xét nghiệm: hồng cầu, hemoglobin giảm.

● Thủng ruột:

– Vị trí: thường gặp trong khoảng 60cm đoạn cuối hồi tràng gần góc hồi manh tràng.

– Triệu chứng thường xảy ra vào tuần thứ 2 – 3 của bệnh.

– Biểu hiện lâm sàng: đau bụng dữ dội ở hố chậu phải hoặc lan tỏa toàn bụng, mạch nhanh, huyết áp hạ. Khám có phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, gõ mất diện đục trước gan.

– Xét nghiệm: bạch cầu máu tăng cao. Chụp ổ bụng không chuẩn bị có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành.

● Biến chứng gan mật: viêm gan, viêm túi mật…

2. Biến chứng tim mạch- Viêm cơ tim, trụy tim mạch.

– Viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.

– Viêm màng ngoài tim.

3. Biến chứng đường tiết niệu

Viêm tiểu cầu thận, suy thận cấp.

4. Nhiễm trùng khu trú cơ quan: viêm màng não mủ, viêm đài bể thận…

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

– Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ.

– Bồi phụ nước, điện giải đầy đủ.

– Chế độ dinh dưỡng tốt, ăn thức ăn mềm, lỏng.

– Phòng ngừa và phát hiện sớm, xử trí kịp thời các biến chứng.

2. Kháng sinh

a. Với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai

– Ceftriaxon: 80 – 100mg/kg/24 giờ hoặc cefotaxim 50 – 100mg/kg/24 giờ x 10 – 14 ngày.

b. Với người lớn

+ Ciprofloxacin: viên 500mg ngày uống 2 viên x 7 – 10 ngày hoặc

+ Pefloxacin: 400mg x 2 lần/ngày, uống hay truyền tĩnh mạch trong 7 – 10 ngày hoặc

+ Norfloxacin 400mg/ngày x 7 – 10 ngày hoặc

+ Ceftriaxon: 80 – 100mg/kg/24 giờ hoặc cefotaxim 50 – 100mg/kg/24 giờ x 10 – 14 ngày.

+ Các kháng sinh khác có thể sử dụng nếu vi khuẩn thương hàn kháng với các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, fluoroquinolon: Azithromycin liều trẻ em 20mg/kg/ngày và người lớn 1g/ngày trong 5 ngày.

+ Các kháng sinh khác

Những kháng sinh cổ điển rất ít được sử dụng vì tình hình kháng thuốc phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên có thể sử dụng nếu vi khuẩn còn nhạy cảm: – Amoxicillin, ampixillin: 75 – 100mg/kg/24 giờ. – Co-trimoxazol 60mg/kg/24 giờ. – Chloramphenicol 30 – 50mg/kg/24 giờ.

Thời gian điều trị trong 7 – 14 ngày.

2. Điều trị triệu chứng

 – Bù nước điện giải tùy theo tình trạng người bệnh, trợ tim mạch.

 – Hạ nhiệt bằng paracetamol, chườm mát.

 – Dinh dưỡng: chế độ ăn lỏng, mềm, đủ dinh dưỡng.

 – Corticoid: chỉ được sử dụng khi bệnh nặng có rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn mê, do tình trạng nhiễm độc nặng hoặc tình trạng sốc với mục đích làm giảm nhanh các biểu hiện đe dọa tử vong trước khi kháng sinh đặc hiệu có tác dụng.

 – Dexamethason 3mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút, sau đó 1mg/kg/6 giờ, chỉ sử dụng trong 48 giờ.

3. Điều trị biến chứng

+ Xuất huyết tiêu hóa:

– Sử dụng các thuốc co mạch, truyền máu cùng nhóm.

– Phẫu thuật cắt ruột [nơi chảy máu] khi điều trị nội khoa không kết quả.

+ Thủng ruột:

– Chống sốc và điều trị ngoại khoa mổ khâu lỗ thủng.

– Điều trị kháng sinh toàn thân.

V. PHÒNG BỆNH

Cách ly người bệnh và xử lí chất thải của người bệnh.

– Điều trị người lành mang trùng.

– Vệ sinh môi trường, giáo dục cộng đồng về vệ sinh ăn uống và bảo vệ nguồn nước sạch.

– Tiêm phòng bằng vaccin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David A. Pegues, Samuel I.Miller [2008]. “Salmonellosis”. Harrison’s principles Internal Medincine 17th edition, volume I, page 956 – 962.

2. Nguyễn Thế Hùng [2008]. “Bệnh thương hàn”. Bệnh truyền nhiễm – Bộ môn Truyền nhiễm – Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học, trang 128 – 150.

3. Judith E. Epstein, Stephen L. Hoffman [2006]. “Typhoid fever” – Tropical Infectious Diseases, Principles,
pathogens and practice, Second edition, volume 1; page 220 – 240.

Trích ” Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa”

[Visited 2.642 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • bệnh thương hàn
  • benh truyen nhiem
  • phác đồ bệnh viện Bạch Mai

Video liên quan

Chủ Đề