Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện văn hóa giao thông

2021-12-26 20:32:11

Hòa chung không khí phụ nữ cả nước đang thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng Đại hội phụ nữ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ X, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, Hội Phụ nữ Phòng CSGT ĐB-ĐS Công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên triển khai công trình với tên gọi “Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông”. Nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông của người dân nói chung, đặc biệt đối tượng là học sinh, sinh viên nói riêng; tạo điều kiện cho các em học sinh, sinh viên được gặp gỡ, giao lưu với các nữ Cảnh sát giao thông, từ đó, giúp các em có sự chuyển biến về nhận thức và hành động để ứng xử phù hợp, văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông.

Thời gian thực hiện công trình “Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông” sẽ bắt đầu từ Tháng 11/2021 đến hết Quý I năm 2022, với 03 hoạt động chính sau đây:

Hoạt động 1: Tổ chức các chuyên đề “Hành trình Văn hóa giao thông” bằng hình thức tuyên truyền trực tuyến thông qua nền tảng Zoom, Google Meet, Microsoft Teams cho học sinh, sinh viên của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng dự kiến từ 40 - 50 trường.

Để thực hiện chuyên đề “Hành trình Văn hóa Giao thông”, các đồng chí nữ CSGT sẽ giao lưu, trao đổi trực tuyến với các em học sinh, sinh viên về Luật Giao thông đường bộ, nguyên tắc ứng xử khi tham gia giao thông; cách thức xử lý các tình huống khi lưu thông trên đường; kỹ năng lái xe an toàn... Trong quá trình thông tin tuyên truyền, các đồng chí nữ CSGT sẽ đưa ra các câu đố, câu hỏi để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có sự điều chỉnh phương pháp tuyên truyền cho phù hợp. Đồng thời, kết hợp tổ chức các trò chơi để tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn, các em vừa chơi, vừa học nên việc ghi nhớ các kiến thức sẽ dễ dàng và sâu sắc hơn.

Chương trình "Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông" tại Ladipage //vanhoagiaothong.sac.vn

Hoạt động 2: Xây dựng các video - clip phát sóng trực tuyến tại Ladipage //vanhoagiaothong.sac.vn. Nội dung các video - clip phát sóng gồm: Các lỗi thường gặp khi tham gia giao thông và cách xử lý; kỹ năng lái xe an toàn, nhận biết biển báo hiệu giao thông; văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.

Mỗi video - clip sẽ do một đồng chí nữ CSGT chịu trách nhiệm xây dựng về nội dung và phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên để thực hiện việc ghi hình. Khi phát sóng, các video - clip sẽ kèm theo các trò chơi nhỏ như giải ô chữ, trả lời câu hỏi trắc nghiệm… để các em học sinh, sinh viên tương tác, hệ thống lại kiến thức và có thể nhận được các phần quà từ Ban Tổ chức.

Hoạt động 3: Trao tặng 25 phần học bổng với tổng trị giá 50.000.000 đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có bố hoặc mẹ mất do bệnh COVID-19, có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2020-2021. Theo đó, Hội Phụ nữ Phòng CSGT ĐB-ĐS phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên, Ban Giám hiệu các trường học lựa chọn 25 em học sinh phù hợp với các tiêu chí nêu trên để tổ chức đến nhà thăm hỏi, động viên và trao tặng học bổng cho các em.

Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai thực hiện công trình “Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông” với các hình thức tuyên truyền trực tuyến là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu công tác trước diễn biến của tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra trên địa bàn thành phố. Các hoạt động của công trình đều mang ý nghĩa thiết thực, phù hợp với đối tượng là học sinh, sinh viên. Hy vọng sẽ luôn nhận được sự ủng hộ từ phía Ban Giám hiệu nhà trường, Quý phụ huynh và tạo được hiệu ứng tốt trong học sinh, sinh viên về văn hóa khi tham gia giao thông.

Đoàn Văn Quới

Nói đến văn hóa giao thông là nói đến cái phải, cái đẹp, cái thiện của con người trong quá trình xây dựng, khai thác các công trình giao thông, sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông, trong xây dựng và thực thi pháp luật về giao thông và các hoạt động trong tham gia giao thông. Văn hóa giao thông vừa là động lực vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện.

Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và hệ thống trang thiết bị điều hành giao thông. Văn hóa tinh thần bao gồm hệ thống pháp luật về giao thông, cách thức thực thi pháp luật về giao thông, hành vi ứng xử của người thực thi công vụ, hành vi ứng xử và trách nhiệm của người tham gia giao thông và các vấn đề liên quan khác đến văn hóa giao thông.

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia giao thông, việc chấp hành pháp luật về giao thông tuy là nội dung rất quan trọng, chính yếu nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện nay.

Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh hưởng nặng nề tới sự nghiệp đổi mới, phát triển và giao lưu hội nhập của đất nước.

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

Văn hóa giao thông là một trong những khái niệm cơ bản mà nhiều người tham gia giao thông hiện nay cầm nắm rõ. Biểu hiện của văn hóa giao thông và Thực trạng văn hóa giao thông hiện nay ra sao?

Những hành vi thể hiện văn hóa giao thông và Ý nghĩa của văn hóa giao thông trong cuộc sống. Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng văn hóa giao thông là gì và học sinh cần thực hiện văn hóa giao thông như thế nào?


Contents


Văn hóa giao thông là gì?

Như mọi người đã biết, văn hóa là thước đo trình độ phát triển của con người và xã hội thông qua các biểu hiện và hình thức tổ chức về văn hóa và đời sống cũng như những giá trị vật chất hay tinh thần do con người tạo ra.

Bạn đang xem: Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng văn hóa giao thông

Xây dựng văn hóa giao thông sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, an toàn và thân thiện cho con người. Qua đó, kêu gọi mọi người tự giác bảo vệ tính mạng, tài sản và sức khỏe của chính mình bằng những hành động hết sức thiết thực khi tham gia giao thông.

Đang xem: Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng văn hóa giao thông

Ông Từ Nam Thành, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT tỉnh Đồng Naitặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh tiểu học tại TP.Biên Hòa đầu năm học 2019-2020

Thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông không chỉ giúp giảm tai nạn mà còn góp phần xây dựng văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.

Chuẩn văn hóa giao thông là chấp hành đúng luật

Theo Ban An toàn giao thông [ATGT] tỉnh Đồng Nai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông với chủ đề Đã uống rượu, bia không lái xe năm 2020 được thực hiện xuyên suốt, rộng khắp. Nhiều chương trình, mô hình thực hiện hay đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Trong đó, nội dung tuyên truyền về việc không sử dụng các chất kích thích, ma túy, đặc biệt với các lái xe khách, xe tải được triển khai mạnh mẽ. Cụ thể, các ngành chức năng đã cấp cho các đơn vị quản lý, đào tạo lái xe, sát hạch lái xe và các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh hàng chục ngàn đề can lớn, nhỏ với thông điệp Đã uống rượu, bia không lái xe để dán trên các phương tiện ô tô nhằm tuyên truyền ý thức chấp hành quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới.

Theo Ban ATGT tỉnh, thời gian qua, công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về ATGT có sự chung tay, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh. Ủy ban indembassyhavana.orgTQ Việt Nam tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã duy trì công tác tuyên truyền với việc lồng ghép cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phụ nữ tham gia bảo đảm trật tự ATGT vì hạnh phúc gia đình, toàn dân thực hiện văn hóa giao thông…

Ông Não Thiên Anh Minh, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh cho biết, mục tiêu trong Năm ATGT 2020 là tạo động lực mạnh mẽ trong hoạt động bảo đảm trật tự ATGT; đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp, các thành viên ban ATGT các địa phương, những người thực thi công vụ, thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về trật tự ATGT trên từng địa bàn, từng tuyến và toàn tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người tham gia giao thông có nhận thức về văn hóa giao thông nhưng ý thức tự giác còn kém. Trên những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ khi có kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông thì hoạt động giao thông rất trật tự. Thế nhưng, khi vắng bóng lực lượng kiểm tra, mọi chuyện khác hẳn. Tình trạng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, sử dụng còi tùy tiện, lưu thông không đúng làn đường… vẫn còn xảy ra.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 95% vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Trong đó, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy tắc tránh vượt, chuyển hướng chiếm hơn 30%; lấn trái đường gần 24%; thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo khoảng cách an toàn chiếm hơn 29%; vi phạm tốc độ 3,8%…

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, chuẩn văn hóa giao thông đầu tiên phải nói đến là việc chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông đối với mọi người. Các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Người dân phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đoàn viên, thanh niên TP.Biên Hòa tham gia vẽ tranh cổ động về an toàn giao thông.

Xem thêm: Khóa Học Giao Tiếp Nhà Văn Hóa Thanh Niên, Nhà Văn Hóa Phụ Nữ

Ông Hùng cho hay, Đồng Nai cần tiếp tục tổ chức phổ biến, xây dựng văn hóa giao thông gắn với đặc thù của địa phương, đơn vị, của từng nhóm đối tượng là thanh niên, công nhân, người lao động, công chức… Từ đó, có cách thức xây dựng chương trình, tuyên truyền phổ biến văn hóa giao thông phù hợp với điều kiện cụ thể về nhận thức, công việc, thời gian của từng đối tượng, đưa công tác tuyên truyền văn hóa giao thông đi vào thực chất.

Chú trọng vào đối tượng thanh, thiếu niên

Từ đầu năm 2020 đến nay, Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hàng loạt hoạt động, kế hoạch nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân; phải kể đến như: chương trình đi bộ kêu gọi hành động Đã uống rượu, bia thì không lái xe, Toàn dân đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy, triển khai các cuộc thi giao thông học đường, ATGT cho nụ cười ngày mai… Những chương trình này đã góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho từng đối tượng cụ thể.

Tại Đồng Nai, công tác tuyên truyền đến đối tượng là học sinh, thanh, thiếu niên cũng được chú trọng, tập trung thông qua các hoạt động như: thanh niên với văn hóa giao thông; thanh niên, học sinh, sinh viên với vấn đề đội mũ bảo hiểm… Bên cạnh đó, nhiều mô hình thanh niên tự quản bảo đảm ATGT ở các ngõ hẻm, bến đò và tham gia ở các chốt cấp cứu trên các tuyến quốc lộ hay các công trình: thắp sáng ngõ hẻm, xây cầu giao thông nông thôn… đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức, văn hóa giao thông trong nhân dân.

Đến nay, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Đồng Nai đã thành lập mới 3 câu lạc bộHỗ trợ và đảm bảo ATGT tại TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và huyện Xuân Lộc; duy trì có hiệu quả hoạt động của 13 đội hình thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông và CLB Hỗ trợ và đảm bảo ATGT tỉnh Đồng Nai trên các tuyến quốc lộ…

Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Nguyễn Thanh Hiền cho biết, xây dựng một xã hội ATGT, hơn lúc nào hết thanh niên phải là lực lượng tiên phong, đi đầu. Tỉnh đoàn Đồng Nai luôn tập trung kêu gọi đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong thực hiện pháp luật ATGT bằng những hành động cụ thể như: đã uống rượu, bia thì không lái xe; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không tụ tập đua xe trái phép…

Để thanh, thiếu niên thực sự đi đầu trong xây dựng văn hóa giao thông, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa giao thông cho các đoàn viên, thanh niên với nhiều phương pháp cụ thể; tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về những hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông và tập huấn kỹ thuật lái xe an toàn.

“Các đoàn viên, thanh niên cần tiếp tục gương mẫu thực hiện tốt các quy định về ATGT và trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho cán bộ, chiến sĩ tại các cơ quan, đơn vị. Đây là giải pháp hay và thiết thực nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đến gần hơn với cuộc sống” – chị Hiền nhấn mạnh.

Trung tá Nguyễn Hải Dương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông, văn hóa giao thông kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên tuyên truyền cho nhiều người dân, mà đặc biệt là những đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân lao động về văn hóa giao thông.

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển kinh tế – xã hội. Về lâu dài, việc tuân thủ pháp luật về giao thông trong người dân sẽ góp phần tạo ra môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.

Xem thêm: Bài 9: Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Là Gì Gdcd 7 Bài 9: Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa

“Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông” – trung tá Dương nói.

See more articles in category: FAQ

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề