Tiêm mũi 2 cách mũi 1 bao lâu astrazeneca

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.

Theo đó, trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế- Bộ Công an; Cục Quân Y- Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đề nghị về tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA [vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất] có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản

Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Tiếp tục thực hiện các nội dung khác theo chỉ đạo tại Công văn số 10722/BYT- DP ngày 17/12/2021 và Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Bộ Y tế cho biết, đến ngày 25/3, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.566.009 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.444.998 liều: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.121.011 liều: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.

Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung...

Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi [trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm] trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…

Admin

Trước đó, Bộ Y tế đã nhận được Công văn số 8758/UBND-VHXH ngày 3/9/2021 của UBND tỉnh Long An và Công văn số 6530/SYT-NVY ngày 12/9/2021 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đề xuất việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo, khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin này từ 8 đến 12 tuần. Trong tháng 7/2021, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1.

Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian tối thiểu giữa hai mũi vắc xin phải bảo đảm tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của WHO và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng, chống dịch.

Sau khi được UBND tỉnh, thành phố chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm, sở y tế hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm và thông tin đầy đủ cho các đối tượng tiêm trước khi tiến hành tiêm chủng về hiệu quả, tính an toàn của việc rút ngắn thời gian để người dân biết và tham gia nếu được đối tượng tiêm đồng thuận.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện tiêm chủng và báo cáo kết quả về Bộ Y tế [qua Cục Y tế dự phòng] theo quy định. Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố và tổ chức triển khai thực hiện.

Duy Tuân

Tạ Duy Tuân

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 381202

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Video liên quan

Chủ Đề