Toxoplasmosis là gì

Toxoplasmosis là một bệnh ký sinh trùng do Toxoplasma gondii gây ra.[3] Nhiễm trùng toxoplasmosis thường không gây ra triệu chứng rõ ràng ở người lớn.[2] Thỉnh thoảng có thể có trường hợp triệu chứng của bệnh như cúm nhẹ, đau cơ và hạch bạch huyết xuất hiện trong một vài tuần hoặc vài tháng.[1] Trong một số ít người, vấn đề về mắt có thể phát triển.[1] Ở những người có hệ miễn dịch yếu, các triệu chứng nghiêm trọng như co giật và phối hợp kém có thể xảy ra.[1] Nếu bị nhiễm trong khi mang thai, một tình trạng được gọi là nhiễm toxoplasma bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.[1]

ToxoplasmosisT. gondii tachyzoitesKhoaBệnh truyền nhiễmTriệu chứngThường thì không, trong mang thai [dị tật bẩm sinh][1][2]Nguyên nhânToxoplasma gondii[3]Các yếu tố nguy cơĂn thức ăn chưa chín, tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh[3]Phương thức chẩn đoánXét nghiệm máu, xét nghiệm nước ối.[4]Điều trịTrong khi mang thai spiramycin hoặc pyrimethamine / sulfadiazine và axit folinic[5]Tần suấtCó tới 50% số người, 200.000 trường hợp nhiễm Toxoplasmosis bẩm sinh mỗi năm[6][7]
 Phủ nhận y khoa 

Toxoplasmosis thường lây lan bằng cách ăn thức ăn kém nấu chín có chứa u nang, tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh, và từ mẹ sang con khi mang thai nếu người mẹ bị nhiễm bệnh.[3] Hiếm khi bệnh có thể lây nhiễm do truyền máu.[3] Nó không lây lan giữa người khác.[3] Ký sinh trùng này chỉ được biết là sinh sản hữu tính trong họ mèo.[8] Tuy nhiên, nó có thể lây nhiễm hầu hết các loại động vật máu nóng, kể cả con người.[8] Chẩn đoán thường bằng cách xét nghiệm máu cho kháng thể hoặc bằng cách thử nghiệm dịch ối cho DNA của ký sinh trùng.[4]

Một nửa dân số thế giới bị nhiễm toxoplasmosis nhưng không có triệu chứng.[7] Tại Hoa Kỳ, có khoảng 23% bị ảnh hưởng [9] và ở một số khu vực trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh này lên đến 95%.[3] Khoảng 200.000 trường hợp mắc bệnh toxoplasma bẩm sinh xảy ra mỗi năm.[6] Charles Nicolle và Louis Manceaux lần đầu tiên mô tả sinh vật này vào năm 1908.[10] Năm 1941, sự lây truyền trong khi mang thai từ mẹ sang con được xác nhận.[10]

  1. ^ a b c d e “Parasites – Toxoplasmosis [Toxoplasma infection] Disease”. ngày 10 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b Hunter, CA; Sibley, LD [tháng 11 năm 2012]. “Modulation of innate immunity by Toxoplasma gondii virulence effectors”. Nature Reviews Microbiology. 10 [11]: 766–78. doi:10.1038/nrmicro2858. PMC 3689224. PMID 23070557.
  3. ^ a b c d e f g “Parasites – Toxoplasmosis [Toxoplasma infection] Epidemiology & Risk Factors”. ngày 26 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ a b “Parasites – Toxoplasmosis [Toxoplasma infection] Diagnosis”. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ “Parasites – Toxoplasmosis [Toxoplasma infection] Resources for Health Professionals”. ngày 14 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ a b Torgerson, Paul R; Mastroiacovo, Pierpaolo [2013]. “The global burden of congenital toxoplasmosis: a systematic review”. Bulletin of the World Health Organization. 91 [7]: 501–508. doi:10.2471/BLT.12.111732. ISSN 0042-9686. PMC 3699792. PMID 23825877.
  7. ^ a b Flegr J, Prandota J, Sovičková M, Israili ZH [tháng 3 năm 2014]. “Toxoplasmosis—a global threat. Correlation of latent toxoplasmosis with specific disease burden in a set of 88 countries”. PLoS ONE. 9 [3]: e90203. doi:10.1371/journal.pone.0090203. PMC 3963851. PMID 24662942. Toxoplasmosis is becoming a global health hazard as it infects 30–50% of the world human population.
  8. ^ a b “Parasites – Toxoplasmosis [Toxoplasma infection] Biology”. ngày 17 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ Jones JL, Parise ME, Fiore AE [2014]. “Neglected parasitic infections in the United States: toxoplasmosis”. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 90 [5]: 794–9. doi:10.4269/ajtmh.13-0722. PMC 4015566. PMID 24808246.
  10. ^ a b Ferguson DJ [2009]. “Toxoplasma gondii: 1908–2008, homage to Nicolle, Manceaux and Splendore”. Memórias do Instituto Oswaldo Cruz. 104 [2]: 133–48. doi:10.1590/S0074-02762009000200003. PMID 19430635.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Toxoplasmosis&oldid=65521520”

Ký sinh trùng Toxoplasma là động vật ký sinh chủ yếu ở động vật máu nóng như: chim, mèo… Ký sinh trùng Toxoplasma xâm nhập cơ thể con người chủ yếu qua đường tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, thường gặp nhất là não và hệ cơ.
Chu trình phát triển của ký sinh trùng Toxoplasma được chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn sinh sản xảy ra trong thời kỳ Toxoplasma đang ký sinh trên cơ thể mèo.
  • Giai đoạn vô tính có thể xảy ra ở mèo hoặc các loài động vật máu nóng khác, bao gồm cả con người.

Mèo được coi là vật chủ chính, con người là vật thể trung gian của ký sinh trùng Toxoplasma.

Mèo được coi là vật chủ chính, con người là vật thể trung gian của ký sinh trùng Toxoplasma

Thông thường, khi nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, người bệnh thường không biết do không có triệu chứng gì đặc trưng. Một số người nhiễm bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như bị cúm hoặc bạch cầu đơn nhân, bao gồm:

  • Nhức mỏi cơ.
  • Nhức đầu.
  • Sốt nhẹ.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Đau họng.
  • Người mệt mỏi, không có sức.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể khoảng 1 – 2 tuần, ký sinh trùng tấn công có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cúm. Các triệu chứng này có thể diễn ra theo hai chiều hướng:

  • Bệnh không tiến triển, các triệu chứng giảm dần và biến mất.
  • Ký sinh trùng nhân lên và gây bệnh, biểu hiện rõ tại các cơ quan như: mắt, tim, não… thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người bị suy giảm miễn dịch.

Thai nhi có thể bị lây ký sinh trùng Toxoplasma từ mẹ thông qua nhau thai. Sự lây nhiễm có thể diễn ra trong tử cung hoặc trong khi sinh qua âm đạo. Chưa xác định được là Toxoplasma có lây truyền qua sữa mẹ hay không. Nhìn chung, chỉ khi nhiễm bệnh lần đầu lúc mang thai mới có thể gây bệnh Toxoplasma bẩm sinh. Rất ít trẻ thứ hai bị bệnh, trừ khi người mẹ bị suy giảm miễn dịch.
Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng trước khi mang thai thì có thể lây bệnh cho thai nhi. Tuy nhiên, trẻ có thể không bị nhiễm bệnh hoặc có bệnh nhưng không có triệu chứng do sự phơi nhiễm trong tử cung. Cũng có trường hợp thai chết lưu do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Khoảng 30% thai nhi bị phơi nhiễm sẽ mắc bệnh, đa số là không có triệu chứng. Thời điểm nhiễm ký sinh trùng càng sớm thì bệnh càng nặng.

Như đã nói ở trên, đa số các trường hợp nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma đều không có triệu chứng gì đặc trưng. Nhưng nếu trẻ bị lây ký sinh trùng Toxoplasma từ mẹ thì có thể gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng.
Nguy cơ ký sinh trùng Toxoplasma lây truyền từ mẹ sang con cụ thể như sau:

  • Nếu phụ nữ có thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong 3 tháng đầu: có 15% nguy cơ lây cho con.
  • Nếu phụ nữ có thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong 3 tháng giữa: có 30% nguy cơ lây cho con.
  • Nếu phụ nữ có thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong 3 tháng cuối: có 60% nguy cơ lây cho con.

Tuy khả năng lây nhiễm cao dần trong những tháng cuối nhưng mức độ ảnh hưởng của ký sinh trùng Toxoplasma đến thai nhi lại càng cao trong những tháng đầu. Đa số, trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh không có các dấu hiệu gì cho đến khi ở tuổi thiếu niên. Một số ít trẻ có dấu hiệu bệnh toxoplasmosis khi sinh với các triệu chứng bao gồm: nghe kém, chậm phát triển tâm thần, nhiễm trùng mắt…

Nếu thai phụ nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma thì có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm toxoplasma để kiểm tra các kháng thể với ký sinh trùng. Kháng thể này là những protein được sản xuất bởi hệ miễn dịch, đáp ứng lại với ký sinh trùng.
Nếu thai phụ được xác định là dương tính với ký sinh trùng Toxoplasma thì cần xác định xem thai nhi có bị lây không bằng các phương pháp như:

  • Chọc ối: Thường được thực hiện an toàn sau tuần 15 thai kỳ. Bác sĩ sử dụng một cây kim nhỏ để rút một ít dịch ối ra và mang đi xét nghiệm tìm bằng chứng nhiễm Toxoplasma.
  • Siêu âm: Siêu âm chi tiết tuy không thể chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, nhưng nó có thể cho thấy một số dấu hiệu của thai nhi như não úng thủy… Tuy nhiên, độ chính xác không cao.

Kể cả khi không phát hiện dấu hiệu bệnh thì thai nhi vẫn có khả năng đã lây ký sinh trùng. Do đó, thai nhi nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma cần được theo dõi trong suốt mười hai tháng đầu.

Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm, sẽ giúp người dân biết được tình trạng các chức năng của cơ thể cũng như lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn Lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề