Tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà khá nhiều mẹ bầu hiện nay đang mắc phải. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng tới cả mẹ và bé. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ

Đối với thai nhi

– Tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu

– Trẻ sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao

– Bé dễ bị vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, hạ canxi máu ngay sau khi chào đời

– Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành

Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị hạ đường huyết, vàng da sơ sinh

Đối với mẹ bầu

– Tỷ lệ mắc tiền sản giật – sản giật cao hơn

– Tăng khả năng sinh non, sinh mổ, và có nguy cơ bị sang chấn đường sinh dục khi sinh thường [tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang]

– Bị phù nhiều hơn

– Dễ gặp phải các biến chứng sản khoa như băng huyết sau sinh, thuyên tắc ối, tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn

– Có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Trong lần khám thai đầu tiên

Mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc nguy cơ đái tháo đường lâm sàng hoặc đái tháo đường thai kỳ.

– Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0mmol/L, HbA1C > 6,5%, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

– Nếu chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 5,1mmol/L đến 7,0mmol/L thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.

– Còn chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1mmol/L thì đến tuần 24-28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Ngay trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu thường sẽ được tư vấn làm xét nghiệm đường huyết để sàng lọc nguy cơ

Ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống có thể được thực hiện ở tất cả các mẹ bầu hoặc được chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có một trong những đặc điểm sau:

– Bị béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai

– Mang thai khi trên 30 tuổi

– Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2

– Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

– Con trước nặng trên 4,1kg hoặc đã bị thai chết lưu không rõ nguyên nhân

Cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với mẹ bầu như sau: Đầu tiên được lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó uống 75g đường glucose trong 5 phút. 1 và 2 giờ sau khi uống đường, bác sĩ sẽ lấy máu để định lượng chỉ số đường huyết.

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường lâm sàng.

Còn nếu chỉ số đường huyết đáp ứng 1 hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây thì được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:

  • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
  • Thời điểm 1 giờ sau khi uống đường ≥ 10,0 mmol/L
  • Thời điểm 2 giờ sau khi uống đường ≥ 8,5 mmol/L

Nếu chỉ số đường huyết đều nhỏ hơn các thông số trên thì mẹ bầu hoàn toàn bình thường, không mắc tiểu đường thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát kịp thời sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn

Qua các thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu. Từ đó có chế độ ăn uống và vận động khoa học để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều sản phụ. Các biến chứng bệnh lý đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu và bao nhiêu là nguy hiểm? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng bác sĩ của YouMed.

Nội dung bài viết

Khái niệm chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm này. Chỉ số tiểu đường thai kỳ mức đường huyết của thai phụ. Đây chính là chỉ số phản ánh hàm lượng đường [glucose] trong máu trong thời kỳ mang thai.

Đái tháo đường [tiểu đường] thai kỳ thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu nồng độ glucose trong máu vượt mức cho phép thì thai phụ được nghi ngờ có bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là như thế nào?

Cho dù thai phụ bị tiểu đường trước hoặc sau khi mang thai thì cũng cần phải theo dõi chặt chẽ mức đường huyết. Việc kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp các mẹ bầu tránh được các biến chứng tiểu đường thai kỳ cũng như các vấn đề sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc mẹ bầu, tải ngay ứng dụng YouMed.

Các thai phụ nên kiểm tra lượng đường huyết bao lâu một lần?

Tùy vào mức độ biểu hiện cũng như cơ địa mỗi người sẽ có tần suất kiểm tra đường huyết khác nhau.

  • Đối với thai phụ mắc tiểu đường trước khi mang thai: Kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Bị tiểu đường trong khi mang thai: Kiểm tra đường huyết trước bữa ăn sáng và sau mỗi bữa ăn; Bác sĩ có thể cho bạn biết bạn nên kiểm tra bao lâu sau khi ăn.
  • Nếu đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường type 1, có thể phải kiểm tra đường huyết vào nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Bác sĩ cũng khuyên nên kiểm tra nồng độ ceton trong nước tiểu lúc đói.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần đi khám bác sĩ ít nhất một lần một tháng để kiểm soát mức đường huyết chặt chẽ. Có thể thường xuyên hơn là một lần mỗi tuần.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn ở sản phụ

Theo Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ [ADA], chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là:

  • Đường huyết đói: ≤ 92 mg/dl [5.1 mmol/l].
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl [10 mmol/l].
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl [8.5 mmol/l].

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu có ≥2 kết quả bất thường thì thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu thì nguy hiểm?

Chỉ số tiểu đường trong lần khám đầu tiên

Khi có nghi ngờ tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán:

  • Đường huyết đói.
  • HbA1C.
  • Đường huyết ngẫu nhiên.

Chẩn đoán thai phụ đái tháo đường trên lâm sàng khi 1 trong các yếu tố sau thỏa:

  • Đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L.
  • HbA1c > 6,5%.
  • Đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L.

Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 – 7,0mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ. Khi đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L thì phải đợi đến tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn phải được xét nghiệm trong lần khám đầu tiên

Khám ở tuần 24 – 28 của thai

Sản phụ có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần 24 – 28 của thai kỳ.

Cách thực hiện:

  • Đo nồng độ glucose máu khi đói.
  • Sau đó uống khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút.
  • Bác sĩ sẽ lấy máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 – 2 giờ sau khi uống.

Kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: bị đái tháo đường lâm sàng. Thai phụ có đái tháo đường thai kỳ khi có ≥1 trong 3 yếu tố sau:

  • Glucose máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/L.
  • Sau 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.
  • Sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị trên, thai phụ không mắc tiểu đường thai kỳ.

Phòng ngừa tiểu đường trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng những cách sau:

Vận động thường xuyên vừa phải

Việc tập thể dục, vận động sẽ làm các tế bào khác trong cơ thể tăng sử dụng đường trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim ổn định không vượt ngưỡng 140 lần/phút.

Các bác sĩ khuyên nên luyện tập 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, giảm nguy cơ tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng…

Mẹ bầu nên vận động thường xuyên vừa phải để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là một trong các phương pháp phòng bệnh tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, thai phụ nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý không bỏ bữa cũng như kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Duy trì cân nặng ổn định

Tăng cân khi mang thai là hiện tượng bình thường. Nhưng tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin. Vì vậy bạn cần kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá mức khi mang thai. Mẹ bầu không nên tăng trên 12 – 14 kg. Nếu có thể, bạn nên giảm cân trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tự tin hơn.

Thai phụ nên giữ câng nặng hợp lý để phòng ngừa tiểu đường

Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm soát đường huyết ổn định sẽ giúp theo dõi những biến động của cơ thể. Ngoài ra, việc kiểm tra thai định kỳ cũng giúp theo dõi sức khỏe mẹ và bé, tầm soát các vấn đề sức khỏe liên quan đến cả mẹ và bé.

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Trong thời gian thai nghén, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Đồng thời để tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không lo lắng, stress, buồn chán sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh hơn, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.

Trên đây là bài viết của YouMed về bệnh lý tiểu đường thai kỳ, chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã chuẩn bị cho mình một tâm lý cũng như một kế hoạch mang thai khỏe mạnh hơn. Khi mang thai, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người thân cần đưa thai phụ đi khám ngay để kịp thời xử lý.

Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .

Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chọn bác sĩ, chuyên khoa
phù hợp

Chat và gọi
với bác sĩ

Thanh toán
phí khám

Lưu trữ hồ sơ, lịch sử khám

Đọc tin y tế
chính thống

Tải App

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Test tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường? Khi kết quả đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL [5,1 mmol/L], sau nghiệm pháp 1 giờ dưới 180 mg/dL [10 mmol/L] và 2 giờ dưới 153 mg/dL [8,5 mmol/L] thì sản phụ được kết luận bình thường.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là ăn toàn?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn ở thai phụ? Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ [ADA] cho biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là: Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l [92 mg/dl]. Đường huyết sau khi ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l [180 mg/dl].

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ bao nhiêu?

Theo các bác sĩ, thời điểm vàng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Bên cạnh đó, những trường hợp có nguy cơ cao như người thừa cân béo phì, có tiền sử bị tiểu đường thì có thể đi khám sớm hơn.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khoảng bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí thực tế có thể tăng hoặc giảm vì phục thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thông thường, các gói khám sàng lọc trước sinh cũng sẽ bao gồm cả xét nghiệm này.

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề