Hạt củ đậu nằm ở đâu

Bố hai bệnh nhi cho biết đưa 2 con trai từ Hà Nội đến Phú Thọ thăm nhà bà ngoại.Hai bé tự chơi và ăn hạt củ đậu luộc. Chiều 18/1 bé nhỏmệt mỏi, quấy khóc và nôn ra nhiều hạt củ đậu. Không biết hạt củ đậu có độc tố rất mạnh, gia đình không đưa trẻ đến viện khám.Vài tiếng sau, bé 3 tuổi đột nhiên ngất xỉu, tay chân duỗi, gọi hỏi không có đáp ứng, được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy.

Sau khi được cấp cứu tích cực, đặt ống nội khí quản kết hợp sử dụng các thuốc vận mạch, bé được chuyển đến Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng toan hóa máu nặng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc hạt củ đậu rất nặng. Bé được lọc máu liên tục, sử dụng các thuốc vận mạch liều cao kết hợp với kháng sinh.

Sau 3 ngày được điều trị tích cực, ngày 21/1, sức khỏe bé ổn định, tỉnh táo, được rút máy thở.

Bé 6 tuổi khi nhập viện cũng nôn ra nhiều hạt củ đậu. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên tình trạng sức khỏe của bé nhanh chóng ổn định và được xuất viện ngay sau đó.

Bệnh nhi được điều trị tích cực, hiện sức khỏe ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Cao Việt Hưng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Trung tâm Sản Nhi cho biết, ngoài phần củ được dùng làm thực phẩm, phần thân, lá, hoa, quả của cây củ đậu đều có chứa rotenon - một chất rất độc thường được dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu.

Khi được hấp thu vào cơ thể, rotenon gây ức chế hô hấp của tế bào gây tăng sinh lactate nhiễm toan hóa máu, tăng hình thành các gốc oxy hóa tự do và gây chết tế bào. Sau khi ăn khoảng 30 phút đến một giờ, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ. Ở mức độ nặng hơn, rotenon gây ức chế thần kinh khiến người bệnh rơi vào hôn mê, co giật, ngừng thở, ngừng tim dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Đặc biệt, ngộ độc rotenon trong hạt củ đậu không có thuốc giải độc đặc hiệu và các triệu chứng có thể tiến triển rất nhanh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong 2-5 giờ sau khi ăn phải chất độc.

Hạt củ đậu có chứa độc tính, nên cẩn trọng khi ăn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế nếu phát hiện con mình ăn phải các loại quả, hạt lạ mà có biểu hiện bất thường.

Thúy Quỳnh

Cách trồng củ đậu không khó, vì đây là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, ít sâu bệnh, ít công chăm sóc, có thể trồng quanh năm hoặc dùng làm cây gối vụ.

Củ đậu có tính mát, vị ngọt nhẹ, có thể dùng ăn sống hoặc chế biến món ăn, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Trong củ đậu chứa tới 80 – 90% nước, 4.5% glucoza, 2.4% tinh bột. Rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có trong củ này như Vitamin C, Canxi, Sắt, Phốt pho…

Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn mọi người kỹ thuật trồng củ đậu sao cho cây phát triển tốt, củ thu được to nhất mà tốn ít công chăm sóc.

Đặc biệt, ngoài trồng dưới đất, bạn có thể áp dụng để trồng trong thùng xốp, trồng ở nơi ít diện tích đất vẫn được nhé!

Thời vụ trồng củ đậu

Củ đậu là loại cây có thể trồng quanh năm vào khoảng tháng 2 – 3, tháng 6 -7 hoặc tháng 7 – 8 đều được.

Điều kiện nhiệt độ trồng củ đậu

Vi là cây ưa sáng nên khi trồng củ đậu bạn cần lưu ý trồng cây ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng, đất không bị trũng nước hay quá khô cằn.

Cách chọn chậu trồng củ đậu

Trồng cây củ đậu thì bạn có thể trồng trong chậu hay thùn xốp, bạn nên chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

Hãy đảm bảo củ đậu có được không gian phát triển tốt nhất và chậu trồng cần được đục lỗ ở dưới đáy để cây không bị ngập úng.

Đất trồng cây củ đậu

Đất trồng củ đậu phù hợp là đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.

Bạn cũng có thể mua đất trồng đã xử lý ở các cửa hàng nông sản hoặc tiến hành trộn đất với phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, vỏ trấu, mùn hữu cơ…

Trước khi trồng nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày để xử lý mầm bệnh trong đất.

Kỹ thuật trồng cây củ đậu bằng chậu

Có hai cách trồng củ đậu chính là cách trồng củ đậu bằng củ và trồng bằng hạt. Tuy nhiên bạn nên trồng củ đậu bằng hạt vì cây cho năng suất cao hơn, đơn giản hơn và cũng đỡ tốn công chăm sóc hơn.

Trước khi gieo hạt giống củ đậu cần làm đất tơi xốp, bón  lót vôi trộn với phân chuồng ủ hoại.

Sau đó gieo hạt giống củ đậu lên mặt đất, ấn nhẹ hạt dính vào đất để khi tưới nước hạt không bị trôi, hạt giống củ đậu được đặt nằm ngang đều và so le nhau, hạt cách hạt từ 8 – 10cm.

Sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều lên mặt chậu và tưới ẩm.

Video hướng dẫn cách trồng củ thể

Cách chăm sóc cây củ đậu

Củ đậu khi mới trồng cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất trồng luôn được giữ ẩm, giúp cây mau phát triển.

Củ đậu sẽ nảy mầm và ra lá sau khoảng 7-10 ngày. Khi trồng củ đậu được 15 – 20 ngày thì tỉa bớt cây con nếu mọc quá dày để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng.

Cách trồng củ đậu hiệu quả thì bạn nên tưới thúc phân đạm hòa loãng nước sau khi gieo 20 ngày để tưới cho cây con giúp cây nhanh phát triển thân lá.

Chú ý chỉ tưới lượng nước vừa đủ ẩm cho cây vì củ đậu không chịu được úng, tránh để đất quá khô hoặc quá ẩm và thường xuyên nhổ cỏ dại.

Kỹ thuật bấm ngọn kích thích củ đậu ra hoa và đậu quả

Trong kỹ thuật trồng củ đậu thì bấm ngọn và cắt tỉa bớt thân lá là một công đoạn quan trọng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ.

Sau khi trồng củ đậu khoảng 1 tháng thì bạn tiến hành bấm ngọn lần đầu, kết hợp bón thúc phân NPK bằng cách rắc đều trên mặt chậu rồi tưới nước cho phân tan để cây hấp thụ dần dẫn.

Sau đó cứ cách  7 – 10 ngày lại tiến hành bấm ngọn một lần cho đến lúc thu hoạch củ đậu.

Dùng kéo cắt hết nụ hoa khi cây bắt đầu bói hoa, lộc non nhằm giúp cây phát triển củ.

Phòng trị sâu bệnh ở cây củ đậu

Đây là một bước rất quan trọng trong cách trồng củ đậu, bạn cần để ý tới các loại sâu như sâu cuốn lá, đốn lá, cháy lá, bệnh lở cổ rễ, rầy rệp,… gây hại.

Bạn cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Thu hoạch củ đậu

Củ đậu cho thu hoạch sau 3 tháng trồng. Quan sát khi thấy lá vàng và héo dần là lúc có thể thu hoạch được.

Cách trồng củ đậu không quá khó phải không nào? Vậy còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào trồng cho mình những chậu củ đậu để cung cấp cho gia đình loại thực phẩm thanh mát này? Đến đây bài viết này xin được kết thúc. Tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài viết sau!


NHẬP "TỪ KHÓA" BẠN CẦN TÌM KIẾM

Thứ năm, 14/01/2021 - 18:40 PM

Bạn đọc có tài khoản Zalo 'Minhlinh' có gửi một số hình ảnh tới đường dây nóng của Báo Nông nghiệp Việt Nam và cho biết: Loại cây [như hình dưới, do độc giả Minhlinh cung cấp] là cây củ sắn [hay còn gọi là củ sắn, sắn nước theo cách gọi ở miền Nam nước ta] do gia đình bạn trồng. 

Hình ảnh cây củ đậu [cây củ sắn] do bạn Minhlinh cung cấp.

Tuy nhiên, bạn Minhlinh băn khoăn: "Em có trồng củ sắn nhưng sao lại ra đậu" [ra quả đậu]. Vậy có ăn [quả] được không?".

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã gửi hình ảnh của bạn đọc Minhlinh tới một số chuyên gia về nông học, và được cho biết như sau: Theo hình ảnh mà bạn Minhlinh cung cấp, đây là cây củ đậu [hay còn gọi là củ sắn, sắn nước theo cách gọi ở miền Nam nước ta].

Cây này chỉ ăn được củ, còn hạt và lá của cây củ đậu có các chất độc tên là rotenon và tephrosin, không thể ăn được, thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da [ghẻ, lở] mà thôi.

Xin phản hồi để bạn Minhlinh và bạn đọc được biết, không được ăn hạt và lá của cây củ đậu.

Video liên quan

Chủ Đề