Tổng đài 90032 là gì

Bên cạnh việc gửi thông tin SĐT của bạn tới với các bạn chuyên viên tín dụng bạn đọc cũng có thể tự mình check SIM vay tiền bằng tin nhắn để biết SIM điện thoại mình đang sử dụng có đủ điều kiện vay qua SIM hay không; bài viết này Vay tiền 3S sẽ đưa ra một số mẫu tin nhắn và đầu số tổng đài kiểm tra.

Cách check SIM vay tiền bằng tin nhắn, khách hàng tự thực hiện

Hiện nay nhu cầu vay tiền bằng SIM điện thoại được rất nhiều khách hàng quan tâm đặc biệt là những khách hàng không đi làm hưởng lương, khách hàng không chứng minh được thu nhập… ở bài viết gần đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những điều kiện vay tiền bằng SIM Viettel rồi. Vậy làm thế nào để có thể check SIM vay tiền bằng tin nhắn?

HƯỚNG DẪN CHECK SIM VAY TIỀN BẰNG TIN NHẮN SMS

Để thực hiện quá trình này chúng ta cần 1 SIM điện thoại di động thuộc nhà mạng đang được hỗ trợ vay tín chấp qua SIM.

– Soạn tin với cú pháp AVAY

  • Bước 1: Soạn AVAY gửi 5566 [miễn phí]

  • Bước 2: Soạn D gửi 5566
  • Bước 3: Soạn K gửi 5566

Soạn tinFE21, FE22, FE25, FE29 gửi 5566

Soạn tin: OCB04, OCB05 gửi 5566

– Soạn tin: VP05, VP04 gửi 5566

Sau khi soạn và gửi xong bạn đợi chừng 1-2 phút để tổng đài 5566 gửi tin nhắn về, nếu cần các bước xác nhận nào đó bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của hệ thống.

Chào bạn!: Ưu đãi khoản vay này được tối ưu dành cho bạn. Nhận ưu đãi vay ngay hôm nay. Hạn mức 20-300tr. Thời hạn 6-36 tháng. Toàn quốc. Giải ngân 24-48h. Liên hệ chúng tôi...

Mẫu tin nhắn mời vay tiền của ngân hàng VP Bank

Tin nhắn này không được thì soạn tin nhắn khác, ví dụ: FE21 gửi 5566 không được thì soạn FE22 gửi 5566 hoặc OCB05 gửi 5566.

Tin nhắn mời vay tiền theo SIM Mobifone

CHÚ Ý: Đôi khi tổng đài 5566 quá tải khiến việc trả về tin nhắn cho khách hàng bị chậm chễ, lúc này hãy bình tĩnh đợi thêm 1 thời gian [có thể hàng giờ] để tin nhắn phản hồi từ tổng đài về.

Không phải 100% SIM Viettel đang sử dụng đều đủ điều kiện vay, các SIM nên sử dụng từ 6 tháng trở nên. Trường hợp không đủ điều kiện lần 1 có thể đợi 2 – 3 tháng tiếp theo đăng ký lại theo cú pháp trên. 

Quá trình kiểm tra, check SIM vay tiền bằng tin nhắn được thực hiện từ bất kỳ thiết bị đầu cuối nào có chức năng tiếp nhận sóng viễn thông chứ không nhất thiết phải từ các thiết bị di động cao cấp, smartphone… vì thế mỗi người dùng đều có thể tự mình “kiểm định” được SIM điện thoại của bản thân xem có đủ điều kiện vay tiền qua SIM hay không.

Bạn đọc sinh sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, các tỉnh lân cận Hà Nội vui lòng liên hệ Hotline 0946.569.090 [Mss Huyền] để được hỗ trợ vay tiền qua SIM, vay qua lương, vay theo hóa đơn điện, vay theo đăng ký xe, bảo hiểm nhân thọ…

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách check SIM vay tiền bằng tin nhắn SMS từ chính điện thoại của khách hàng, ngoài ra nếu muốn biết thêm về điều kiện vay tiền theo SIM Viettel có thể tham khảo thêm bài viết điều kiện vay tiền bằng SIM Viettel mà chúng tôi mới thực hiện gần đây. Chúc bạn thành công!

Hoài AnVay tiền 3S

Chào bạn!: Ưu đãi khoản vay này được tối ưu dành cho bạn. Nhận ưu đãi vay ngay hôm nay. Hạn mức 20-300tr. Thời hạn 6-36 tháng. Toàn quốc. Giải ngân 24-48h. Liên hệ chúng tôi...

Mục lục bài viết

  • 1. Có thể hủy thẻ tín dụng FE-CREDIT hay không ?
  • 2. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt khoản tiền vay của ngân hàng ?
  • 3. Hình phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
  • 4. Chiêu trò lừa đảo thông báo nhận quà trúng thưởng ?
  • 5. Lừa tiền chạy thi công chức có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

1. Có thể hủy thẻ tín dụng FE-CREDIT hay không ?

Dạ chào các luật sư,em có một vấn đề mong các luật sư tư vấn giúp em ạ. Em nhận được một cuộc điện thoại cửa tư vấn viên tự nhận là thuộc thế giới di động - nơi em từng mua 2 lần 2 điện thoại trả góp. Cô tư vấn này chúc mừng em đã nhận được thẻ ưu đãi của thế giới di động, là thẻ thành viên khi mua sắm sẽ được giảm giá nếu mua các sản phẩm dưới 10 triệu tại bất kỳ cửa hàng thế giới di động nào. Emđã hỏi là thẻ thành viên khi mua sắm được hưởng ưu đãi và không có tốn bất kỳ phí nào để làm thẻ vì đây là thẻ tặng cho thành viên mua sắm quen thuộc có lịch sử trả góp tốt. Vì vậy Em đã nhận lời làm thẻ thành viên đó và cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân, bao gồm tên người thân.

Và được thông báo nhận thẻ ngay tại công ty em ấy đang làm việc. Ngày 18/7/2017, có nhân viên đến giao thẻ tại công ty và đưa giấy ký nhận [thật ra là hợp đồng], em đang trong thời gian làm việc và cũng không hiểu nhiều về các loại thẻ tín dụng, chỉ nghĩ là ký tên nhận thẻ giống như nhận hàng thôi, nên khi được kêu ký tên để nhận thẻ thì em đã ký. Sau đó người giao thẻ kêu em kích hoạt thẻ sử dụng đi, có 10 triệu trong thẻ cứ rút mà sử dụng mua sắm. Lúc này em mới ngạc nhiên và không hiểu sao thẻ thành viên có tiền. Vì vậy em đã đem thẻ vào công ty và hỏi thăm mọi người thì phát hiện là thẻ tín dụng fe credit plus thuộc ngân hàng thịnh vượng vp bank, mọi người xem hợp đồng của em có ký việc mua bảo hiểm luôn. Trong khi em không có nhu cầu và không muốn sử dụng nên không dám kích hoạt thẻ. Đồng thời, em đã điện thoại lại cô tư vấn đó - tên trinh nhưng không nghe máy em nữa, thậm chí tắt máy và giờ không liên lạc được. Em cũng điện thoại tổng đài 028 39 333 888 vào ngày 19/8/2017 để nói về trường hợpnày và muốn hủy thẻ, không sử dụng.

Tổng đài trả lời em không sử dụng thì không cần kích hoạt, đợi 3 năm hết hợp đồng sẽ tự hủy, còn nói em có bảo hiểm 1 năm nên không hủy được thẻ, hết 1 năm thì em hủy bảo hiểm vì nếu không hủy thì sẽ gia hạn bảo hiểm. Vì vậy em không hủy thẻ được và cũng không dám kích hoạt. Nhưng em và mọi người không hiểu thẻ có tính lãi suất hay bảo hiểm hay bất kỳ điều gì không vì chỉ được tổng đài trả lời không kích hoạt không mất tiền và đợi bảo hiểm 1 năm, đợi thẻ 3 năm tự hủy. Em đã đến ngân hàng thịnh vượng vp bank - Bến Lức, Long An để trả thẻ thì nhân viên không nhận, yêu cầu em điện thoại tổng đài hủy thẻ, nếu tổng đài hủy thẻ thì ngân hàng mới nhận lại thẻ, nhưng điện thoại tổng đài lại thì vẫn không cho hủy thẻ và kêu đợi 3 năm.

Dạ mong các luật sư tư vấn giúp cho chúng em ạ, em thật sự không có nhu cầu làm thẻ fe credit và càng không được tư vấn rõ từ đầu vì tư vấn thẻ thành viên ưu đãi của thế giới di động, giờ em rất khó chịu và buồn về chuyện này. Mọi người trong công ty cũng không biết làm sao mới hủy thẻ và trả lại thẻ cho ngân hàng để không cần lo lắng trả nợ mà mình không có vay mượn, cũng như có bảo hiểm hợp đồng gì đó mà không biết. Những người tư vấn cho khách hàng vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của thế giới di động khi mượn danh lừa người tiêu dùng làm thẻ tín dụng fe credit, đặc biệt là nhữngngười công nhân như chúng em ạ.

Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư và làm sao mới có thể hủy và trả lại thẻ tín dụng fe credit khi không có nhu cầu và chưa kích hoạt ?

Chúng em xin chân thành cảm ơn ạ. Mong hồi âm. Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Căn cứ Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, cụ thể:

"Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình".

Thứ nhất, Cô tư vấn viên tự nhận là nhân viên của thế giới di động đã đưa ra những thông tin sai sự thật, có tính chất lừa đảo lôi kéo khách hàng. Dẫn đến bạn hiều nhầm nên đồng ý ký nhận thẻ, mục đích của giao dịch dân sự không đạt được do yếu tố lừa dối. Do đó giao dịch dân sự mà bạn thực hiên sẽ vô hiệu.

Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, cụ thể:

"Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định".

Bạn sẽ không phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Để xử lý được tình huống này, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, bạn cần liên hệ với fe credit plus thuộc ngân hàng thịnh vượng vp bank để xác minh thông tin của cá nhân đã cung cấp thông tin của bạn cho họ. Sau đó yêu cầu họ làm rõ về cách thức nhận thông tin đăng ký làm thẻ, quy trình thủ tục cấp thẻ.

Thứ hai, bạn yêu cầu fe credit plus thuộc ngân hàng thịnh vượng vp bank cung cấp cho bạn những thỏa thuận và điều khoản ràng buộc khi đăng ký làm thẻ tín dụng.

Thứ ba, sau khi làm rõ được vấn đề bạn có thể yêu cầu họ hủy thẻ với vì giao dịch dân sự được xác lập do lừa dối.

Bạn cũng có thể liên hệ với công an xã phường để nhận được sự trợ giúp để tìm ra manh mối cũng như những chứng cứ liên quan đến vụ việc.

2. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt khoản tiền vay của ngân hàng ?

Thưa luật sư, Tôi có một tình huống rất mong luật sư tư vấn và giải đáp giùm: A và B góp vốn thành lập công ty TNHH Việt Mỹ, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội với vốn Điều lệ là 10tỷ đồng, Trong đó: A cam kết góp 7 tỷ đồng chiếm 70% vốn điều lệ công ty, giữ chức vụ chủ tịch HĐTV công ty; B cam kết góp 3 tỷ đồng chiếm 30%vốn điều lệ công ty, giữ chức vụ Giám đốc công ty kiêm người đại diện theo pháp luật.

Sau khi thanh lập Công ty Việt Mỹ có được UBND thành phố Hà Nội cho thuê 10 ha đất với thời gian 50%, trả tiền 1 lần nhằm mục đích xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung. Song song với việc thuê đất, Công ty Việt Mỹ đã làm thủ tục và ký kết hợp đồng mua dây chuyền sản xuất gạch không nung theo công nghệ của Công hòa Liên bang Đức với giá 12 tỷ đồng.

Nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Việt Mỹ đã dùng tài sản là 10ha đất thế chấp tại Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Nội để vay với số tiền là 20tỷ đồng với thời hạn là 2 năm.

Dùng hợp đồng mua bán máy móc thiết bị để thế chấp tại ngân hàng Agribank – Chi nhánh Đống Đa để vay với số tiền là 10 tỷ đồng với thời hạn là 2 năm.

Do tình hình kinh tế khó khăn, do vậy việc đầu tư sản xuất gạch không nung của công ty Việt Mỹ không thể triển khai theo kế hoạch. Vì vậy, khi đến thời hạn thanh toán tiền cho Ngân hàng, công ty Việt Mỹ bị mất khả năng thanh toán. Ngân Hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Nội đã tiến hành phát mại tài sản thế chấp là 10ha đất để thu hồi vốn. Tuy nhiên, việc phát mại tài sản chỉ thu về được giá trị là 10tỷ đồng. Bởi thế, Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Nội đã gửi đơn tố cáo Công ty Việt Mỹ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đề nghị cơ quan công an tiến hành điều tra khởi tố vụ án theo quy định.

Khi được biết ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Nội tố cáo công ty Việt Mỹ, ngân hàng Agribank đã cử cán bộ xuống làm việc với lãnh đạo công ty Việt Mỹ, được lãnh đạo công ty Việt Mỹ cho biết. Số máy móc thiết bị mua tại Đức được các bên vận chuyển bằng tàu biển, tuy nhiên con tàu này đang bị hải tặc chiếm giữ do vậy mà máy móc thiết bị Bên phí Đức chưa thể giao cho Việt Mỹ được.

Do nghi ngờ có sự gian dối nên lãnh đạo ngân hàng Agribank cũng đã gửi đơn tố cáo công ty Việt Mỹ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lo lắng bị truy tố trách nhiệm hình sự nên lãnh đạo công ty Việt Mỹ đã đến gặp Luật sư đề nghị được tư vấn pháp lý.

Nếu là Luật sư, trên cơ sở quy định của pháp luật anh chị tư vấn như thế nào cho A và B?

Người gửi: Hà Duyên

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thứ nhất: Công ty Việt Mỹ thế chấp 10ha đất tại ngân hàng Viettinbank là bất hợp pháp. Lý do:

Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Luật đất đai 2013:

"Điều 174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a] Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

b] Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

c] Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

d] Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

đ] Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 173 của Luật này.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a] Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

b] Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng;

c] Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng".

Theo đó, tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê chỉ được thế chấp đổi với “tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất” mà không được thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Việc công ty TNHH Việt Mỹ đem 10ha đất thuê để thế chấp vay tiền tại Ngân hàng có thể khẳng định là trái với quy định của pháp luật. Do đó, hợp đồng thế chấp này vô hiệu theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, hai bên có nghĩa vụ trao trả cho nhau những gì đã nhận.

Từ những phân tích trên, có thể thấy lời cáo buộc của phía Ngân hàng Viettinbank đối với công ty TNHH Việt Mỹ là có căn cứ.

Thứ hai, việc công ty TNHH Việt Mỹ dùng hợp đồng mua bán máy móc thiết bị để thế chấp tại Ngân hàng Agribank là hợp pháp.

Có thể thấy hợp đồng mua bán máy móc thiết bị ở đây chính là tài sản hình thành trong tương lai. Vấn đề này được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015.

"Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm".

Do đó, phía Ngân hàng Agribank khởi kiện công ty TNHH Việt Mỹ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ dựa vào sự “nghi ngờ” mà không có căn cứ là không thỏa đáng.

Như vậy, với cả hai đơn kiện công ty TNHH Việt Mỹ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhận thấy: ở lời cáo buộc của phía Ngân hàng Viettinbank, công ty có thể bác bỏ cáo buộc, vì lỗi này cũng thuộc về phía Ngân hàng [trước khi cho vay, ngân hàng có trách nhiệm phải xác minh giá trị tài sản thế chấp thực tế]; công ty và Ngân hàng có thể thương lượng với nhau và xử lý về hợp đồng vô hiệu theo quy định của luật dân sự. Còn đối với đơn kiện của ngân hàng Agribanhk, nhận thấy là không có căn cứ.

3. Hình phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi với danh nghĩa là cá nhân đã cho người khác vay số tiền hơn 500 triệu đồng, nhưng 4 thang nay họ không chịu thanh toán cho tôi cả gốc và lãi. Vậy tôi có thể khởi kiện họ tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản đươc không? Và thủ tục thì cần phải có những giấy tờ gì?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:"

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả [không đúng sự thật] nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, hành vi người kia vay tiền bạn nhưng chưa thể trả được nợ không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì ban đầu, bạn hoàn toàn tin tưởng, và hai bên thông qua hợp đồng vay tài sản để trao tiền cho nhau, mà không có dấu hiệu dùng thủ đoạn gian dối để bạn trao tiền cho họ.

- Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm".

Như vậy, Hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Vì vậy, chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của người này về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi sau khi vay tiền của bạn, đến hạn trả nợ mà người này có hành vi bỏ trốn, dùng thủ đoạn gian dối để không phải trả nợ, hoặc sử dụng khoản tiền này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không có khả năng trả nợ. Còn nếu không thuộc vào những trường hợp này, thì để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn nên gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người này cư trú để được Tòa án giải quyết theo hướng tranh chấp dân sự.

4. Chiêu trò lừa đảo thông báo nhận quà trúng thưởng ?

Thưa luật sư, tôi đã chuyển khoản cho chủ tài khoản số: Tk:1903282078xxx teckcombank, số điện thoại 0898189xxxx; số tài khoản này lừa tôi là đã trúng 120 triệu tiền mặt và một xe sh 81triệu. Khi tôi nộp tiền làm thủ tục nhận thưởng xong thì nó khóa máy tôi gọi không được ?

Vậy tôi phải làm gì để lấy lại số tiền tôi đã mất và kẻ lừa đảo đó phải trả giá cho tội của mình. Đồng thời tôi muốn không ai bị lừa như tôi nữa ?

Cảm ơn và mong nhận được sự hướng dẫn!

Luật sư trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn được một chủ tài khoản tên là hua van tonso tk: 1903282078xxx teckcombanksdt 0898189xxx số tài khoản đã gửi thông tin trúng 120 triệu tiền mặt và một xe sh 81 triệu và bạn đã nộp tiền làm thủ tục nhận thưởng xong thì chủ tài khoản đã khóa máy bạn không thể liên lạc được nữa. Trường hợp này có thể thấy người này đã có hành vi lừa đảo bạn, hành vi này được quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g] [được bãi bỏ]".

Vậy trong trường hợp này, nếu đủ các yếu tố nêu trên, chủ tài khoản nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

5. Lừa tiền chạy thi công chức có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Kính thưa luật sư ! Tôi có tham gia kì thi tuyển công chức của Tỉnh mình tổ chức, trước khi kì thi diễn ra có một người tên Tú nói muốn giúp tôi chạy điểm nếu có nhu cầu và tôi đã đồng ý. Sau đó, Tú đưa tôi đến gặp 1 người tên Nhật.

Lúc đầu Nhật nói chỉ cần đưa một tờ bảng điểm photo, sau đó nói giá là 100 triệu nhưng phải đưa trước 60 triệu khi nào có kết quả đưa nốt 40 triệu, tôi đã làm theo và đưa trước 60 triệu, sau khi cầm 60 triệu Nhật lại nói phải 130 triệu mới lo được và yêu cầu đưa đủ, tôi cũng đồng ý và làm theo. Nhưng lần sau tôi đã yêu cầu Nhật viết giấy biên nhận, nhưng Nhật nói chỉ viết giấy nhận vay tiền của Tú [ cả 2 lần tôi đưa tiền đều có Tú đi cùng ] tôi đã đồng ý nhưng có bản ghi âm ở lần giao tiền thứ 2 tức là đưa thêm 70 triệu, nhưng giấy biên nhận ghi 130 triệu. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị thi, từ khi nộp hồ sơ, ôn thi và thi, Nhật không giúp đỡ tôi bất kỳ điều gì, tôi tự học, tự làm bài và tôi tự chấm thấy điểm cũng tương đương kết quả chấm thi và kết quả tôi đã trúng tuyển. Khi tôi hỏi Nhật, Nhật nói đã giúp đỡ khi chấm điểm, nhưng trước khi có kết quả tôi thường hỏi thông tin điểm thi và kết quả Nhật đều không nhớ số báo danh của tôi và cũng không cung cấp được thông tin gì, đến ngày thông bao kết quả Nhật cũng chỉ biết trước tôi khoảng 1 tiếng, vì hội đồng tuyển sinh đưa kết quả lên mạng.

Tôi cũng có biết thông tin Tỉnh tôi chấm thi đợt này rất chặt vì đã thuê 2 trường đại học có tiếng để chấm thi và chấm lại nhiều lần. Vậy trường hợp này tôi có thể kiện Nhật và Tú tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ? Và chứng cứ tôi có [ 1 bản ghi âm và giấy biên nhận ghi tên Tú ] có đủ giá trị không ?.

Rất mong tư vấn của Quý Luật sư !

Người gửi : K.D

>> Luật sư tư vấn luật hình sự về xử lý hành vi lừa đảo, gọi 1900.6162

Trả lời :

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017quy định về tội lừa đảo chiếm đảo tài sản như sau :

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;".

Theo đó, với thông tin mà bạn đưa ra, các giấy tờ về việc giao nhận tiền giữa bạn và Nhật với tổng số tiền là 130 triệu thỏa mãn dấu hiệu về giá trị tài sản. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, nếu chỉ dựa vào việc Nhật không nhớ số báo danh của bạn hay việc bạn tự chấm thi và thấy sát với điểm của mình và hội đồng chấm thi là các trường đại học có tiếng mà cho rằng Nhật và Tú đã có hành vi gian dối là chưa có căn cứ. Do đó, vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chưa có đủ căn cứ về dấu hiệu tội phạm để khẳng định Tú và Nhật có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không.

Bạn có thể làm đơn khởi kiện Tú và Nhật ra tòa với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tú và Nhật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c, điều 15, Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

" Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:...

c] Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; "

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề