Tiền thuê đất cho trạm xử lý nước thải

Kết quả rà soát việc cho thuê đất và bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội cho thấy, có 21 cụm công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung, chiếm 30% tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Theo số liệu của các Sở, ngành liên quan báo cáo UBND TP. Hà Nội về kết quả rà soát việc cho thuê đất và bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, tính đến hết tháng 6/2019, toàn Thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động.

Tiền thuê đất cho trạm xử lý nước thải
Ảnh minh họa (Internet)

Trong số này có 21 cụm công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung, gồm 9 cụm công nghiệp do chủ đầu tư thực hiện, 12 cụm công nghiệp được đầu tư theo Quyết định 7209/QĐ-UBND ngày 2/12/2013 của UBND Thành phố.

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, Sở này đã tham mưu xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025, như: Thu thập thông tin hạ tầng cụm công nghiệp; xây dựng dự thảo Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2020-2025.

Cũng liên quan đến nhiệm vụ trên, Sở Xây dựng đã hoàn thiện, trình phương án đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ duy trì thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố năm 2019 do Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo phân cấp và đã được UBND thành phố phê duyệt tại Văn bản số 4294/VP-KT ngày 16/5/2019. Hiện Sở Xây dựng chỉ đạo Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai theo quy định.

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành điều tra, khảo sát thực tế 65 làng nghề, phân thành 5 nhóm làng nghề: Chế biến nông sản thực phẩm; nhuộm, thuộc da; thủ công, mỹ nghệ; tái chế; cơ kim khí. Đồng thời, trực tiếp phổ biến cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố về chính sách đất đai, trình tự, thủ tục xin thuê đất, giao đất; hướng dẫn, giải đáp các khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường theo kế hoạch năm 2019. 

Đặc biệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung xử lý 25 vụ việc về môi trường qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường và đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường, hoàn thành kế hoạch kiểm tra môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Được biết, theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030, trên địa bàn Thành phố sẽ có tổng số 159 cụm công nghiệp.

Kính gửi : Các nhà đầu tư quan tâm.
Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình mời các nhà đầu tư quan tâm đề xuất chủ
trương đầu tư dự án đầu tư sau đây:
1. Thông tin về dự án:
1.1. Tên dự án: Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bắc Đồng Hới (giai
đoạn 1).
1.2. Địa điểm thực hiện: Khu đất có ký hiệu XLN thuộc đồ án Quy hoạch chi tiết
xây dựng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh Quảng Bình
phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 04/3/2010. Diện tích quy hoạch
KCN 150ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 110ha.
1.3. Mục tiêu dự án: Đầu tư Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp
Bắc Đồng Hới (giai đoạn 1) nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường trong
khu công nghiệp.
1.4. Quy mô dự án: Đầu tư mới Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bắc
Đồng Hới (giai đoạn 1) với công suất là 600 m3/ngày đêm, gồm: Hệ thống thu gom
(D150mm-D400mm) dài 7.055m; 02 trạm bơm nâng cốt (01 trạm công suất 200
m3/ngày.đêm và 01 trạm công suất 100 m3/ngày đêm); 01 trạm quan trắc tự động;
Xây dựng Nhà máy và khu xử lý.
1.5. Diện tích sử dụng đất: Khoảng 0,56 ha.
1.6. Hiện trạng khu đất, hạ tầng kỹ thuật và hạng mục dự án có liên quan:
- Hiện trạng khu đất: Chủ yếu là đất lâm nghiệp (rừng keo) của hộ gia đình chưa
được GPMB.
- Khu đất này đã có trong đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp
Bắc Đồng Hới, tỷ lệ 1/500.
- KCN đã được đầu tư cơ bản hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước.
1.7. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 35 tỷ đồng.
1.8. Thời hạn hoạt động của Dự án: 50 năm.
1.9. Tiến độ thực hiện dự án:
Khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2024. Tiến độ cụ thể do nhà đầu tư đề
xuất.

1.10. Hình thức nộp tiền thuê đất: Hàng năm.
1.11. Các điều kiện chung đối với nhà đầu tư:
a) Không vi phạm pháp luật đất đai: Nhà đầu tư thực hiện dự án không vi phạm
quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp nhà đầu tư đang sử dụng đất do
Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác theo quy định tại
Khoản 3, Điều 14, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
b) Điều kiện về phương án xây dựng và năng lực vận hành:
- Nhà đầu tư phải có phương án thiết kế đảm bảo sự hài hòa với các công trình
xung quanh, tôn trọng yếu tố cảnh quan khu vực lân cận.
- Có phương án quản lý, khai thác và vận hành dự án phù hợp, đảm bảo tính
khả thi.
c) Yêu cầu môi trường, an toàn:
- Việc quản lý và xây dựng nhà máy cần tuân thủ các Quy định, Quy chuẩn,
Tiêu chuẩn chuyên ngành để kiểm soát, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và quy
hoạch khu công nghiệp.
- Phải có các giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động đối với dân cư, cảnh
quan thiên nhiên; không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện dự án.
- Bảo vệ môi trường không khí: Bố trí trồng cây xanh trong khuôn viên nhà
máy và xung quanh hàng rào nhà máy, đảm bảo tỷ lệ cây xanh theo quy định..
2. Yêu cầu về năng lực nhà đầu tư:
2.1. Năng lực tài chính: Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án
không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 14, Nghị định
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và có khả năng huy động 100% vốn
(vốn tự có và vốn huy động khác) để thực hiện án theo tiến độ đầu tư. Trường hợp
liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các
thành viên liên danh.
2.2. Năng lực kinh nghiệm: Nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm để thực hiện dự án,
trong đó đã (hoặc đang) thực hiện ít nhất 01 dự án nhà máy xử lý nước thải công suất
600m3/ngày đêm trở lên với vai trò là chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây lắp chính.
(Kèm tài liệu chứng minh năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm).
3. Ưu đãi đầu tư:
3.1. Thuế: Nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của
pháp luật về thuế.
+ Được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17% trong thời hạn
10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Miễn thuế 02 năm, kể từ khi
có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
+ Được miễn thuế nhập khẩu các loại hàng hóa tạo nên tài sản cố định của dự án.
3.2. Đất đai:
- Giá thuê đất trả tiền hàng năm: 6.500 đồng/m2/năm.
- Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản không quá 03 năm.
- Miễn tiền thuê đất theo ưu đãi đầu tư: 11 năm.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB dự kiến 2,7 tỷ đồng.
3.3. Hỗ trợ khác:
- Hỗ trợ theo Nghị Quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 07/11/2017
của UBND tỉnh về quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
- Được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 131 -
Điều 134, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
4. Hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư:
Hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 31,
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ và Hướng dẫn của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
5. Thời hạn nộp hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư: Trước 16 giờ ngày
31/10/2022.
6. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Tên cơ quan: Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình (tiếp nhận tại Trung tâm hành
chính công tỉnh Quảng Bình).
Địa chỉ nộp hồ sơ: Số 09- Quang Trung, phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình.
Mọi thông tin cần biết, nhà đầu tư liên hệ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban Quản lý
khu kinh tế Quảng Bình, địa chỉ: Số 117, Lý Thường Kiệt, phường Đồng Hải, thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, điện thoại liên hệ Võ Văn Tùng: 0913295020.
Ban Quản lý Khu kinh tế trân trọng thông báo ./.

 Tải toàn bộ Thông báo Tại đây