Thương nhân là gì theo Luật thương mại

Thương nhân là chủ thể chính tham gia các quan hệ pháp luật thương mại Việt Nam. Tìm hiểu sâu về thương nhân sẽ giúp các doanh nghiệp nói chung và các bạn đọc nói riêng nắm rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi bắt đầu tìm hiểu các vấn đề thương mại. Công ty luật TNHH Thanh & Cộng sự sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về đặc điểm pháp lý của thương nhân qua bài viết sau:

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005: ” Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Theo khái niệm này, thương nhân bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp;

+ Cá nhân.

Tuy nhiên không phải tổ chức thành lập hợp pháp hoặc cá nhân nào cũng được pháp luật Việt Nam công nhận là thương nhân. Để là thương nhân, các chủ thể nói trên phải mang các đặc điểm pháp lý sau:

            Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại.

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Đây là đặc điểm luôn đi liền với thương nhân. Muốn xem một chủ thể có phải thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có hoạt động thương mại hay không.

            Thứ hai, thương nhân phải hoạt động độc lập

            Khoản 1 điều 6 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập. Theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi  ích của bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không? Bởi trên thực tế, hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia vào như người làm công, các nhân viên quản lí điều hành…nên cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để có thể xác định chủ thể có tư cách thương nhân. Thương nhân sẽ thực hiện hành vi thương mại môt cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi thương mại của mình. Những người làm công ăn lương, người quản lí điều hành một chi nhánh hay một cửa hàng thương mại thì chưa được coi là một thương nhân vì họ thực hiện những hành vi thương mại vì lợi ích của ông chủ…Chính vì vậy, có thể nói, nếu thiếu đặc điểm thứ hai này thì chủ thể cũng sẽ không có tư cách thương nhân.

            Thứ ba, các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên.

            Điều này có nghĩa là thương nhân, khi tham gia hoạt động thương mại thì phải thực hiện hoạt động này thường xuyên, nguồn lợi kiếm được từ hoạt động thương mại là nguồn lợi chính, thu nhập chính cho bản thân, tổ chức mình.

            Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.

            Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật thương mại.

Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh.

Khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm…và có đăng kí kinh doanh” vừa có thể nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân. Khi đăng kí kinh doanh những thông tin chủ yếu về thương nhân sẽ được công khai như: tên thương mại, trụ sở, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh… được ghi nhận vào sổ đăng kí kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì sẽ chỉ cần đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có được thông tin cần thiết.

Đăng kí kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay do thương nhân còn tồn tại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau nên việc đăng kí kinh doanh được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật khác nhau. Việc đăng kí kinh doanh tạo cơ sở pháp lí cho công tác quản lí nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp lý: VÕ VƯƠNG KHÁNH TRÌNH

Kinh tế thị trường phát triển, giao lưu thương mại, mua bán hàng hóa được đẩy mạnh, các chủ thể mua bán hàng hóa cũng được biết đến với những tên gọi khác nhau như “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh”.

1. Thương nhân là gì?

Về khái niệm “thương nhân”, hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân được hiểu là những chủ thể bao gồm, tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, và những cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại theo các hình thức và các phương thức đa dạng trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm trên các địa bàn, các lĩnh vực. Trong đó, “hoạt động thương mại” được hiểu là những hoạt động có tính chất kinh doanh, sinh lợi, bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi nhuận.

2. Đặc điểm thương nhân

Thứ nhất, các chủ thể pháp luật có thể trở thành hoặc được xem là thương nhân bao gồm cá nhân và tổ chức kinh tế. Thứ hai, để trở thành hay được xem là thương nhân thì cá nhân hay tổ chức kinh tế phải tiến hành hoạt động thương mại.

Thứ ba, cá nhân hay tổ chức kinh tế được xem là thương nhân chỉ khi tiến hành hoạt động thương mại một cách. Tính độc lập ở đây là độc lập về mặt pháp lý. Điều đó có nghĩa là cá nhân hay tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại, tham gia vào các giao dịch thương mại, với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập. Đặc điểm này cho phép loại trừ văn phòng đại diện và chi nhánh khỏi khái niệm thương nhân, bởi vì chúng chỉ là các đơn vị phụ thuộc của thương nhân mà thôi [khoản 6, 7 Điều 3 Luật thương mại 2005].

Thứ tư, các hoạt động thương mại mà cá nhân hay tổ chức đó tiến hành phải có tính thường xuyên. Tính thường xuyên nói chung đòi hỏi hoạt động có tính liên tục trong khoảng thời gian dài có xác định hoặc không xác định. Đối với cá nhân điều đó còn có nghĩa là cá nhân lấy hoạt động thương mại làm nghề nghiệp chính của mình và tạo ra thu nhập chính cho mình. Đối  với tổ chức kinh tế khi tính thường xuyên đã bao hàm trong mục đích thành lập. Yêu cầu về tính thường xuyên dẫn đến hệ qua pháp lý, theo đó nếu thương nhân có ý định tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian vượt quá một giới hạn nào đó thì ohải thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc tạm ngừng hoạt động đó.
​Thứ năm, đặc điểm cuối cùng là để trở thành thương nhân thì cá nhân phải đăng ký kinh doanh; còn tổ chức kinh tế thì xuất hiện với tư cách là một chủ thể pháp luật và đồng thời là thương nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [hoặc các giấy chứng nhận có giá trị tương đương, như Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập tổ chức kinh tế]. Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [nay theo pháp luật doanh nghiệp là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp] là văn bản khai sinh ra chủ thể pháp luật mới là thương nhân.

3. Phân biệt “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh”

Trên cơ sở xem xét các khái niệm về “thương nhân”, về “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh” được xác định ở trên, có thể phân biệt các chủ thể này trên hai phương diện sau:

+ Điểm giống nhau
Dù là “thương nhân”, “doanh nghiệp” hay “chủ thể kinh doanh” thì đều thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất sinh lời, phát sinh lợi nhuận. Trong đó, hoạt động kinh doanh có thể hiểu là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ công đoạn trong quá trình từ đầu tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường hoặc thực hiện việc cung ứng dịch vụ theo nhu cầu nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận [căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014].

Dù là cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, hay tổ chức kinh tế, dù được xác định là “thương nhân”, “doanh nghiệp”, hay “một chủ thể kinh doanh” thì mục đích cuối cùng đều là thực hiện các hoạt động sinh lời trong phạm vi mà pháp luật cho phép và điều chỉnh.

+ Điểm khác nhau
Qua phân tích nội dung khái niệm, có thể thấy, giữa các đối tượng “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “hộ kinh doanh cá thể” không chỉ giống nhau mà có sự phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở những điểm khác biệt. Cụ thể như sau:

– Mọi “doanh nghiệp” được thành lập hợp pháp đều được xác định là “thương nhân”. Bởi doanh nghiệp được xác định là một trong những tổ chức kinh tế [theo khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014], có tài sản, có trụ sở giao dịch, và được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi thương nhân đều là doanh nghiệp.

Bởi căn cứ theo khái niệm về “thương nhân” được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thì khái niệm “thương nhân” rộng hơn rất nhiều, nên sẽ có một số đối tượng là “thương nhân” nhưng không được xác định là “doanh nghiệp” như hộ kinh doanh, hợp tác xã, mặc dù đây cũng là những tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.

Trường hợp này, hộ kinh doanh, hợp tác xã thì không được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, khái niệm “thương nhân” còn bao gồm những cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, và có đăng ký kinh doanh, chứ không chỉ bao gồm doanh nghiệp, nên “thương nhân” được hiểu theo nghĩa rộng hơn.

– Cả hai đối tượng “thương nhân”, hay “doanh nghiệp” đều được xác định là “chủ thể kinh doanh”, bởi trên cơ sở phân tích khái niệm “chủ thể kinh doanh” thì “thương nhân”. và “doanh nghiệp” đều là những chủ thể có thực hiện hoạt động kinh doanh, và thực hiện việc thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nhưng không phải mọi “chủ thể kinh doanh” đều được xác định là “thương nhân” hay “doanh nghiệp”. Bởi như đã phân tích, chủ thể kinh doanh sẽ bao gồm bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào, là cá nhân, là tổ chức, là hợp tác xã, là hộ gia đình… thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Điều đó có nghĩa, một số “chủ thể kinh doanh” nhưng không được xác định là “doanh nghiệp” như hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh cá thể… Đồng thời một số “chủ thể kinh doanh” nhưng không được xác định là “thương nhân” như cá nhân kinh doanh, hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không đăng ký kinh doanh và không được gọi là “thương nhân”, có thể ví dụ như những người bán hàng rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe.. [Theo nội dung Nghị định 39/2007/NĐ-CP]. Cho nên có thể thấy, khái niệm “chủ thể kinh doanh” rộng hơn rất nhiều so với khái niệm “thương nhân” hay “doanh nghiệp”, vừa có sự tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt.

– Ngoài ra, ba chủ thể “thương nhân”, “doanh nghiệp”, “chủ thể kinh doanh” còn khác nhau về văn bản điều chỉnh. Nếu như “doanh nghiệp” được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, thì “thương nhân” được điều chỉnh bởi Luật thương mại năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, và các văn bản khác về hoạt động kinh doanh thương mại, cũng như các văn bản điều chỉnh các chủ thể được xác định là “thương nhân”.

Còn đối tượng “chủ thể kinh doanh” thì được nhắc đến trong các văn bản điều chỉnh về hoạt động kinh doanh, thương mại, nhưng không được định nghĩa cụ thể bởi bất cứ văn bản pháp luật nào, bởi các đối tượng được xác định là chủ thể kinh doanh rất đa dạng, và đã được điều chỉnh bởi các văn bản khác.

– Đồng thời, tùy vào từng chủ thể khác nhau, là thương nhân, là doanh nghiệp, hay chủ thể kinh doanh khác mà thủ tục đăng ký thành lập, hay cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh của những chủ thể này cũng sẽ khác nhau.

Như vậy, qua sự phân tích ở trên, có thể thấy, mỗi khái niệm “thương nhân”, “doanh nghiệp” hay chủ thể kinh doanh” đều là những khái niệm chỉ các đối tượng thực hiện hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, được tiếp cận trên một phạm vi và một nhóm đối tượng nhất định có chung các đặc điểm. Trong đó, khái niệm “chủ thể kinh doanh” là khái niệm có nội dung rộng nhất, bao hàm cả khái niệm “thương nhân” và “doanh nghiệp”.

Còn khái niệm “thương nhân” thì trong ý nghĩa của khái niệm cũng như phạm vi chủ thể mà khái niệm “thương nhân” xác định thì đã bao gồm cả chủ thể là “doanh nghiệp”. Đây là trường hợp mở rộng dần về mặt khái niệm từ “doanh nghiệp” đến “thương nhân” đến “chủ thể kinh doanh”. Mỗi một loại chủ thể đều được dùng để điều chỉnh những đối tượng trên những cơ sở pháp lý và đặc điểm đặc trưng của từng nhóm đối tượng, nhằm phân loại và đưa ra những sự điều chỉnh phù hợp đối với quan hệ kinh doanh thương mại.

Xem thêm:

>>> Chức danh là gì ?

>>> Thủ tục làm lại con dấu khi bị hỏng

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: 

www.luatthienminh.vn

Video liên quan

Chủ Đề