Con người có bao nhiêu tế bào thần kinh

Não người có bao nhiêu tế bào thần kinh, cần nuôi dưỡng bằng thức ăn,... là những điều mà khoa học đã giải mã về bộ não người, theo Medical News Today.

Đời người, lúc nào lo hãi nhất?

Bộ não có đến 85 tỉ tế bào thần kinh

Kích thước não khác nhau tùy thuộc nhiều vào tuổi tác, giới tính và khối lượng cơ thể tổng thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ trưởng thành nặng trung bình khoảng 1.336 gram, trong khi não người lớn nặng khoảng 1.198 gram.

Về kích thước, bộ não con người không phải là lớn nhất. Trong số tất cả động vật có vú, cá voi có trọng lượng 35 - 45 tấn, động vật có vú có bộ não lớn nhất.

Nhưng, so với các loài động vật trên trái đất, bộ não con người có lượng tế bào thần kinh nhiều nhất, là nơi lưu trữ và truyền tải thông tin bằng tín hiệu điện và hóa học.

Nhà thần kinh học người Brazil Suzana Herculano-Houzel đã phát hiện có đến 86 tỉ tế bào thần kinh trong não người.

Một nhà khoa học Mỹ khẳng định 'chết là… hết, không có kiếp sau'

Não người chứa nhiều nước và chất béo

Bộ não con người được tạo nên cùng với dây thần kinh cột sống, hệ thống thần kinh trung ương.

Não được làm bằng mô mềm, bao gồm chất xám và trắng, chứa các tế bào thần kinh, tế bào không thuộc tế bào thần kinh [giúp duy trì tế bào thần kinh và sức khỏe não] và các mạch máu nhỏ. Chúng có hàm lượng nước cao cũng như một lượng lớn [gần 60%] chất béo.

Bộ não cũng biết đói

Mặc dù thực tế rằng bộ não con người không phải là một cơ quan rất lớn, nhưng chức năng của nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng.

Herculano-Houzel giải thích trong một bài thuyết trình: “Mặc dù bộ não con người chỉ nặng 2% so với khối lượng cơ thể, nhưng nó sử dụng đến 25% năng lượng mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động mỗi ngày”.

Và tại sao bộ não cần rất nhiều "nhiên liệu?" Dựa trên các nghiên cứu về mô hình chuột, một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng, hầu hết năng lượng này được chi cho việc duy trì các quá trình suy nghĩ và cơ thể, và một số năng lượng có thể đầu tư vào việc duy trì sức khỏe của tế bào não.

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, não người sử dụng rất nhiều năng lượng trong thời gian được gọi là "trạng thái nghỉ ngơi", mặc dù nó không tham gia vào bất kỳ hoạt động cụ thể nào.

Dùng kỹ thuật 'gấu ngủ đông' để hồi sinh người bị đột quỵ, 3 lần ngưng thở

Chúng ta sử dụng não ngay cả khi nghỉ ngơi

Nhiều quan niệm cho rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não. Trên thực tế, chúng ta sử dụng hầu hết bộ não của mình khá nhiều. Quét não đã chỉ ra rằng chúng ta sử dụng khá nhiều bộ não, ngay cả khi chúng ta ngủ - mặc dù các kiểu hoạt động, và cường độ của hoạt động đó, có thể khác nhau tùy thuộc vào những gì chúng ta đang làm và trạng thái tỉnh táo hoặc trạng thái giấc ngủ.

"Ngay cả khi bạn tham gia vào một nhiệm vụ và một số tế bào thần kinh đang tham gia vào nhiệm vụ đó, phần còn lại của bộ não cũng đang làm những thứ khác, đó là lý do tại sao dù không suy nghĩ thì bộ não vẫn liên tục hoạt động", nhà thần kinh học Krish Sathian tại Đại học Emory ở Atlanta [Mỹ] cho biết.

Cả hai não trái và phải đều hoạt động

Nghiên cứu đã tiết lộ rằng mọi người sử dụng cả hai bán cầu não khá nhiều trong cùng một biện pháp. Tuy nhiên, bán cầu não trái quan tâm nhiều hơn với việc sử dụng ngôn ngữ, trong khi bán cầu phải được áp dụng nhiều hơn cho những phức tạp của giao tiếp phi ngôn ngữ.

Bộ não khó học những điều mới khi già

Khi chúng ta già đi, các bộ phận của bộ não bắt đầu co lại một cách tự nhiên và chúng ta bắt đầu dần dần mất đi các tế bào thần kinh. Các thùy trán và vùng hippocampus - hai vùng não chính trong việc điều chỉnh các quá trình nhận thức, bao gồm sự hình thành bộ nhớ và thu hồi - bắt đầu co lại khi chúng ta đạt tới 60 hoặc 70 tuổi.

Khi chúng ta già đi, chúng ta bắt đầu mất các tế bào thần kinh. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy bộ não người lớn cũng có thể tạo ra các tế bào mới. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tìm hiểu những điều mới, hoặc thực hiện một số nhiệm vụ cùng một lúc có nhiều khó khăn hơn trước.

Tin liên quan

Là cơ quan chính của hệ thần kinh, não quản lý hầu hết các hoạt động của cơ thể và xử lý tất cả thông tin nhận được từ cả bên trong và bên ngoài. Không những vậy, não bộ con người còn là nơi chứa đựng cảm xúc và giúp chúng ta có khả năng nhận thức, bao gồm suy nghĩ, ghi nhớ và đưa ra quyết định.

Cơ quan này lần đầu tiên được đề cập đến trong một ghi chép về y học từ thời Ai Cập cổ đại, được phát hiện vào những năm 1800. Kể từ đó, sự hiểu biết của chúng ta về chức năng và cấu tạo não bộ con người bắt đầu được mở rộng, mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh cơ quan này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một số sự thật thú vị về bộ não nhé.

1. Não người nặng bao nhiêu kg?

Kích thước não của mỗi người rất khác nhau, phụ thuộc phần lớn vào tuổi tác, giới tính và khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, vài nghiên cứu cho rằng, bộ não của đàn ông nặng trung bình khoảng 1.336 gram, trong khi não phụ nữ nặng khoảng 1.198 gram.

Xét về kích thước, bộ não của con người không phải là lớn nhất. Tuy nhiên, trong tất cả các loài động vật trên trái đất, con người sở hữu bộ não có lượng tế bào thần kinh nhiều nhất. Các tế bào thần kinh giúp lưu trữ và truyền thông tin bằng tín hiệu điện và hóa học.

Người ta cho rằng, bộ não con người chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Theo đó, một nhà thần kinh học người Brazil, Suzana Herculano-Houzel đã phát hiện ra cách đếm số tế bào thần kinh của não người và số tế bào thần kinh mà ông đếm được là khoảng 86 tỷ.

2. Bộ não con người được cấu tạo từ gì?

Não bộ con người cấu tạo từ các mô mềm, được chia thành chất xám và chất trắng. Não chứa các tế bào thần kinh, các mạch máu nhỏ cũng như các tế bào khác, giúp duy trì tế bào thần kinh và sức khỏe não bộ. Não có hàm lượng nước và chất béo cao [khoảng 60%].

Bộ não con người thời hiện đại có hình cầu, không giống như bộ não của người tối cổ vào khoảng 40.000–50.000 năm trước có hình dạng hơi thon dài ở phía sau.

Cơ quan này được tạo nên cùng với cột sống và hệ thống thần kinh trung ương. Cấu trúc não người có ba phần chính:

Não bộ là bộ vi xử lý của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động và nhận thức hàng ngày của bạn. Đó là điều mà con người đã biết trong hàng ngàn năm. Các nghiên cứu giải phẫu não bộ đầu tiên đã được thực hiện từ thế kỷ 17 trước Công nguyên, bởi những người Ai Cập cổ đại.

Một tài liệu bằng giấy cói ở thời điểm đó đã ghi lại một số cuộc mổ não người để tìm kiếm nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não:

Thế nhưng, người Ai Cập cổ đại tất nhiên không thể nào tìm ra những neuron thần kinh ở thời điểm đó. Bởi ngay cả khi nhìn dưới kính hiển vi quang học, bạn cũng sẽ chỉ thấy não bộ là những đám mô tế bào lộn xộn.

Neuron thần kinh mới chỉ được phát hiện cách đây khoảng 150 năm, sau khi một bác sĩ người Ý tên là Camillo Golgi tìm ra phương pháp nhuộm tế bào. Với phương pháp này, các lát cắt não khi nhìn qua kính hiển vi đã trở nên rõ nét hơn.

Một nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha là Santiago Ramón y Cajal sau đó đã dùng kỹ thuật nhuộm của Golgi để tìm ra những tế bào riêng lẻ đang được nối với nhau trong não bộ. Chúng chính là những neuron thần kinh đầu tiên được xác nhận, thứ đã đem về cho Cajal và Golgi một giải Nobel năm 1906.

Cơ thể bạn có khoảng 86 tỷ neuron thần kinh

Phát hiện về neuron của Cajal đã đặt nền móng cho hơn một thể kỷ tiếp theo của ngành thần kinh học. Ngày nay, chúng ta biết các tế bào thần kinh này chính là những đơn vị hoạt động cơ bản trong não bộ và tủy sống của con người, và cả các loài động vật.

Chúng được kết nối thành mạng lưới và giao tiếp với nhau thông qua tín hiệu điện hóa. Các neuron tiếp nhận thông tin từ 5 giác quan, xúc giác trên da bạn, vị giác ở lưỡi, khứu giác ở mũi, thị giác từ mắt và thính giác từ tai rồi xử lý chúng giúp bạn nhận thức được thế giới xung quanh mình.

Sau đó, một số neuron khác tiếp tục chỉ đạo hoạt động của hệ vận động, khiến bạn cử động và đưa ra các phản hồi thích hợp với mọi kích thích. Phần lớn neuron thần kinh tập trung trong não bộ của bạn, một phần nhỏ khác tập trung dọc theo tủy sống và hệ thần kinh ngoại vi bao gồm các dây thần kinh. Tổng cộng, trong cơ thể bạn đang có khoảng 86 tỷ neuron.

86 tỷ neuron thần kinh đang làm gì trong não bộ và tủy sống của bạn?

Bởi vì neuron chỉ là những mảnh nhỏ trong một hệ thống thần kinh có số lượng khổng lồ, sức mạnh của chúng nằm ở khả năng giao tiếp với các neuron khác. Trong não bộ, mỗi một neuron thần kinh có thể thực hiện tới 10.000 kết nối tới các neuron xung quanh.

Điều này xảy ra trên những khoảng trống nhỏ được gọi là khớp thần kinh synap. Nếu các neuron giao tiếp thường xuyên, kết nối synap giữa chúng sẽ trở nên mạnh hơn giúp việc gửi các tín hiệu trong tương lai trở nên dễ dàng hơn.

Điều này xảy ra mọi lúc và mọi nơi trong não bộ. Và nó giải thích cách chúng ta học hỏi và hình thành ký ức. Mỗi khi chúng ta học được một kiến thức mới hoặc có thêm một ký ức trong đời, chúng thực ra đang có thêm các kết nối synap mới. Các ký ức càng mạnh mẽ, kiến thức càng được học sâu thì kết nối synap càng mạnh giúp bạn khó có thể quên nổi chúng.

Phần lớn neuron không thể tái sinh, chúng đã ở đó từ khi bạn sinh ra cho tới khi bạn chết đi

Nhưng trong khi các synap mới đang hình thành trong suốt cuộc đời của bạn, bản thân các neuron thần kinh đã có ở đó kể từ khi chúng ta sinh ra, và sẽ tồn tại cho đến khi chúng ta chết đi. Neuron ban đầu là các tế bào gốc được gửi tới từng vùng của não bộ, sau đó, phát triển thành các tế bào chuyên biệt.

Chúng ta có 4 loại neuron:

- Neuron cảm giác: là các tế bào giúp truyền tín hiệu điện từ các bộ phận cơ thể về não bộ như trên da, cơ, các tuyến cơ thể.

- Neuron vận động: là các tế bào mang tín hiệu từ não bộ tới các cơ quan khác và chỉ đạo sự hoạt động của chúng.

- Neuron thụ cảm: là các tế bào thần kinh cảm nhận môi trường xung quanh [ánh sáng, âm thanh, xúc giác và khứu giác, vị giác].

- Interneuron: là các tế bào chỉ chuyên làm nhiệm vụ truyền tín hiệu từ neuron này sang neron khác.

Không giống như các tế bào khác trong cơ thể sẽ chết đi rồi tái sinh theo thời gian hầu hết các neuron sẽ tồn tại suốt đời bạn, lý tưởng là vậy. Bởi các neuron sẽ chết nếu bạn không sử dụng tới chúng. Và sự chết của neuron là một điều rất phí phạm cũng như nguy hiểm.

Ví dụ, nếu tình hình COVID-19 kéo dài khiến bạn không bao giờ có thể ra khỏi nhà nữa, bạn có thể sẽ mất các neuron trong vùng não có chức năng điều hướng không gian, thứ giúp bạn tìm đường và xác định phương hướng. Bạn sẽ quên đường đi làm, quên chỗ gửi xe ở cơ quan và thậm chí quên password trên máy tính ở công ty.

Nhiều neuron khi chết đi còn có thể dẫn đến sự mất chức năng nhận thức, cũng như chức năng vận động cơ bản. Đó chính xác là những gì xảy ra trong não của các bệnh nhân Alzheimer và Parkinson.

Chúng ta có thể "hack" vào các neuron thần kinh

Nghiên cứu các neuron thần kinh có thể giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp chữa các căn bệnh thần kinh, thậm chí cải thiện hoạt động não bộ của chúng ta. Bởi các neuron hoạt động bằng tín hiệu điện hóa, con người có thể "hack" chúng thông qua kích thích điện.

Các nhà khoa học đã tìm ra cách kích thích não và tủy sống giúp phục hồi chức năng cho những người bị liệt cơ bắp, hoặc tắt cảm giác đau mạn tính ở một số bệnh nhân. Một số công ty tư nhân đang quảng cáo các sản phẩm kích thích não bộ có thể cải thiện trí nhớ và tăng tốc độ học tập.

Nhưng bằng chứng khoa học về các phương pháp này còn khá yếu. Và các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu tác dụng thật của chúng khi phân biệt với giả dược. Vả lại, các phương pháp can thiệp não bộ này cũng có những rủi ro nhất định.

Vậy nên, trước khi bạn có thể đội một chiếc mũ điện não lên đầu và hi vọng rằng nó sẽ giúp bạn ôn lại toàn bộ bài vở từ đầu năm học chỉ trong một đêm, tốt nhất là hãy chăm chỉ học tập theo phương pháp truyền thống.

Mấu chốt là hãy làm bài tập thật nhiều, ôn lại chúng thường xuyên để củng cố các kết nối synap giữa các neuron trong não bạn. Đó là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để ghi nhớ, mặc dù cũng hơi mất thời gian một chút.

Tham khảo Scientificamerican

Video liên quan

Chủ Đề