Tôn tẫn là ai

Một đóa hoa cúc nhìn thấu cuộc đời Tôn Tẫn [ảnh: Sound of Hope]

Trước khi đi, Bàng Quyên hứa hẹn với Tôn Tẫn rằng: "Khi công thành danh toại, nhất định sẽ mời Tôn Tẫn cùng hưởng vinh hoa. Nếu vi phạm lời thề, sẽ chịu chết dưới vạn mũi tên".

Xem lại:
Tứ đại Thần nhân [1]: Khương Tử Nha - Nguồn gốc tên hiệu Phi Hùng của Khương Tử Nha

Tôn Tẫn này sinh ra thông minh cơ trí, không giống người phàm, theo sư phụ Quỷ Cốc Tử học chiến thuật binh pháp.

Quỷ Cốc Tử, cao thâm huyền bí, tinh thông học vấn bách gia, đã thấy được Tôn Tẫn là Khương Tử Nha chuyển sinh, nên lại càng yêu mến ông.

Quỷ Cốc Tử trong lòng biết rằng, mặc dù Khương Tử Nha kiếp trước phụng chỉ phong Thần, nhưng trong chiến tranh đã giết chết rất nhiều người, nên kiếp này chuyển sinh thành Tôn Tẫn, tất sẽ có kiếp nạn, nhưng sẽ không mất đi sinh mạng.

Cùng bái làm môn hạ của Quỷ Cốc Tử còn có đại sư huynh của Tôn Tẫn là Bàng Quyên.

Thoáng chốc đã học nghệ ba năm, Bàng Quyên không còn kìm nén được sự nôn nóng, cảm thấy mình đã học thành tài, thế giới rộng lớn như vậy, muốn xông pha một phen.

Vừa hay Ngụy quốc đang dốc tiền tuyển hiền tài, tìm cầu tướng giỏi, Bàng Quyên đi ứng tuyển.

Trước khi rời đi, Quỷ Cốc Tử đã để Bàng Quyên ngẫu nhiên hái một bông hoa rồi bói cho anh ta một quẻ, nói với anh ta rằng: "Vận thế của ngươi 'gặp dê thì vinh, gặp ngựa thì suy'”. Quỷ Cốc Tử còn năm lần bảy lượt cảnh cáo anh ta rằng: "Nhất định không được lừa người, nếu không sẽ hại người hại mình".

Trước khi đi, Bàng Quyên hứa hẹn với Tôn Tẫn rằng: "Khi công thành danh toại, nhất định sẽ mời Tôn Tẫn cùng hưởng vinh hoa. Nếu vi phạm lời thề, sẽ chịu chết dưới vạn mũi tên".

Bàng Quyên sau khi xuống núi thì một bước lên mây, được Ngụy Vương rất trọng dụng. Ngụy Vương nghe nói Bàng Quyên còn có một sư đệ đồng môn là Tôn Tẫn, cũng là bậc kỳ tài kiệt xuất, nên khao khát tìm cầu. Ngụy Vương chuẩn bị lễ vật hậu hĩnh, phái người đến Quỷ Cốc mời Tôn Tẫn xuất sơn.

Một bông hoa cúc báo trước cuộc đời của Tôn Tẫn [Hình vẽ từ sách vẽ hoa điểu đời Thanh]

Trước khi Tôn Tẫn xuống núi, như thường lệ, Quỷ Cốc Tử cũng để Tôn Tẫn hái một bông hoa, và cũng xem bói tiền đồ vận thế của Tôn Tẫn lần này như thế nào. 

Lúc đó, gió thu xào xạc trời râm mát, Tôn Tẫn nhìn thấy một bình hoa trên bàn của Quỷ Cốc Tử, mà chỉ cắm một bông cúc vàng. Ông liền lấy bông cúc ra cho Quỷ Cốc Tử xem, sau đó cắm bông hoa vào lại trong bình. Quỷ Cốc Tử nhìn bông hoa, rồi nhìn Tôn Tẫn nói: “Bông hoa này mặc dù đã bị gãy, không còn hoàn hảo nữa, nhưng hoa cúc chịu được lạnh, trải qua sương mà không hư nát, tuy bị làm hại nhưng không phải là đại hung; bông hoa này được cắm trong bình, tức con sẽ được mọi người yêu mến quý trọng, bình hoa làm bằng kim loại, cùng loại với chung đỉnh, báo trước con cuối cùng sẽ thoát khỏi khốn cảnh, thanh danh lẫy lừng. Nhưng hoa này trải qua rút lên một lần nữa, nên chỉ sợ nhất thời không được như tâm ý. Con lại đặt hoa lại vào trong bình, báo trước rằng cuối cùng con sẽ thành danh tại cố hương [Tề quốc]. Thế này nhé, ta sẽ đổi tên cho con, rồi có thể mưu cầu tiến thủ.”

Lúc đó Tôn Tẫn được gọi là Tôn Tân [孫賓], sau khi Quỷ Cốc Tử phán đoán xong tiền đồ của ông, bên trái chữ Tân của tên Tôn Tân được thêm một bộ Nguyệt [月], tên ông được đổi thành Tôn Tẫn [孫臏 - Tẫn nghĩa là chặt xương bánh chè]. Lúc này Quỷ Cốc Tử đã sớm biết được Tôn Tẫn khó thoát hình phạt chặt chân, có điều thiên cơ không thể tiết lộ.

Khi Tôn Tẫn ra đi, Quỷ Cốc Tử đã đưa cho ông một cái túi bằng gấm, và dặn dò nhiều lần rằng nhất quyết không được mở túi gấm này trước thời khắc sinh tử. Tôn Tẫn từ biệt sư phụ Quỷ Cốc Tử rồi theo sứ nước Ngụy xuống núi, lên xe mà đi.

Khi đến nước Ngụy, Bàng Quyên bề ngoài thì cười tươi chào hỏi nhưng trong lòng thì không vui vẻ, lại biết được rằng sau khi mình xuống núi, Quỷ Cốc Tử đã dạy cho Tôn Tẫn 13 thiên Binh pháp Tôn Tử, một bí kíp không truyền cho người nào khác, điều này thực sự khiến tâm can Bàng Quyên thêm buồn bực. Chẳng trách khi bản thân với Tôn Tẫn diễn luyện trận pháp trên võ tràng: "Trận pháp mà mình bày ra, Tôn Tẫn liếc mắt liền biết, còn trận pháp của Tôn Tẫn dù mình có xem đi xét lại cũng không hiểu được. Hoá ra, tài năng của Tôn Tẫn vượt xa mình". Bàng Quyên trắng đêm không ngủ, chỉ sợ sau này phải khuất phục Tôn Tẫn, sợ rằng vị trí của mình ở Nguỵ quốc không biết rồi sẽ ra sao. Nghĩ thầm chỉ có ra tay trước, mới có thể trừ dứt hậu hoạ. Một hôm Bàng Quyên đã nghĩ ra một mưu kế.

Trong một lần yến tiệc, Bàng Quyên giả nhân giả nghĩa hỏi Tôn Tẫn, muốn đặt bẫy Tôn Tẫn, nên đã nói: "Huynh trưởng làm quan ở Nguỵ quốc, không biết có nhớ cố hương chăng, không biết có thường xuyên thư từ qua lại với người nhà chăng?". 

Tôn Tẫn vốn là người ngước Tề, mà hai nước Tề Nguỵ vẫn một mực đối đầu, nên Tôn Tẫn vẫn luôn kìm nén cảm giác nhớ nhà. Tôn Tẫn không biết đây là mưu kế, liền đem chuyện nhà mình nói hết cho Bàng Quyền từ đầu chí cuối.

Không ngờ nửa năm sau, một người đàn ông giọng nước Tề đến gặp Tôn Tẫn và nói rằng anh ta mang đến một bức thư từ anh họ của Tôn Tẫn. Tôn Tẫn mở bức thư ra xem, trong bức thư người anh họ nói về nỗi nhớ nhà, mong rằng Tôn Tẫn có thể sớm ngày hồi hương cùng phụ lão gặp mặt. Tôn Tẫn không nghi ngờ gì, vội viết thư hồi âm và nhờ người mang về. Không ngờ người mang thư không phải là đồng hương nước Tề mà là gia đinh tâm phúc của Bàng Quyên, như thế Bàng Quyên lấy được thư hồi âm của Tôn Tẫn dễ như trở bàn tay, rồi hắn bắt chước bút tích của Tôn Tẫn, ngụy tạo một bức thư viết rằng Tôn Tẫn dự định phản bội Ngụy quốc và đầu quân cho Tề quốc, làm bằng chứng thông đồng với kẻ địch và giao nộp cho Ngụy vương. Mặt khác Bàng Quyên thuyết phục Tôn Tẫn giã từ Ngụy vương, hồi hương để thăm phụ lão ở quê. 

Ngụy vương sau khi có được bức thư thì nổi giận muốn giết chết Tôn Tẫn, Bàng Quyên lại giả nhân giả nghĩa nói: “Xin Đại Vương nguôi giận, chỉ sợ Tôn Tẫn nhất thời nhớ nhà sốt ruột, một phút nông nổi mà phạm phải sai lầm lớn, mong rằng đại vương nể tình Tôn Tẫn cùng thần thủ túc tình thâm, mà miễn cho tội chết, chuyển thành hình phạt chặt chân” .

Hãy nhìn con người đầy mưu mô của Bàng Quyên mà xem, giờ đây Tôn Tẫn bị chặt chân đã thành phế nhân rồi, muốn diệt trừ ông không khó, nhưng điều hắn mong muốn trong lòng chính là 13 thiên Binh pháp Tôn Tử trong tay Tôn Tẫn.

Bàng Quyên đưa Tôn Tẫn đã bị tàn phế trở về trong phủ của mình, chăm sóc ân cần. Lúc này, Tôn Tẫn vẫn chưa hay biết gì, đối mặt với sự quan tâm từng ly từng chút của sư huynh dành cho mình, thì trong lòng cảm động hết sức. Dưới sự năn nỉ của Bàng Quyên, Tôn Tẫn cũng cảm thấy mình đã là phế nhân, không còn khả năng cầm quân đánh trận nữa, nên bắt đầu chép lại 13 thiên Binh pháp Tôn Tử, dự định giao cho Bàng Quyên.

Một người hầu riêng hầu hạ Tôn Tẫn trong phủ của Bàng Quyên thực sự không đành lòng nên đã bí mật nói với Tôn Tẫn, hóa ra tất cả những chuyện này là do Bàng Quyên sắp đặt, chỉ để lừa gạt nhằm lấy được Binh pháp Tôn Tử.

Nghe đến đây, Tôn Tẫn không khỏi lạnh người: "Ngày mình viết xong binh pháp này cũng là lúc mình về chầu Tây thiên".

Tôn Tẫn không bao giờ tưởng tượng được rằng người huynh đệ đồng môn tình cảm như tay với chân lại có thể hạ độc thủ như thế đối với mình. Nhưng bây giờ ta đang ở trong phủ của Bàng Quyên, xung quanh là tai mắt của Bàng Quyên, huống hồ, hiện tại mình không còn chân nữa, có mọc thêm cánh cũng khó thoát, chẳng lẽ là số mệnh của mình như vậy sao? Nghĩ đến đó Tôn Tẫn đã rơi lệ.

Đột nhiên, Tôn Tẫn nhớ ra túi gấm mà Quỷ Cốc Tử đã đưa cho ông trước khi rời đi, rồi vội vàng mở bộ túi ra thì thấy ba chữ “giả vờ điên".

Tôn Tẫn bắt đầu nói lời điên cuồng, giả ngây giả dại, cả ngày không chải đầu rửa mặt, Bàng Quyên sợ rằng Tôn Tẫn lừa đảo nên sai người ném Tôn Tẫn vào chuồng lợn, rồi sai người giám sát bí mật, không ngờ, Tôn Tẫn vẫn một mực ở trong chuồng lợn, ăn, uống rồi ngủ, thậm chí ăn phân uống nước tiểu, lúc đó mới lừa được Bàng Quyên. Cuối cùng dưới sự trợ giúp của sứ giả Tề quốc, Tôn Tẫn trải qua ngàn vạn gian hiểm mới về được Tề quốc.

Trải qua phen chìm nổi này, có thể nói là ông đã chịu đựng hết thảy gian khổ trên đời, đã trả hết nợ kiếp trước. Tôn Tẫn đã đánh trận Mã Lăng với sư huynh Bàng Quyên, Bàng Quyên bị vạn mũi tên bắn vào thân mà chết dưới cây đại thụ.

Sau trận chiến Mã Lăng, Tôn Tẫn được 7 nước ban ấn tướng quốc,  công thành danh toại, nhưng ông lại quy ẩn tu hành, cuối cùng đắc Đạo thành Tiên. Khai mở trí huệ rồi biết mình đời trước là Khương Tử Nha, chuyển sinh đến thế gian là để tu Đạo thành Tiên.

Tôn Tẫn giờ đã đắc Đạo thành Tiên, nhưng nhận thấy chân mình đã bị hỏng, nếu mang bộ dạng như vậy mà thành Tiên, thì cứ mãi ngồi trên xe lăn như vậy sao? Thật là làm tổn hại đến uy nghiêm của Thần Tiên. Thế là Tôn Tẫn quyết định chuyển sinh lần nữa để tu hành.

[Còn tiếp]

Lam Sơn

Theo Vương Nhuận - SOH

Xem thêm:

Ngụy Huệ Vương cũng học theo Tần Hiếu Công, muốn tìm một nhân tài kiểu Thương Ưởng. Ông ta bỏ ra nhiều tiền bạc để chiêu mộ hào kiệt trong thiên hạ. Lúc đó có người trong nước tên là Bàng Quyên đến xin gặp, trình bày kế sách làm nước giàu binh mạnh. Ngụy Huệ Vương rất hài lòng, liền phong Bàng Quyên làm đại tướng.

Bàng Quyên đúng là tướng tài, ngày ngày thao luyện binh mã, trước hết đánh mấy nước nhỏ, đều giành thắng lợi, sau lại đánh bại cả nước Tề. Đến lúc đó, Ngụy Huệ Vương càng tín nhiệm Bàng Quyên.

Bàng Quyên tự cho mình là người tài giỏi. Nhưng ông biết rằng bạn học của mình là Tôn Tẫn, người nước Tề, còn giỏi hơn mình. Theo truyền thuyết, thì Tôn Tẫn là dòng dõi của Tôn Vũ nước Ngô khi trước chỉ riêng Tẫn nắm được “Binh pháp Tôn Tử” do tổ tiên truyền lại.

Ngụy Huệ Vương cũng nghe danh tiếng của Tôn Tẫn, nên có lần nói với Bàng Quyên về Tôn Tẫn. Bàng Quyên cử người mời Tôn Tẫn tới cộng sự với mình cùng phục vụ nước Ngụy. Ngờ đâu Bàng Quyên nuôi ý xấu, ngầm gièm pha với Ngụy Huệ Vương là Tôn Tẫn tư thông với Tề. Ngụy Huệ Vương nổi giận, liền đưa Tôn Tẫn ra xử tội, thích chữ vào mặt và tháo hai xương bánh chè của Tôn Tẫn.

May nhờ có một sứ thần nước Tề sang thăm Ngụy, ngầm cứu được Tôn Tẫn, đem về nước Tề.

Đại tướng nước Tề là Điền Kỵ nghe nói Tôn Tẫn là một tướng tài, liền tiến cử với Tề Uy Vương. Tề Uy Vương cũng đang cải cách để làm cho đất nước giàu mạnh. Sau khi đàm luận về binh pháp với Tôn Tẫn, cảm thấy rất hứng thú, lấy làm tiếc là không được gặp ông sớm hơn.

Lịch sử Trung Quốc năm 354 trước Công nguyên, Ngụy Huệ Vương phái Bàng Quyên tiến đánh nước Triệu, bao vây quốc đô Hàm Đan của Triệu. Năm sau, Triệu cầu cứu với Tề. Tề Uy Vương muốn phong Tôn Tẫn làm đại tướng để đem quân cứu Triệu. Tôn Tẫn từ chối: “Tôi là một người đã tàn phế vì bị hình phạt, nếu làm đại tướng, chỉ khiến người ta chê cười. Xin đại vương cử Điền Đại phu [tức Điền Kỵ] làm đại tướng.

Tề Uy Vương liền cử Điền Kỵ làm đại tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, mang quân đi cứu Triệu. Tôn Tẫn ngồi trong một cỗ xe được che kín để bày mưu giúp Điền Kỵ.

Tôn Tẫn nói với Điền Kỵ: “Hiện nay Ngụy đã mang hết quân tinh nhuệ đi đánh Triệu, trong nước chỉ còn lại binh lính già yếu, hết sức trống rỗng. Tốt nhất là ta đem quân đánh vào đô thành Đại Lương của Ngụy, Bàng Quyên nghe tin, nhất định sẽ phải bỏ Hàm Đan để về cứu viện. Ta sẽ chờ ở giữa đường đánh một trận thì nhất định sẽ giành thắng lợi”.

Điền Kỵ làm theo kế đó. Quân của Bàng Quyên vừa hạ được Hàm Đan, bỗng nghe tin Tề đánh Đại lương, liền vội vã đem quân về. Vừa đến Quế Lăng [nay ở Tây bắc Trương Đản, Hà Nam] thì gặp quân Tề. Hai bên giao chiến, Bàng Quyên đại bại.

Quân Tê đắc thắng kéo về, Thành Hàm Đan được cứu thoát. Lịch sử gọi mưu mẹo đó của Tôn Tẫn là “Vây Ngụy cứu Triệu”.

Năm 341 trước Công nguyên, nước Ngụy lại phái quân đánh nước Hàn. Hàn lại cầu cứu Tề. Lúc đó, Tề Uy Vương đã chết, con là Tề Tuyên Vương phái Điền Kỵ, Tôn Tẫn đem quân cứu Hàn. Tôn Tẫn lại dùng phương pháp cũ, không đi cứu Hàn, mà trực tiếp đánh vào nước Ngụy.

Bàng Quyên được tin cao cấp từ trong nước, đành phải rút quân về, lúc đó quân Tề đã vào đến đất Ngụy.

Nước Ngụy dùng một số lớn quân, do thái tử Thân chỉ huy, chống lại quân Tề. Lúc đó, quân Tề bắt đầu rút lui. Bàng Quyên quan sát khu vực doanh trại của quân Tề, thấy rất rộng lớn. Ông sai đếm số bếp của quân Tề, thấy có tới mười vạn cái thì rất hoảng sợ.

Hôm sau, Bàng Quyên đuổi theo tới vị trí đóng quân thứ hai của quân Tề, sai đếm số bếp, thì chỉ còn 5 vạn cái. Ngày thứ ba, Bàng Quyên lại đuổi tới vị trí doanh trại vừa rút bỏ của quân Tề, đếm số bếp, thì chỉ thấy còn lại hơn hai vạn cái. Bàng Quyên yên tâm, cười nói: “Ta đã biết quân Tề đều là kẻ nhát gan, mang mười vạn quân sang Ngụy, mới có ba ngày đã trốn chạy mất hai phần ba”. Ông thúc giục quân Ngụy đuổi theo quân Tề suốt ngày đêm.

Đuổi tới Mã Lăng [nay ở Đông nam huyện Đại Danh tỉnh Hà Bắc] thì trời vừa tối. Đường xá ở Mã Lăng rất chật hẹp, bên đường đều là chướng ngại vật. Bàng Quyên nôn nóng muốn đuổi kịp ngay quân Tề, liền thúc giục quân Ngụy đi gấp trong đêm. Bỗng quân lính phía trên báo về: “Đường xá đều bị cây cối ngăn chặn cả”.

Bàng Quyên lên xem, quả thấy cây cối đều bị chặt ngã, chỉ còn lại một cây lớn không bị chặt. Xem xét kỹ thấy vỏ cây đã bị lột bỏ, bên trong lò mò thấy một hàng chữ, vì trời tối không đọc rõ.

Bàng Quyên bảo binh lính đốt đuốc lên soi, thì thấy hàng chữ đó là: “Bàng Quyên sẽ chết dưới gốc cây này”.

Bàng Quyên hoảng sợ, liền ra lệnh lui quân. Nhưng đã muộn. Xung quanh tên bắn tới như mưa. Quân Ngụy chết ngổn ngang. Bốn phía bỗng vang lên tiếng hô giết, quân Tề ào ạt xông tới.

Thì ra Tôn Tẫn lập mưu, cố ý mỗi ngày giảm số bếp nấu cơm để đánh lừa khiến Bàng Quyên tưởng nhầm rằng quân Tề ngày càng giảm, chủ quan, dẫn quân đuổi theo. Tôn Tẫn tính toán biết vào thời gian đó, Bàng Quyên sẽ đến Mã Lăng, nên mai phục sẵn quân cung nỏ, dặn dò quân sĩ khi thấy có ánh lửa thì cùng bắn xuống. Bàng Quyên hết đường chạy, đành rút kiếm tự sát.

Quân Tể thừa thắng đánh tan quân Ngụy, bắt thái tử Thân của Ngụy làm tù binh.

Từ đó về sau, tiếng tăm của Tôn Tẫn truyền ra khắp các nước chư hầu. Tác phẩm “Binh pháp Tôn Tẫn” do ông viết ra còn lưu truyền tới ngày nay.

Video liên quan

Chủ Đề