Tinea pedis là gì

Nấm da được cho là tình trạng da bị viêm do vi nấm. Nấm da thường được dùng đặc biệt để mô tả loại nấm da thân [nấm da trên cơ thể], mặc dù đôi khi nó có thể được dùng để mô tả nhiễm nấm da ở các vị trí khác, chẳng hạn như nấm da vùng bẹn.

Nấm da có thể gây nhiễm ở người và cả đng vật. Tổn thương ban đầu là dát đỏ tại khu vực bị nhiễm bệnh sau đó lan ra vùng khác của cơ thể. Bệnh có thể ảnh hưởng đến da đầu, bàn chân, móng, bẹn , ngực và nhiều vùng khác nữa.

Triệu chứng của bệnh nấm da

Triệu chứng rất thay đổi phụ thuộc vào vị trí nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm nấm da, bạn có thể gặp những biểu hiện sau:

  • Các mảng da nổi lên đỏ, ngứa hoặc có vảy;
  • Các mảng có thể xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ;
  • Các mảng với bờ tổn thương đỏ hơn hoặc nhìn giống như hình một chiếc nhẫn;
  • Các mảng với bờ nhô lên và giới hạn rõ.

Nếu bạn đang bị nhiễm nấm ở móng tay, móng có thể trở nên dày hơn, đổi màu hoặc đứt gãy. Đây được gọi là bệnh nấm móng. Nếu da đầu của bạn bị ảnh hưởng, tóc xung quanh có thể bị gãy hoặc rụng, và các mảng hói có thể phát triển. Thuật ngữ y học gọi đây là bệnh nấm da đầu.

Nguyên nhân gây nấm da

Có 3 loại nấm gây ra nấm da: Trichophyton, Microsporum, and Epidermophyton.

Những loại nấm này có thể sống trong thời gian dài dưới dạng bào tử trong đất. Con người và động vật có thể mắc bệnh sau khi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm.

Nấm cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. Bệnh thường lây lan ở trẻ em và do dùng chung các vật dụng có nhiễm nấm.

Các nhiều loại nấm khác nhau gây ra bệnh nấm da. Các bác sĩ gọi bệnh nấm da bằng các tên khác nhau tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng của nó trên cơ thể:

  • Bệnh nấm da trên da đầu [tinea capitis] thường biểu hiện dưới dạng vảy trên da đầu, sau đó tiến triển thành các mảng có vảy, ngứa và gây rụng tóc. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Bệnh nấm da trên cơ thể [tinea corporis] thường xuất hiện thành từng mảng với hình dạng vòng tròn đặc trưng.
  • Jock itch [tinea cruris] là tình trạng nhiễm nấm ở vùng da quanh bẹn, đùi trong và mông. Bệnh này phổ biến nhất ở nam giới và trẻ trai vị thành niên.
  • Bệnh nấm da chân [tinea pedis] là tên gọi chung của bệnh nấm ngoài da ở bàn chân. Bệnh này thường thấy ở những người đi chân trần ở những nơi công cộng có thể lây lan, ví dụ như phòng thay đồ, phòng tắm và bể bơi.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm da bằng cách kiểm tra da của bạn và có thể sử dụng đèn Wood soi để xem vùng da bệnh. Tùy thuộc vào loại nấm, đôi khi nấm có thể phát huỳnh quang [phát sáng] dưới ánh sáng đèn Wood.

Trường hợp bác sĩ nếu còn nghi ngờ có thể cần một số xét nghiệm:

  • Nếu cần làm sinh thiết da hoặc cấy nấm, bác sĩ sẽ lấy mẫu da hoặc dịch tiết từ mụn nước và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của nấm.
  • Nếu cần kiểm tra bằng test KOH, bác sĩ sẽ cạo một vùng da nhỏ bị nhiễm trùng lên phiến kính và nhỏ lên đó một giọt chất lỏng gọi là kali hydroxit [KOH]. KOH sẽ phá vỡ các tế bào bình thường, khiến các phần tử nấm dễ nhìn thấy hơn dưới kính hiển vi.

Điều trị

Việc điều trị có thể bao gồm dùng thuốc và thay đổi lối sống

Thuốc

Bạn sĩ sẽ kê đơn dựa trên độ nặng của bệnh. Nấm bẹn, nấm bàn chân và nấm trên thân người có thể điều trị bằng thuốc bôi kháng nấm tại chổ dưới dạng gel, kem, thuốc mỡ và dạng xịt.

Bệnh nấm ở da đầu hoặc móng tay có thể cần dùng thuốc uống cường độ mạnh theo toa như griseofulvin [Gris-PEG] hoặc terbinafine.

Thuốc không kê đơn [OTC] và kem trị nấm da cũng có thể được sử dụng. Những sản phẩm này có thể chứa clotrimazole, miconazole, terbinafine hoặc các thành phần liên quan khác.

Thay đổi lối sống

Ngoài thuốc theo toa và thuốc OTC, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chăm sóc vùng nhiễm bệnh tại nhà bằng cách:

  • Giặt bộ trải giường và quần áo hàng ngày trong thời gian bị nhiễm nấm để giúp khử trùng môi trường xung quanh bạn;
  • Giữ khô vùng bệnh sau khi tắm;
  • Mặc quần áo rộng rãi;
  • Điều trị tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh [không điều trị nấm da chân có thể dẫn đến tái phát nấm bẹn].

Cách khắc phục nấm da tại nhà

Mọi người đã sử dụng các phương pháp điều trị bệnh nấm da tại nhà trong nhiều năm trước khi các nhà nghiên cứu phát minh ra các phương pháp điều trị nấm. Việc hỗ trợ sử dụng các biện pháp này chủ yếu là mang tính chất truyền miệng. Không có dữ liệu khoa học nào chứng minh việc sử dụng chúng thay vì thuốc chống nấm. Do đó, không nên sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà thay cho các phương pháp điều trị chống nấm đã biết. Thay vào đó, hãy thảo luận về các phương pháp đã được được chứng minh mà bạn có thể muốn thử cùng với bác sĩ.

Các giai đoạn của nấm da

Khi mới bị nhiễm, bạn sẽ không thấy triệu chứng ngay và có thể mất đến 2 tuần trước khi bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng. Một số giai đoạn bạn có thể thấy bao gồm:

Giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này, bạn có thể nhận thấy một mảng da bị kích ứng màu hồng hoặc đỏ. Đôi khi, nó chỉ xuất hiện rất khô và có vảy - không nhất thiết giống như bệnh nấm da.

Giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy tổn thương bắt đầu phát triển về kích thước. Trung tâm hồng ban có thể giống vùng da khỏe mạnh với vùng có vảy xung quanh.

Vì bệnh nấm da rất dễ lây lan nên bạn cần bắt đầu điều trị ngay từ những dấu hiệu đầu tiên nhận thấy. Nếu không, nó có thể lây lan và phát triển.

Bệnh nấm da có lây không?

Mọi người đều có thể bị nhiễm nấm da, tuy nhiên việc này phổ biến hơn ở trẻ em và những người có nuôi chó mèo. Chó mèo có thể truyền nhiễm nấm cho người tiếp xúc với chúng.

Các dấu hiệu cần nhận biết ở vật nuôi bao gồm:

  • Xuất hiện các vùng da hình tròn, không có lông;
  • Các mảng sần sùi hoặc có vảy;
  • Các mảng có thể không hoàn toàn không có lông nhưng lông giòn hoặc gãy;
  • Các khu vực mờ đục hoặc trắng xung quanh móng vuốt.

Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình bị bệnh nấm da, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra.

Bạn có nhiều nguy cơ bị nhiễm viêm da nếu bạn tiếp xúc với nấm khi da trở nên mềm và ẩm ướt do tiếp xúc với nước lâu hoặc nếu da bạn bị thương hoặc trầy xước nhẹ. Sử dụng nhà tắm công cộng hoặc hồ bơi công cộng cũng có thể khiến bạn tiếp xúc với các loại nấm truyền nhiễm.

Nếu thường xuyên đi chân trần, bạn có thể bị nấm ở bàn chân. Những người thường dùng chung các vật dụng như bàn chải tóc hoặc quần áo chưa giặt cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Nấm da và bệnh chàm

Bệnh nấm da có thể gần giống với một bệnh khác, bệnh chàm đồng tiền. Các bác sĩ còn gọi là bệnh chàm dạng đĩa hay bệnh viêm da dạng đồng tiền.

Điểm giống nhau giữa hai tình trạng này là cả hai đều gây ra các tổn thương hình tròn hoặc hình đồng xu trên da. Các tổn thương thường ngứa và có vảy. Ngoài ra, bệnh chàm đồng tiền thường không có vùng trung tâm, trong khi bệnh hắc lào thì có. Bệnh hắc lào cũng có thể có mụn mủ kèm theo, trong khi bệnh chàm da thì không.

Đôi khi hai tình trạng giống nhau đến mức cách duy nhất để phân biệt sự khác biệt là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào da và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Các bác sĩ điều trị bệnh chàm đồng tiền theo nhiều cách khác với bệnh nấm da. Họ sử dụng steroid tại chỗ, nhưng nếu được sử dụng cho nhiễm nấm ngoài da, có thể che giấu cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Thuốc mỡ chống nấm sẽ không giúp làm dịu tổn thương trong bệnh chàm.

Tinh dầu chống nấm ngoài da

Tinh dầu là chiết xuất cô đặc từ hoa, thảo mộc và các loại thực vật khác. Thông thường, mọi người mua những loại dầu này và pha loãng chúng với dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu dừa, trước khi thoa lên da của họ.

Không có dữ liệu khoa học hỗ trợ việc sử dụng tinh dầu thường xuyên trong điều trị các bệnh nhiễm nấm như hắc lào, chỉ có bằng chứng mang tính truyền miệng. Bạn nên thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng tinh dầu và không nên thay thế các phương pháp điều trị thông thường.

Nấm da và bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da khác đôi khi có thể giống với bệnh nấm da. Vảy nến thể mảng là một bệnh do rối loạn chức năng miễn dịch tạo ra các mảng viêm trên da. Nó xuất hiện dưới dạng mảng màu hồng với vảy trắng nặng. Các mảng nhỏ riêng lẻ đôi khi có thể trông giống như bệnh nấm da.

Cả bệnh nấm da và bệnh vẩy nến đều có thể gây ra các mảng da đỏ cũng như ngứa và đóng vảy da. Tuy nhiên, bệnh nấm da trên thân mình hoặc tay chân [nấm da corporis] thường có dạng hình tròn với trung tâm bình thường và thường chỉ giới hạn ở một số tổn thương.

Các tổn thương da vảy nến thể mảng thường lớn hơn, liên quan đến nhiều vùng da hơn và xuất hiện ở các vị trí đặc biệt [lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối].

Bệnh nấm da không được điều trị

Nếu không được điều trị, bệnh nấm da có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể. Người nhiễm bệnh cũng có thể có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Các vị trí bệnh gây biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng khác bao gồm:

  • Rụng tóc và sẹo;
  • Biến dạng móng.

Các biến chứng của bệnh nấm da đầu đặc biệt đáng lo ngại, vì nó có thể gây rụng tóc vĩnh viễn suốt đời. Khi xem xét những biến chứng tiềm ẩn này, tốt nhất bạn nên điều trị bệnh nấm da càng nhanh càng tốt.

Cách phòng ngừa bệnh nấm da

Giữ lối sống lành mạnh và vệ sinh có thể ngăn ngừa bệnh nấm da. Nhiễm trùng có thể do tiếp xúc với động vật và thiếu vệ sinh thích hợp. Dưới đây là một số cách để tránh bệnh nấm da:

Rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật;

Khử trùng và làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng;

Tránh những người hoặc động vật bị bệnh nấm da nếu bạn bị suy giảm hệ miễn dịch;

Mang giày nếu tắm hoặc đi bộ trong các khu vực cộng đồng;

Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo hoặc bàn chải tóc với những người có thể mắc bệnh hắc lào;

Giữ cho da của bạn sạch sẽ và khô ráo.

Bệnh nấm da và thai kì

Nếu bạn bị nấm da khi mang thai, có vài loại thuốc bạn có thể sử dụng để tiêu diệt các loại nấm gây ra nấm da mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho thai. Ví dụ về những loại thuốc này [tốt khi sử dụng tại chỗ] bao gồm:

  • Ciclopirox [Loprox];
  • Clotrimazole [Lotrimin];
  • Naftifine [Naftin];
  • Oxiconazole [Oxistat];
  • Terbinafine.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tư vấn và thăm khám với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai. Hầu hết các loại thuốc không thể được nghiên cứu chính xác ở phụ nữ mang thai do các vi phạm về mặt đạo đức của những nghiên cứu này. Vì vậy, gần như không thể nói một cách chắc chắn rằng một loại thuốc, dù là thuốc bôi hay thuốc uống, sẽ an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu bạn đang cho con bú.

Các bác sĩ không khuyến khích dùng một số loại thuốc vì chúng có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đã biết. Những ví dụ bao gồm:

  • Ketoconazole uống;
  • Miconazole uống.

Các bác sĩ thường không khuyên bạn nên dùng thuốc uống để điều trị nhiễm nấm khi mang thai.

Bất kể lựa chọn loại thuốc nào, nếu bạn đang mang thai và bị nấm da, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị tại nhà nào để điều trị tình trạng của mình.

Nhiễm nấm da từ chó

Bạn có thể bị bệnh nấm da từ con chó của mình. Chó có thể mang các bào tử nấm từ môi trường và các bào tử này bị sót lại trên bất cứ thứ gì mà lông chó chạm vào. Những ví dụ bao gồm:

  • Giường ngủ;
  • Thảm trải sàn;
  • Quần áo;
  • Bàn chải cho chó;
  • Chén thức ăn.

Thường xuyên theo dõi chó để biết các dấu hiệu cho thấy chúng có thể bị bệnh nhiễm nấm da. Chúng thường biểu hiện bị rụng lông trên da, có dạng hình tròn. Nếu bạn quan sát thấy điều này, hãy liên hệ với bác sĩ thú y của chó.

Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên sau khi vuốt ve chó để giảm nguy cơ nhiễm trùng bất cứ khi nào có thể.

Bệnh hắc lào từ mèo

Theo American Kennel Club, mèo dễ bị nấm da hơn chó. Chúng cũng có thể truyền bệnh cho chủ nhân của chúng.

Giống như bệnh nấm da ở chó, nếu bạn phát hiện bệnh nấm da ở mèo, hãy gọi cho bác sĩ thú y. Họ có thể kê đơn các phương pháp điều trị chống nấm. Bạn cũng nên luôn rửa tay sau khi vuốt ve mèo và cố gắng làm sạch tất cả các vật dụng mà chúng tiếp xúc, chẳng hạn như bàn chải và chén đựng nước.

Nếu bạn bị bệnh nấm da từ mèo thì vẫn có thể điều trị giống như đối với bất kỳ trường hợp nhiễm nấm nào.

Kết quả

Thuốc bôi ngoài da có thể làm sạch bệnh nấm da trên thân và tay chân của bạn trong 2 đến 4 tuần.

Nếu bạn đang bị bệnh nấm da nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị OTC hoặc điều trị tại nhà hoặc bạn nghi ngờ nhiễm nấm da đầu hoặc nang lông, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm để làm sạch nhiễm trùng. Hầu hết mọi người điều đáp ứng tốt với điều trị.

Đừng ngần ngại đến tư vấn và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu tại một cơ sở y tế uy tín để được điều trị tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả.

 --  BS.CK1.Đinh Ngọc Liên  --  

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

Video liên quan

Chủ Đề