Tóm tắt truyện người lạ bên bờ biển

Kafka bên bờ biển (海辺のカフカ, Umibe no Kafuka?) là tiểu thuyết của nhà văn người Nhật Bản Murakami Haruki (2002). Sự xuất sắc của tác phẩm này đã giúp ông được trao giải thưởng văn học Franz Kafka năm 2006[1]. Bản dịch tiếng Việt của Dương Tường được hoàn tất và đưa ra công chúng trong năm 2007.

Tóm tắt truyện người lạ bên bờ biển
Kafka bên bờ biển海辺のカフカ
Umibe no KafukaThông tin sáchTác giảMurakami HarukiQuốc giaNhật BảnNgôn ngữTiếng NhậtThể loạiTiểu thuyếtNhà xuất bảnShinchoshaKiểu sáchSách inSố trang531ISBN1-84343-110-6Bản tiếng ViệtNgười dịchDương Tường

Gần như đã định hình thành mô típ, nhân vật trong các tác phẩm của ông đều có nét khác người thường:

  • Kafka Tamura: Nhân vật xưng là tôi, 15 tuổi, cao ráo và khỏe mạnh. Kafka bỏ nhà khi sinh nhật sắp đến vì những nỗi ám ảnh không nguôi về người mẹ và chị gái, những người đã rời xa cậu khi cậu chưa kịp nhớ mặt. Kafka là con trai của nhà điêu khắc nổi tiếng Koichi Tamura. Cái tên của cậu như một ẩn dụ hướng đến nhà văn người Séc Franz Kafka, "ông trùm" của thể loại văn học phi lý.
  • Satoru Nakata: Một người kỳ lạ với một kiểu nói chuyện khác người, ông không biết đọc sau một tai nạn khi còn nhỏ nhưng lại có khả năng nói chuyện với mèo và do vậy là chuyên gia tìm mèo lạc. Nakata không có vợ hay con cái và gần như không có người bạn nào, ông không bao giờ ra khỏi thành phố và dường như xa cách với thế giới thực cùng nền công nghiệp hiện đại của Nhật Bản. Nhưng Nakata không điên, ông chỉ là một người kỳ lạ.
  • Oshima: Một thanh niên có thân hình mảnh dẻ và tỏ ra là người hiểu biết, anh cùng làm ở thư viện với bà Miss Saeki, Oshima có giới tính không rõ ràng, có thể là intersex và bị chứng máu khó đông. Anh chính là người đã giúp Kafka có chỗ ăn ngủ trong hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ nhiều tâm sự với cậu.
  • Hoshino: Người lái xe tải khoảng 25 tuổi, người đã theo ông lão Satoru Nakata suốt chặng đường dài vì thấy ông có nhiều nét giống ông ngoại của mình. Hoshino cũng tò mò vì sự kỳ lạ của con người Nakata.
  • Miss Saeki: Người phụ nữ chạc 50 tuổi, đẹp và quý phái, chủ một thư viện tư nhân, người đã gần như suy sụp hoàn toàn sau cái chết của người yêu khi ở độ tuổi đôi mươi. Miss Saeki nổi tiếng và trở nên giàu có sau khi viết bản nhạc "Kafka bên bờ biển". Bà có thể là mẹ của Kafka.
  • Sakura: Cô gái khoảng 21 tuổi, người mà Kafka gặp trên chuyến xe khi bỏ nhà và sau này đã giúp đỡ cậu. Sakura có thể là chị gái của Kafka.
  • Johnnie Walker: Gầy, rất cao và ăn mặc quái dị, người chuyên đi hạ sát mèo với tham vọng tạo ra chiếc sáo từ những linh hồn mèo. Tên ông ta giống một loại rượu whisky. Johnnie Walker có thể là một hình ảnh khác của Koichi Tamura - bố của Kafka.
  • Colonel Sanders: Một ông lão có lý lịch bí ẩn, Sanders đã giúp đỡ rất nhiều cho Nakata và Hoshino. Tên của ông giống với người phát triển thương hiệu gà rán KFC[2].

Mèo

  • Goma: con mèo bị mất tích của gia đình Koizumi sau này được ông lão Nakata tìm lại.
  • Kawamura: Con mèo với cách nói chuyện khó hiểu kết quả từ việc bị thương khi nhỏ sau khi va vào xe đạp. Nakata không thể hiểu được những gì con mèo này nói.
  • Mimi: Con mèo xiêm dễ thương và thông minh.
  • Okawa: Một con mèo mướp, nó từ chối nói cho Nakata biết về tung tích của Goma vì sợ mang vạ vào thân.
  • Toro: Con mèo đen, đã đưa ra những lời chỉ dẫn cho Hoshino khi anh này gặp khó khăn.

Quạ

Con Quạ màu đen hay trò chuyện với Kafka Tamura và chính là nửa cái tôi của cậu, nó luôn động viên Kafka là "trang thiếu niên 15 tuổi kiên cường nhất trên thế giới". Không phải ngẫu nhiên khi tác giả lựa chọn loài vật này vì Kafka trong tiếng Séc có nghĩa là con quạ.

Murakami sử dụng đa dạng các thủ pháp cũng như đưa vào rất nhiều kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau, như dịch giả Dương Tường đã viết ở phần giới thiệu: Nói theo thuật ngữ chưởng thì Murakami tung ra hơi nhiều "chiêu thức".

Kết cấu

So với các tác phẩm trước đây đã từng được dịch sang tiếng Việt, kết cấu của truyện có phần khác lạ. Câu chuyện được xẻ đôi thành hai tuyến, với chương lẻ tập trung vào Kafka Tamura và chương chẵn là ông lão Nakata, người đọc cảm thấy họ không liên quan tới nhau ở những phần đầu nhưng càng về cuối mắt xích nối họ lại với nhau càng rõ nét.

Huyền ảo

Xét về yếu tố huyền ảo, nó xuất hiện ít ở hai tác phẩm trước của ông là Phía nam biên giới, phía tây mặt trời và Rừng Na Uy, tuy rằng người đọc có cảm thấy sự chuyển biến mạnh ở tác phẩm Biên niên ký chim vặn dây cót với khá nhiều tình huống hư hư thực thực nhưng phải ở tác phẩm này huyền ảo mới được Murakami đẩy lên cao độ và trở thành một phần trọng yếu của tác phẩm[3][4]. Người đọc rơi vào một thế giới gần như hoang đường với những trận mưa đỉa, mưa cá, linh hồn sống, vùng đất kỳ lạ mà thời gian không còn quan trọng...

Mặc cảm Oedipus

Tác giả người Nhật Bản đưa vào tác phẩm của mình cả nội dung thuộc lĩnh vực phân tâm học của Sigmund Freud, Kafka mang lời nguyền giống như nhân vật huyền thoại Oedipus sẽ giết cha và ngủ với mẹ. Độc giả tự hỏi, Murakami muốn gửi gắm gì qua thông điệp này, phải chăng nó đại diện cho phần bản ngã xấu xí luôn hiện diện trong mỗi con người?

Chấn thương tâm lý

Đó là Nakata khi còn là học sinh tiểu học, sau khi bị cô giáo-một người trước đó luôn luôn hiền dịu tát mạnh vào mặt, đã hôn mê và sau khi tỉnh dậy mất hết khả năng đọc. Nhưng cái tát chỉ là giọt nước tràn ly, bởi vì ở đứa trẻ này từ trước đã mất đi tính hồn nhiên và trong môi trường gia đình phải nhận sự đối xử bạo ngược.

Âm nhạc

Như mọi tiểu thuyết trước đây, ông không bao giờ quên đưa những giai điệu vào tác phẩm của mình, lần này không chỉ có những ca khúc nhạc pop dân dã đã quen thuộc mà còn có nhạc không lời của các tác giả trứ danh như Beethoven, Franz Schubert, Joseph Haydn, nhạc kịch của Giacomo Puccini…

Truyền thống

Rõ ràng yếu tố phương Tây là luôn nổi bật trong mọi tác phẩm của Murakami và Kafka bên bờ biển cũng vậy tuy nhiên người ta vẫn thấy truyền thống Nhật Bản được nhắc đến, ví dụ như thơ tanka, haiku, truyện kể Genji...

Bản dịch tiếng Việt do Dương Tường thực hiện dựa chủ yếu trên bản tiếng Anh Kafka on the shore của Philip Gabriel, ngoài ra để tránh sai sót ông có tham khảo bản tiếng Pháp Kafka sur le rivage của Cornne Atlan. Dịch giả Dương Tường còn nhờ cô Suzuki Kotona ở Đại sứ quán Nhật Bản xem những đoạn mà ông cảm thấy chưa thực sự tin tưởng[5].

  1. ^ "Kafka bên bờ biển"
  2. ^ “Colonel Harland Sanders và sự nghiệp phát triển KFC”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ Thế giới kỳ ảo trong "Kafka bên bờ biển"[liên kết hỏng]
  4. ^ "Kafka bên bờ biển": Hòa tan ảo và thực[liên kết hỏng]
  5. ^ Ghi vụn trong khi dịch Kafka bên bờ biển của Dương Tường

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kafka_bên_bờ_biển&oldid=68526270”

Bất cứ ai đủ quen thuộc với Haruki Murakami và truyện của ông sẽ sẵn sàng, trong khi đọc, cảm thấy vừa bối rối vừa bị cuốn hút. Kafka bên bờ biển là một bí ẩn kì diệu nữa, những trang sách tràn ngập mèo biết nói, cá rơi từ trên trời, và một linh hồn hay cái gì đó giống thế, có tên Colonel Sanders.

Ở đây không thiếu những nét đặc Murakami (Murakami-ism), tất nhiên không thiếu dàn nhân vật sống đời song song không liên quan đến nhau (cho đến lúc, chúng ta hy vọng và tin tưởng, rằng một lúc nào đó họ sẽ đi ngang đời nhau). Đầu tiên chúng ta gặp người kể chuyện, Kafka Tamura khắc kỷ bỏ nhà đi năm mười lăm tuổi. Mẹ Kafka bỏ nhà đi lúc cậu ta bốn tuổi, mang theo chị cậu và bỏ lại thằng con với ông bố lạnh lùng. Kafka tìm đến một thư viện tư nhân ở vùng quê, nơi cậu gặp cô Saeki thư viện trưởng mà cậu nhanh chóng tin là mẹ mình.

Câu chuyện của Kafka được kể xen kẽ với chuyện ông già thất học Nakata. Là một đứa trẻ sinh ra sau Thế chiến II, Nakata nằm trong nhóm những đứa nhóc bỗng nhiên ngã gục khi đang hái nấm – ông không bao giờ hồi phục trí nhớ và đầu óc nữa. (Luôn nói về chính mình ở ngôi thứ ba, ông bảo mọi người ông gặp một cách chân thành và ngọt ngào, “Nakata không được thông minh lắm.”) Hiện giờ ông sống, trong những trưa nắng ở Tokyo, nói chuyện gẫu với những con mèo ở địa phương. Sau khi chạm trán một người lạ mặt tên Johnny Walker – Murakami có vẻ rất thích đặt bừa tên nhãn hiệu cho các biểu tượng trong truyện của ông – cuộc gặp kỳ quái và rùng rợn kết thúc với chuyến đi xuyên quốc gia của Nakata, cùng một phía với Kafka.

Murakami thường viết về những linh hồn lạc lối đi để được lấp đầy, và ở đây cũng thế. Điều đặc biệt về tiểu thuyết lần này là nhân vật chính còn rất trẻ. Kafka tự thuật trong những trang mở đầu: “Sinh nhật thứ mười lăm của tôi là lúc lý tưởng để bỏ nhà. Sớm hơn sẽ là quá sớm, và muộn hơn sẽ lỡ mất cơ hội. ”Một câu tương tự có thể được đúc kết từ cách Murakami chọn viết từ ngôi kể của một kẻ thù ghét loài người, kẻ chạy trốn khỏi người cha, kẻ luôn nhớ người mẹ đã xa rất lâu. Có vẻ gọi câu chuyện này là nỗi buồn thiếu niên thì hơi đơn giản quá, nhưng một cách nào đó, trong tác phẩm có lẽ là phức tạp nhất của Murakami tới nay, sự không hề đơn giản của tuổi thiếu niên khiến Kafka thành người dẫn chuyện lý tưởng. 

Độc giả gặp Kafka với con người trưởng thành, quy củ, nghiêm khắc trong sinh hoạt hàng ngày; nhưng đây chỉ là một nỗ lực chôn sâu khủng hoảng tuổi mười lăm của cậu. Nakata với trí tuệ không được tuyệt vời lắm là sự tương phản hoàn hảo. Nakata là một màu xám đen không có ký ức – ông khó có thể phân biệt ngày này với ngày khác – còn Kafka cố hết sức chạy trốn khỏi tuổi thơ đau buồn hành hạ cậu. Có một lời tiên đoán của cha cậu đặc biệt làm Kafka ám ảnh: Kafka sẽ giết cha cậu, sau đó ngủ với mẹ cậu và chị cậu.

Đừng cho rằng sự giống nhau với Oedipal này là hiếm (Oedipal: nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp được tiên đoán sẽ giết cha và lấy mẹ). Khi độc giả kiên nhẫn đợi đời Nakata và Kafka cắt ngang, Murakami kết nối thêm những liên hệ triết học, lịch sử, thần thoại, âm nhạc và văn học, thả chúng vào lối văn trần thuật khô khan độc quyền của ông như thể chúng là những dấu hiệu nhỏ cần được gạch chân và đánh dấu để khám phá một kết thúc hé mở một bí mật nào đó. Cái hy vọng khám phá này, cùng với sự tò mò của chúng ta đối với bí mật tinh tế ẩn dưới vỏ một câu chuyện – là thứ Murakami dựa vào để lôi chúng ta đi. Và thực sự ông đã thành công – người đọc bị lôi đi đến hết Kafka bên bờ biển.

Cái cách Murakami gần như lúc nào cũng ném ra một cái tên (Aristophanes, Napoleon, Hegel, Kafka, tấtnhiên, và Prince chỉ là một vài trong số đó), hay cách ông cố tình hình tượng hóa mọi thứ (tất cả từ nấm cho đến máu cho đến màu xanh khiến bạn vò đầu bứt trán để hiểu ý nghĩa) có thể có ẩn ý, có thể chỉ đơn giản là giữ chúng ta tiếp tục lật trang tìm ẩn ý. Khi chúng ta đến trang cuối, dù sao đi nữa, điều đó cũng chẳng quan trọng nữa rồi. Một lần nữa chúng ta bị bỏ lại, ngẩn ngơ, mê đắm, và sau tất cả…là ám ảnh. Kafka bên bờ biển là một hành trình thực sự thú vị, nhưng khó có thể nói hành trình đó cùng những khúc quanh trong đó – dù đúng hay sai – là thỏa mãn hay không thỏa mãn. Những tính từ đấy đơn giản là không dùng được. Murakami có vẻ không nhắm đến sự thỏa mãn bằng việc chế ra một câu chuyện hấp dẫn và làm đảo điên người đọc. Ông đã thành công, từ đầu tới cuối và hơn thế nữa. Hãy nghĩ đến điều này một lần nữa khi đã đóng quyển sách lại, vì sự thật này cũng thú vị như chính bản thân sách vậy.

Tags: