Tìm và Phân tích hiệu qua nghệ thuật của bà động từ miêu tả dòng chảy của sông Hương

• Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể văn bút kí, tùy bút.

Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết ở Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên.

Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi chất trữ tình rất đậm, lối hành văn phóng túng và "cái tôi" của tác giả - một cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế.

• Phân tích đoạn trích

1. Vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích được cảm nhận từ góc nhìn địa lí - cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ:

a) Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn

Khái quát: Nói tới sông Hương người ta thường có ấn tượng về sự bằng phẳng, êm đềm trong khung cảnh yên ả thanh bình của Huế.

Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường  thì có cái nhìn khác, nhà văn không chỉ ngắm nhìn "khuôn mặt kinh thành" với vẻ đẹp sang trọng, cổ kính của sông Hương mà còn ngược dòng không gian, tìm về những cảnh rừng đại ngàn, khám phá vẻ đẹp bí ẩn, sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong tâm hồn sâu thẩm.

Không chỉ phát hiện "sông Hương dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất" Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đi sâu khám phá sông Hương ở cội nguồn.

Nhà văn đặt sông Hương trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn:

- Là bản trường ca của rừng già:

+ Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt. Qua đó nhà văn thể hiện cảm hứng cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn.

+ Hình ảnh so sánh ấy được đặt trong một câu văn dài, được chia làm nhiều vế, có sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc (rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn / mãnh liệt qua những ghềnh thác / cuộn xoáy như những cơn lốc…) vừa để gợi dậy cái dư vang của trường ca, vừa tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.

- Như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại:

Biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông. Tính cách mạnh mẽ, phóng túng của những cô gái Di-gan ưa thích cuộc sống tự do, nay đây mai đó, xinh đẹp và bí ẩn, yêu thích nhảy múa, ca hát được gắn cho dòng sống hoang dã, khiến sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ say đắm.

- Chính rừng già đã hun đúc cho sông Hương bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng ấy. Rừng già là hình ảnh của những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn, mênh mông. Hình ảnh đem đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi thượng nguồn. Dòng sông khi trôi chảy trong lòng dãy Trường Sơn đã nhận vào nó tất cả những sắc thái phong phú đa dạng.

- Nhưng cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của sông Hương - một sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa sáng ngời rực rỡ, vừa khơi gợi quyến rũ, bí ẩn của người con gái trẻ còn năng động, hoạt bát.

Nhà văn sử dụng những hình ảnh phong phú, ấn tượng làm hiện lên dòng sông Hương ở giữa lòng Trường Sơn với vẻ đẹp đầy nữa tính, đáng yêu, vừa hoang dại vừa tự do và tràn trề sức sống.

b) Sông Hương trên thủy trình trở về với vùng châu thổ êm đềm

+ Khi ra đi khỏi rừng già, sông Hương cũng nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ của một vùng xử sở. Khi về với Huế - sự dịu dàng như cái bến bình yên sau những gian truân, vất vả của vùng thượng nguồn.

Đến đây, sông Hương như người mẹ hiền từ, nhân hậu của những con người và vùng đất nơi đây. Nó mang vẻ đẹp bình lặng nhưng không nhạt nhẽo hời hợt; thâm trầm và sâu sắc.

+ Với biện pháp nhân hóa này, người con xứ Huế đã xem sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Đây là một phát hiện độc đáo về sông Hương chỉ có thể có ở một người gắn bó và am tường về mảnh đất cố đô.

+ Bằng tình yêu và niềm tự hào với dòng sông quê hương, với trí tưởng tượng phong phú và khả năng khám phá tài tình, độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương  trong vẻ đẹp  nguyên sơ và đầy cá tính.

Với một lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương. Mỗi đường đi nước bước của nó gắn với những địa danh khác nhau của xứ Huế đã được nhà văn giành cho một cách diễn đạt riêng.

Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ tái hiện lại một cách chân thực dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí của dòng sông Hương mà quan trọng hơn là đã biến thủy trình ấy thành một hành trình của người con gái đẹp. Nhờ đó mà cùng với hành trình về xuôi của sông Hương, người đọc được đi từ hết phát hiện này sang ngạc nhiên khác.

c) Nhận xét của tác giả

- Nhà văn nhận xét dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là "cuộc hành trình gian truân" không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng".

Hành trình khám phá sông Hương là hành trình kì bí, thú vị. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so ánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn.

Tác giả đã nhắc khẽ mọi người "nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành cùa nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua…". Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.

2. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện của nhà văn về dòng sông

+ Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một người con gái mang trong mình nhiều phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn: vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng. Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một cô gái Di-gan, một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường: khám phá ra "phần đời" mà dòng sông không muốn bộc lộ: vẻ đẹp ở thượng nguồn với cảnh sắc thiên nhiên phong phú và đa dạng.

+ Dòng sông được miêu tả với nhiều góc nhìn từ góc nhìn địa lí đến góc nhìn văn hóa. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở. Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.

Nếu bạn cũng yêu thiên nhiên xứ sở quê mình thì sau khi soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sẽ càng thấy yêu hơn những cảnh vật quen thuộc, gần gũi từng gắn bó và đi qua cuộc đời mình. Kiến Guru sẽ giúp bạn có những cảm nhận rõ ràng và thú vị nhất qua Ai đã đặt tên cho dòng sông văn bản lớp 12.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Tác giả

-  Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) sinh ra ở Huế.

Tìm và Phân tích hiệu qua nghệ thuật của bà động từ miêu tả dòng chảy của sông Hương

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

-  Ông là người học rộng, hiểu sâu, tinh thông nhiều lĩnh vực khác nhau.
-  Những tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Rất nhiều ánh lửa, Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu,…

Tham khảo thêm: Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

2. Tác phẩm

-  Tác phẩm thuộc thể loại kí được ông viết tại Huế năm 1981 và được in trong tập sách cùng tên.

II. Tìm hiểu chi tiết cách soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 1:

a, Vẻ đẹp của dòng thượng lưu

- Dòng thượng lưu mang một sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt, có chút hoang dại, ẩn chứa bí ẩn, và đôi lúc cũng giống với người thiếu nữ dịu dàng, say đắm.

Dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng

- Sự mãnh liệt và hoang dại của dòng sông được lột tả độc đáo qua biện pháp so sánh: bản trường ca rừng già đầy mãnh liệt thể hiện qua ghềnh thác, cuộn sóng như cơn lốc.
- Mang vẻ đẹp đầy dịu dàng, say đắm mang những màu sắc rực rỡ.
- Dòng sông được nhân cách hóa, sông Hương như cô gái Di-gan man dại, phóng khoáng, cô gái mang tâm hồn trong sáng, yêu tự do.
- Dòng sông như bà mẹ phù sa của miền văn hóa xứ sở này.

b, Sự tài hoa từ ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn đầu bài viết: liên tưởng, kỳ thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… con sông mang nét thơ mộng được diễn tả qua những ngôn từ gợi cảm, sự liên tưởng kỳ thú,…

Câu 2:

-      Thông qua đoạn tả sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại ô thành phố thể hiện:
+ Cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, khả năng quan sát tinh tế của tác giả.
+ Kiến thức sâu rộng, sự am hiểu tường tận về địa lý, đặc tính của con sông.
+ Sự am hiểu sâu sắc kiến thức văn hóa và văn học.
- Tất cả kết hợp cùng nhau mang lại sự hiệu quả nghệ thuật ấn tượng cho thấy cái tầm của tác giả, miêu tả vẻ đẹp pha chút trầm mặc, cổ điển cùng với sự tươi mới, hiện đại đầy độc đáo.

Câu 3:

-      Vẻ đẹp riêng của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố:
+ Con sông mang vẻ man dại lẫn nét dịu dàng, đầy trầm mặc.
+ Con sông cũng mang trong mình những sắc thái, tâm trạng khác nhau.
+ Điểm hẹn gặp nhau giữa sông Hương với thành phố như hòa quyện với điểm hẹn tình yêu, từ đó dòng sông trở nên vui tươi hẳn, đặc biệt còn khoác lên mình nét êm dịu, lãng mạn, trữ tình của kẻ đang yêu.
=> Phải dành tình cảm đặc biệt lắm cho dòng sông thì tác giả mới có những rung động tinh tế và những mô tả đặc sắc, thú vị đến thế.  

Câu 4:

-      Qua góc nhìn đa dạng và sự diễn tả độc đáo, phong phú của mình, tác giả đã để lại những dấu ấn tính cách đặc biệt của con sông nhiều nét nên thơ, dịu dàng, mơ mộng, hoang dã, đa tình, cổ kính, lịch lãm.

Sông Hương cổ kính, đa tình

+ Sông Hương mang nét tính cách riêng biệt qua góc nhìn truyền thống văn hóa, lịch sử xa xưa.
+ Qua đó tái hiện rất chân thực và gần gũi hình ảnh lịch sử, tôn lên phẩm chất riêng của người Huế với vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm mang thương hiệu con gái Huế.

Câu 5:

Nét ấn tượng, đặc sắc thể hiện trong văn phong của tác giả:
- Chính tình yêu nồng thắm, dạt dào trong trái tim luôn hướng về quê hương, xứ sở của tác giả đã khiến cho biểu tượng trữ tình mà tác giả nghiên cứu, khám phá cũng trở nên lung linh, đa dạng, huyền ảo như chính con người vậy.
- Tầm kiến thức bao quát phong phú về nhiều lĩnh vực như địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và chính những trải nghiệm của bản thân cùng sự liên tưởng diệu kì đã tạo nên những ý văn mượt mà, mới lạ chẳng giống với văn của bất cứ ai.
- Ngôn từ phong phú, giàu chất gợi hình, gợi cảm.  
- Sử dụng điêu luyện các phép tu từ như: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.
- Sự đan xen hài hòa, hợp lý giữa cảm xúc và trí tuệ.

Xem thêm:

Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Phân tích bài Vợ chồng A Phủ

Soạn bài Vợ chồng A Phủ

III. Tổng kết phần soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Giá trị nội dung

Ai đã đặt tên cho dòng sông là sự kết tinh tất thảy những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của dòng sông Hương vừa thơ mộng, trữ tình, vừa đằm thắm, kiêu sa và cũng có lúc mãnh liệt, lung linh như hội tụ những tố chất đẹp nhất của một người con gái.

2.Giá trị nghệ thuật

-  Ngôn từ sử dụng linh hoạt, sáng tạo, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
-  Các phép tu từ được sử dụng linh động như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
-  Sự kết hợp tinh tế giữa cảm xúc nhạy cảm và trí tuệ tinh thông.

Sau những hướng dẫn chi tiết về cách soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông như trên, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho bạn để thu nạp thêm những kiến thức trong bài mới. Một bài kí quá xuất sắc cho ta những cảm xúc đặc biệt nhất định khi tìm hiểu. Còn rất nhiều những bài hướng dẫn soạn các tác phẩm đầy xúc cảm như soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông trên app Kiến Guru các bạn nhé. Hãy tải về ngay để có thêm nhiều bài học.