Top 5 quốc gia có hiv năm 2022

THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

I.THÔNG TIN Y TẾ TRONG NƯỚC

1. Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS 01/12: Hôm nay là ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS. Năm nay Việt Nam lấy chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.Mỗi năm Việt Nam vẫn phát hiện trên 12.000 người mới nhiễm HIV, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều người nhiễm HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình dương.Số người nhiễm HIV hiện còn sống được điều trị bằng ARV ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu điều trị, chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam ngày một lớn.Vì vậy, những hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS nhằm kêu gọi người dân không phân biệt đối xử với người bị HIV, bởi điều này sẽ làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được học hành, quyền được lao động và mưu cầu hạnh phúc.

2. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực về số người nhiễm HIV: Với hơn 220.000 người được báo cáo là nhiễm HIV, Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương [sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan].Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại lễ míttinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/11.Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đã kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.Mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV được phát hiện, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Nếu không tích cực kiểm soát và phòng chống thì đại dịch HIV/AIDS có thể quay trở lại.

3. Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS: Với chủ đề “Một vòng tay - Không khoảng cách” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Mạng lưới Thanh niên Việt Nam phòng, chống HIV/AIDS dưới sự tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, và Chương trình phòng, chống AIDS của Liên hợp quốc [UNAIDS], Chương trình hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS được tổ chức tối qua 30/11, tại khu Ký túc xá Mễ Trì [Hà Nội]. Tham dự chương trình có ông Đặng Minh Châu, Phó tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Ông Kendall RePass, Trưởng đại diện Chữ thập đỏ Mỹ tại Việt Nam; Lãnh đạo các Ban, đơn vị Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đại diện nhiều cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế. Phát biểu tại Lễ mít tinh, Ông Đặng Minh Châu thay mặt Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi mọi người chúng ta có những hành động thiết thực cùng chung tay với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hưởng chương trình ‘Một vòng tay - Không khoảng cách’ nhân Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS năm 2014. Tại chương trình, thay mặt Ban tổ chức, ông Đặng Minh Châu đã gửi đi thông điệp: Tình hình nhiễm HIV/AIDS tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và khống chế được. Các biện pháp dự phòng nằm trong chính nhận thức và thực hành của mỗi công dân. Mỗi người hãy tự bảo vệ sức khỏe của chính mình…Ngăn chặn HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ, của mỗi người dân và của toàn xã hội.

4. Hơn 70 ngàn người hưởng lợi từ dự án Chăm sóc, hỗ trợ và phòng chống HIV/AIDS:Dự án Chăm sóc, hỗ trợ và phòng, chống HIV/AIDS tại 4 tỉnh, thành phố phía Bắc [Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và Sơn La] do Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện từ năm 2008. Đến nay, sau 6 năm thực hiện, Dự án đã xây dựng được mô hình Phòng truyền thông, tư vấn đồng đẳng miễn phí về HIV/AIDS đặt tại một số bệnh viện – nơi đang điều trị cho bệnh nhân AIDS. Ngoài ra, Dự án còn triển khai các hoạt động tiếp cận cộng đồng tập trung vào nhóm có hành vi nguy cơ cao. Tổng cộng có 70.000 người đã được hưởng lợi từ Dự án này.

5. Viêm gan virus C - sát thủ thầm lặng: Tỷ lệ nhiễm viêm gan C ở Việt Nam thấp, chỉ chiếm 4-7% dân số nhưng lại tập trung ở những người tiêm chích ma túy. Đây là nguyên nhân gây ung thư gan và các bệnh về gan. Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết tỷ lệ đồng nhiễm viêm gan virus và HIV ở Việt Nam hiện là 40-70%, gần như cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, viêm gan B mạn tính chiếm 15-25% dân số, viêm gan C là 4-7%. Viêm gan C lây qua đường máu vì thế tỷ lệ đồng nhiễm virus này ở người nhiễm HIV rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian ủ bệnh viêm gan C từ 2 tuần đến 6 tháng. Sau lây nhiễm ban đầu, khoảng 80% người không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào. Những người có triệu chứng rõ ràng có thể biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân màu xám, đau khớp và vàng da [vàng da và vàng mắt].Khoảng 75-85% người nhiễm mới trở thành nhiễm virus mãn tính và 60-70% số này bị bệnh gan mãn tính; 5-20% phát triển thành xơ gan và 1-5% chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan C là nguyên nhân cơ bản của 25% bệnh nhân ung thư gan. Đây là loại virus được giới chuyên môn xem là "sát thủ thầm lặng". Hầu hết người bị nhiễm loại virus này không biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu, và có thể tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thì mới biết mắc bệnh. Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, từ ngày 1-15/12, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tiến hành sàng lọc viêm gan virus C miễn phí. Hoạt động này sẽ diễn ra từ 8h đến 16h hằng ngày, tại cơ sở 78 đường Giải Phóng và cơ sở xã Kim Chung, Đông Anh của Bệnh viện. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả sau một ngày. 

6. Cả nước hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS: Cả nước hiện có hơn 224 nghìn trường hợp nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo và có hơn 70 nghìn trường hợp người nhiễm HIV/AIDS chết từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm HIV/AIDS. Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV; giảm số người tử vong do AIDS... Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, mỗi năm cả nước vẫn có khoảng 10 nghìn trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật.Hưởng ứng Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011- 2015, năm 2014, Việt Nam chọn chủ đề "Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" để thẳng thắn nhìn vào sự thật tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn đang hết sức nặng nề. Phân biệt đối xử đang tồn tại ở các mức độ khác nhau từ gia đình đến cộng đồng.Ðại dịch HIV/AIDS chỉ có thể chấm dứt khi không còn sự phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.Nhân dịp này, Bộ Y tế kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội và mỗi người dân cần có trách nhiệm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Ðồng thời, có những hành động thiết thực thực hiện mục tiêu ba không và mục tiêu 90-90-90 mà LHQ phát động để hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030...

7. Hơn 3.000 người tham gia mít tinh phòng, chống HIV/AIDS:  Hơn 3.000 người đã tham gia diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS, do Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức vào sáng 30-11, tại Hà Nội.Mục tiêu của buổi mít tinh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các cấp, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và tầng lớp nhân dân về dự phòng lây nhiễm HIV, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, đồng thời tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.Theo Bộ Y tế, hiện nước ta có khoảng 260 nghìn người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong số đó chỉ có khoảng 56% người biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000 – 14.000 ca mỗi năm.

8. Tình trạng kỳ thị với bệnh nhân AIDS còn rất nặng nề: đó là khó khăn, thách thức lớn hiện Việt Nam đang gặp phải. Theo đại diện Bộ Y tế, đồng thời là thành viên của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, vấn đề kỳ thị người mắc căn bệnh thế kỷ AIDS vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng. Thực trạng cho thấy, tâm lý e dè,kỳ thị người mắc bệnh vẫn còn rất nặng nề.

9. Nếu không hành động, đại dịch HIV/AIDS có thể quay lại Việt Nam: Mỗi năm, tại Việt Nam vẫn còn khoảng 10.000 người nhiễm mới HIV được phát hiện. Đây là nguy cơ quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS nếu chúng ta không có biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát và đối phó với tình hình. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Lễ mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” ngày 30/11.Theo Bộ Y tế, đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Đến nay, thế giới có trên 35 triệu người nhiễm HIV hiện còn sống và khoảng 39 triệu người đã tử vong do AIDS.Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.Thời điểm hiện tại, toàn quốc đã có 224.223 trường hợp nhiễm HIV đang còn sống. Tuy Việt Nam là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới nhưng tình hình lây nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Trong khi đó sự đầu tư cho công tác này đang có xu hướng giảm dần. Đây là một khó khăn vô cùng lớn đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.

10. Hà Nội nỗ lực để không còn người nhiễm mới HIV: Để đạt được mục tiêu này, trong năm 2014, với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, Hà Nội đã kiềm chế được tốc độ gia tăng lây nhiễm HIV và người nghiện ma túy mới; công tác phòng, chống mại dâm được quan tâm, chỉ đạo; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy đạt nhiều kết quả, giảm đáng kể về số lượng tụ điểm phức tạp, trọng điểm về ma túy. Hiện nay, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống khoảng 21.330 người; số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống khoảng 5.280 người. Tại Hà Nội, đến nay 100% số quận/huyện, 92% số xã/phường/thị trấn đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS.Sự tham gia của đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng đã góp phần quan trọng trong triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Từ đầu năm đến nay, 346 tuyên truyền viên đồng đẳng đã tiếp cận được hơn 9000 lượt người nghiện ma túy và hàng nghìn lượt phụ nữ mại dâm, tiếp viên nhà hàng… để truyền thông, cấp phát sản phẩm can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích và qua đường tình dục. Thành phố vẫn duy trì 6 điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 6 quận, huyện, thị xã [Nam Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Sơn Tây] với tổng số 1.643 bệnh nhân đang được điều trị. Bên cạnh 21 phòng khám ngoại trú điều trị kháng vi-rút [ARV] cho người lớn, công tác chăm sóc và điều trị cho trẻ em cũng được tăng cường với 3 cơ sở điều trị ngoại trú cho trẻ em đặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng khám ngoại trú Hà Đông và một trung tâm giáo dục lao động xã hội. Chất lượng điều trị tại các phòng khám ngoại trú được cải thiện với 90% bệnh nhân duy trì điều trị ARV sau 12 tháng, phối hợp tốt trong điều trị lao và HIV.Trên địa bàn thành phố hiện có 20 phòng tư vấn xét nghiệm. Chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.  Hà Nội đang triển khai đồng bộ, quyết liệt để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.

11. TP.Hồ Chí Minh: Mở rộng điều trị bằng thuốc ARV cho người nhiễm HIV/AIDS: Điều trị bằng ARV – thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS mang lại nhiều lợi ích. Sắp tới Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiến hành Đề án điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV/AIDS theo phương thức xã hội hóa. Theo đó những bệnh nhân có CD4350 sẽ được cung ứng đầy đủ các dịch vụ nhưng bỏ tiền mua thuốc với chi phí chỉ hơn một triệu đồng mỗi năm. Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, khi điều kiện cho phép, thành phố nên mở rộng việc điều trị, chẳng hạn từ CD4

Chủ Đề