Tiêu chuẩn 5C là gì

GVHD: PGS. TS. Đào Văn Hùng Chuyên đề thực tậpQuy trình được minh họa qua sơ đồ sau:

1.2.5. Các nội dung thẩm định.

Trong thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn nói riêng, các ngân hàng thường dựa vào các tiêu chuẩn nhất định để đánh giá khách hàng trướckhi cho vay. Sau đây là hai cách thẩm định mà các ngân hàng thường sử dụng để đánh giá khách hàng.Điều này thể hiện năng lực, trí tuệ uy tín và đạo đức của người đi vay. Bất cứ một ngân hàng nào nếu muốn ổn định và phát triển đều cần chọn lựa người đi vaypháp nhân hoặc thể nhân phải là người có uy tín cao thể hiện qua tính cách của họ trong nhiều khía cạnh.Capacity: Năng lực hoặc khả năng vay và trả nợ của khách hàngKhả năng đi vay và trả nợ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cấp tín dụng cho khách hàng. Bất kể người đi vay có nhu cầu vay vốn để làm gì sản xuấtkinh doanh hoặc xây dựng, mua sắm, đều phải chứng minh năng lực của mình trênSVTH: Nguyễn Hồng Hải 12Xem xét hồ sơ vay của khách hàngThẩm định PASXKDƯớc lượng và kiểm sốt rủi ro tín dụngKết luận về khả năng thu hồi nợ vayThu thập thông tin bổ sung cần thiếtGVHD: PGS. TS. Đào Văn Hùng Chuyên đề thực tậpcả hai mặt, vay nợ và trả nợ, nếu người đi vay chứng tỏ mình có khả năng vay vốn, đồng thời tạo ra nguồn để trả nợ mới thỏa mãn điều kiện của ngân hàng.Capital: VốnVốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của người sản xuất kinh doanh. Nếu người sản xuất kinh doanh có vốn để sản xuất kinh doanh thì nó trở thành một trong nhữngyếu tố để ngân hàng tin tưởng vào nhu cầu sử dụng vốn của đơn vị. Không một nhà sản xuất kinh doanh nào mà chỉ sản xuất kinh doanh dựa vào vốn vay ngân hàng vàkhông một ngân hàng nào lại cấp tín dụng đến 100 nhu cầu vốn của doanh nghiệp cả, vốn của doanh nghiệp và vốn tín dụng phải phối hợp với nhau theo một tỷ lệ hợplý thì sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao hơn.Collateral: Tài sản cầm cố, tài sản thế chấpMột khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp, sẽ gắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, nếu xảy ra những rủi rokhách quan, người đi vay khơng trả được nợ, thì tài sản cầm cố, tài sản thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản thế chấp, tài sản cầmcố phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trong hoạt động thực tiễn của ngân hàng, thế chấp hay cầm cố tài sản khôngphải lúc nào cũng được coi là điều kiện bắt buộc phải có. Nhiều ngân hàng cho vay khơng cần có tài sản thế chấp cầm cố mà vẫn có hiệu quả.Conditions: Điều kiệnNhà ngân hàng khi cho khách hàng vay vốn đều nêu ra những điều kiện nhất định đó là những điều kiện về pháp lý, kinh tế, tài chính mà các quy định trong cácvăn bản quy phạm đã đề cập, để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của họ phải tuân thủ pháp luật. Đó cũng là những điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liênquan đến tín dụng như thời hạn, kì hạn, lãi suất…

24 Tháng 12 2021 · 9 phút đọc

Trong quá trình đi vay, bạn sẽ phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt. Các tổ chức tín dụng sẽ thông qua một quy trình để đánh giá khả năng trả nợ của bạn. Qua đó, họ sẽ quyết định có phê duyệt khoản vay của bạn hay không. Với tùy từng ngân hàng thì quy trình này cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, phần lớn họ đều sẽ tuân theo quy tắc 5C. Vậy nguyên tắc 5C là gì? Nó bao gồm những thành phần nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên tắc 5C là gì?

Nguyên tắc 5C là gì?

5C trong tín dụng được sử dụng để mô tả năm yếu tố chính được sử dụng để xác định mức độ tín nhiệm của người đi vay. Các tổ chức tài chính sử dụng nguyên tắc này để xem xét và quyết định xem người nộp đơn có đủ điều kiện để được cấp tín dụng hay không. Đồng thời cũng để xác định lãi suất và hạn mức tín dụng cho những người đi vay. 

Nguyên tắc 5C này bao gồm: 

  • Uy tín người vay [Character] 
  • Năng lực của người vay [Capacity]
  • Vốn [Capital]
  • Tài sản đảm bảo [Collateral] 
  • Các điều kiện khác [Conditions].

Báo cáo được thành lập sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ tín nhiệm của người vay. Các thông tin về tổng nợ, hạn mức tín dụng, số dư hiện tại sẽ được liệt kê. Thậm chí, nếu người vay từng vỡ nợ hoặc phá sản cũng sẽ được điều tra.

Tầm quan trọng của 5C

Nguyên tắc 5C cung cấp một khuôn khổ khách quan, tổng quát mà hiệp hội tín dụng, ngân hàng hoặc người cho vay dùng để xác định xem bạn có đủ điều kiện tiếp nhận khoản vay không. Dựa vào đây, họ có thể phác thảo cấu trúc cơ bản của phân tích tín dụng. Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ tín nhiệm của bạn. Đồng thời nó cũng tạo ra tác động lớn đến quá trình phê duyệt khoản vay.

Các thành tố của nguyên tắc 5C

Uy tín của người vay [Character]

Đây là hồ sơ tổng hợp nhằm theo dõi lịch sử tín dụng của người vay. Các thông tin trong đó bao gồm các khoản vay trong quá khứ, đặc biệt là việc họ có trả nợ đúng hạn hay không. Đây là yếu tố quan trọng để hình thành mức tín nhiệm. Từ đó, các tổ chức tài chính có thể đưa ra quyết định cho vay đối với người đi vay.

Uy tín của người vay là yếu tố đánh giá nền tảng

Thông thường, nếu điểm tín dụng càng cao thì khả năng được phê duyệt khoản vay càng lớn. Cùng với đó, nếu lịch sử nói rằng bạn từng trả muộn, trí trá với bên cho vay thì sẽ là một điểm đen lớn. Như vậy thì khả năng cao là bạn sẽ không được chấp thuận khoản vay.

Việc xem xét lịch sử tín dụng cần mức độ chuyên môn nhất định. Do đó, nó thường được thực hiện bởi các trung gian như tổ chức xếp hạng tín dụng. Tại Việt Nam, CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam lưu giữ những thông tin này. Đây là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên dữ liệu đủ tính tin cậy. 

Năng lực của người vay [Capacity]

Năng lực hoàn trả của người đi vay là yếu tố quan trọng để chấp thuận khoản vay

Khả năng hoàn trả khoản vay là một yếu tố cần thiết để xác định mức độ rủi ro khi cho vay. Tổng thu nhập, lịch sử làm việc và tính ổn định của công việc hiện tại cho biết khả năng trả nợ của người vay. Ví dụ, những người làm việc tự do với dòng tiền không ổn định có thể được coi là những người đi vay “năng lực thấp”. Ngoài ra, các vấn đề đi kèm khác như trách nhiệm nuôi con hoặc gia đình có người bệnh phải chăm cũng được tính vào khả năng thanh toán của người vay.

Việc đánh giá DTI [Debt – To – Income] tức tỷ lệ nợ trên thu nhập cũng sẽ được thực hiện để xem xét khả năng trả nợ của cá nhân. Chỉ số này được tính với công thức sau:

Nợ phải trả mỗi tháng / tổng thu nhập hàng tháng

Trong khi xem xét DTI, chỉ số này càng thấp thì cơ hội được chấp thuận khoản vay càng lớn. Thông thường, tỷ lệ DTI được chấp thuận sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 35%.

Vốn [Capital]

Bên cho vay cũng thường xem xét cả nguồn vốn sẵn có của người vay để xem xét khoản vay. Các khoản trả trước của người vay sẽ làm giảm nguy cơ vỡ nợ hơn. Ví dụ, nếu trả trước một khoản tiền thì bạn sẽ dễ được chấp thuận khoản vay hơn.

Vốn là một yếu tố đánh giá quan trọng trong 5C

Giảm quy mô thanh toán cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ và điều khoản khoản vay của người vay. Nói chung, các khoản trả trước lớn hơn dẫn đến tỷ giá và điều khoản tốt hơn. Ví dụ, với các khoản vay thế chấp, khoản trả trước từ 20% trở lên sẽ giúp người vay tránh được yêu cầu mua thêm bảo hiểm thế chấp tư nhân [PMI].

Ngoài ra, vốn cũng sẽ bao gồm cả những tài sản mà người đi vay đứng tên. Nó đại diện cho các khoản đầu tư, tiết kiệm hay tài sản hiện vật như bất động sản của người vay. Các khoản vay thường sẽ được trả bằng thu nhập của người vay. Vốn là sự đảm bảo bổ sung nếu xảy ra các rủi ro như làm ăn thua lỗ hoặc thất nghiệp.

Tài sản đảm bảo [Collateral]

Tài sản đảm bảo sẽ giảm rủi ro khoản vay

Tài sản thế chấp có thể giúp người đi vay đảm bảo các khoản vay. Đây là một lời bảo đảm nếu người đi vay không trả được nợ, người cho vay có thể lấy lại thứ gì đó bằng cách thu hồi tài sản thế chấp. Do đó, các khoản cho vay có thế chấp thường được coi là ít rủi ro hơn đối với người cho vay. 

Vì có tính đảm bảo cao hơn nên thông thường các khoản vay này thường có lãi suất thấp hơn. Cùng với đó, là các điều kiện đi kèm cũng tốt hơn so với các khoản vay thông thường. Tài sản thế chấp có thể là bất kỳ thứ gì như bất động sản, giấy tờ có giá,… 

Các điều kiện khác [Conditions]

Bên cạnh các yếu tố trên thì người cho vay cũng sẽ xem xét những vấn đề bên lề khác. Điều kiện thường thấy nhất là mục đích của khoản vay. Liệu người đi vay có một kế hoạch cụ thể nào không? Khoản vay được lên kế hoạch sử dụng như thế này? Một khoản vay có mục đích rõ ràng như mua nhà hoặc mua xe sẽ dễ được chấp thuận hơn một khoản vay không cụ thể.

Các điều kiện khác cũng được xem xét để đánh giá người vay

Ngoài ra, người cho vay có thể xem xét các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của người đi vay. Chẳng hạn như trạng thái của nền kinh tế, xu hướng của ngành hoặc sự thay đổi của pháp luật. Những yếu tố này sẽ giúp ngân hàng đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn để đưa quyết định cho vay phù hợp.

Bên cạnh đó, ngoài 5 yếu tố trên, chữ C thứ 6 cũng được coi trọng là Coverage [bảo hiểm]. Yếu tố này sẽ đánh giá các khoản bảo hiểm cá nhân hoặc theo doanh nghiệp của người vay. Theo đó, nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì bảo hiểm có thể giúp họ thu hồi một phần tiền.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của DNSE về nguyên tắc 5C trong tín dụng. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chủ đề này. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

Video liên quan

Chủ Đề